Sau sảy thai bao lâu thì được nhuộm tóc

Có tới 10-15% các ca mang bầu kết thúc bằng sảy thai. [ảnh minh họa]

Mẹ có biết rằng có tới 10-15% các ca mang bầu kết thúc bằng sảy thai. Và dưới đây là những thắc mắc phổ biến của chị em về vấn đề này.

Tỷ lệ bị sảy thai có cao không?

Sảy thai khá phổ biến nhưng khi thai kỳ càng phát triển thì nguy cơ sảy thai cũng giảm đi, chiếm từ 15-20% ở tuần thứ 4 và 0,7% ở tuần thứ 10.

Bị sảy thai một lần có bị lần nữa không?

Nếu bạn đã từng sảy thai trước đó thì nguy cơ sảy thai ở những lần sau là cao hơn, chiếm tới 25%. Và nguy cơ này sẽ tăng cao hơn nữa khi bạn có 3 lần sảy thai liên tiếp.

Bà bầu càng cao tuổi càng tăng nguy cơ bị sảy thai?

Theo các chuyên gia khoa sản, mẹ mang bầu tuổi càng cao thì nguy cơ sảy thai cũng cao hơn. Khi mẹ bầu qua 35 tuổi thì nguy cơ này là 15% nhưng với phụ nữ 45 tuổi thì nguy cơ sảy thai lên tới 50%.

Ốm nghén có liên quan đến việc sảy thai không?

Mặc dù không có bằng chứng khoa học khẳng định mẹ bầu ốm nghén sẽ không bị sảy thai nhưng theo tỷ lệ thống kê, những phụ nữ ốm nghén thường có nguy cơ thấp bị sảy thai.

Theo tỷ lệ thống kê, những phụ nữ ốm nghén thường có nguy cơ thấp bị sảy thai. [ảnh minh họa]

Quan hệ tình dục có gây sảy thai?

Điều này là nỗi băn khoăn của hầu hết các cặp đôi mới mang bầu. Tuy nhiên nếu mẹ có thai kỳ khỏe mạnh bình thường thì việc quan hệ tình dục không hề nguy hại cho thai kỳ. Thực tế thì em bé được bao bọc trong bọc ối cẩn thận nên dương vật không thể gây hại cho em bé. Dù vậy nếu thai kỳ của mẹ có vấn đề xấu hoặc được bác sĩ cảnh báo thì cần làm theo hướng dẫn của chuyên gia.

Béo phì có gây sảy thai?

Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ quá béo hoặc thậm chí là quá gầy [thiếu hụt dinh dưỡng] đều có nguy cơ sảy thai cao hơn. Nếu mẹ có chỉ số BMI trước khi mang bầu trên 35 thì phải cẩn thận với nguy cơ sảy thai.

Tập thể dục có gây sảy thai?

Tập thể dục luôn được các chuyên gia khoa sản khuyến khích với mẹ bầu để có thai kỳ tốt nhất. Tuy nhiên mẹ bầu lưu ý không nên tập quá nặng mà chỉ nên vận động nhẹ nhàng. Dù vậy nếu thai kỳ của bạn không được ổn, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tập luyện.

Thuốc tránh thai có gây sảy thai không?

Chưa có bằng chứng rõ ràng khẳng định một viên thuốc tránh thai có thể gây sảy thai. Tuy nhiên nếu mẹ có ý định mang bầu thì nên ngừng thuốc tránh thai trước đó từ 3-6 tháng.

Nhuộm tóc gây sảy thai?

Các nhà khoa học cho rằng hóa chất trong thuốc nhuộm tóc rất khó để có thể hấp thụ qua da đi vào mạch máu. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên hạn chế nhuộm tóc khi mới mang thai 3 tháng đầu. Khi nhuộm nên ngồi phòng thoáng gió và tránh bôi thuốc quá gần da đầu. 

Xem thêm chủ đề Dấu hiệu sảy thai

Theo Nguyệt Minh [Theo Dailymail] [Khám Phá]

Sau sinh bao lâu thì làm tóc được hiện đang là vấn đề rất nhiều chị em quan tâm. MarryBaby gợi ý những điều sau, các mẹ chú ý để không làm ảnh hưởng tới con nhé!

Sau sinh bao lâu thì làm tóc được là câu hỏi của rất nhiều sản phụ? Bởi sau quá trình bầu bì rồi sinh nở vất vất và đau đớn. Dường như người mẹ nào cũng biến hình thành người khác: lôi thôi hơn; xấu xí hơn.

Họ thường nói với nhau rằng soi mình trong gương, đến mình còn chán mình nữa là chồng. Và thậm chí có mẹ còn không dám soi gương. Thế nên, làm lại tóc, hay tân trang nhan sắc là điều các mẹ luôn quan tâm và muốn thực hiện ngay sau sinh.

Liệu đi uốn tóc, duỗi tóc hay nhuộm màu… có an toàn và có ảnh hưởng gì đến việc cho con bú? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm câu trả lời.

Quan niệm ở cữ sau sinh

Trước khi tìm hiểu vấn đề, sau sinh bao lâu thì làm tóc được thì mẹ nên hiểu về việc ở cữ. Dân gian quan niệm rằng phụ nữ sau sinh cần phải kiêng tắm gội trong tháng đầu ở cữ. Điều này để tránh được các bệnh như cảm lạnh, phong hàn… Hiện nay, quan niệm này đã không còn thịnh hành nữa. Bởi việc tắm gội hay vệ sinh thân thể đúng cách luôn cần thiết.

Đặc biệt là với phụ nữ sau sinh, cơ thể sẽ tiết nhiều mồ hôi. Nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Việc kiêng gội đầu, để đầu bẩn sẽ gây ra các vấn đề về da đầu như nấm; gàu; tóc rụng. Với các mẹ ở cữ, không nhất thiết phải gội đầu thường xuyên. Nhưng cũng không cần kiêng tuyệt đối trong một tháng.

Khi em bé được 3-4 ngày, các mẹ có thể gội đầu bằng nước ấm. Gội nhanh chỉ trong vòng 5-7 phút và tránh gió lùa. Sau khi gội đầu nên sấy khô tóc với máy sấy ở nhiệt độ thấp; tránh để nhiệt độ máy sấy quá cao dễ gây rụng tóc.

Nếu mẹ bỉm muốn can thiệp sớm vào mái tóc của mình như duỗi thẳng; uốn xoăn hoặc nhuộm màu, tốt nhất hãy kiên nhẫn. Vậy thời gian nào là hợp lý?

Sau sinh bao lâu thì làm tóc được?

1. Phụ nữ sau sinh có được làm tóc không?

Sau sinh bao lâu thì làm tóc được? Hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng; các mẹ sau sinh làm tóc sẽ gây hại cho mình và con.

Mặc dù việc tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất có trong hầu hết các loại thuốc làm tóc có thể gây hại cho thai nhi hoặc em bé. Tuy nhiên, số lượng có thể tiếp xúc qua đường máu hoặc sữa mẹ là không đáng kể. Vì vậy, làm tóc sau sinh với các mẹ cho con bú; hay không cho con bú đều được coi là an toàn.

Thế nhưng, hầu hết các bác sĩ đều khuyên rằng các mẹ nên chờ đợi và hết sức thận trọng khi làm tóc. Sau sinh bao lâu thì làm tóc được? Theo các chuyên gia y tế, không có một con số hay thời điểm cụ thể nào đối với các mẹ sau sinh.

Điều này có nghĩa là phụ nữ sau khi sinh con có quyền được làm đẹp. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý rằng cơ thể sau sinh còn yếu. Mái tóc cũng vì thế mà yếu và dễ rụng, dễ hư tổn hơn. Vậy nên, can thiệp bằng phương pháp nào cũng cần phải cẩn thận. Đặc biệt, sau sinh bao lâu thì làm tóc được thì bạn cần tránh tháng thứ ba sau khi sinh con. Vì thời điểm này tóc có thể rụng nhiều nhất.

Mặc dù không có một mốc thời gian cố định cho câu hỏi sau sinh bao lâu thì được làm tóc. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh được khuyên rằng nếu muốn uốn, duỗi, nhuộm… phải đợi tối thiểu 6 tháng sau khi sinh con.

3. Những lưu ý khi làm tóc sau sinh

Ngoài chú ý tới việc sau sinh bao lâu thì làm tóc được, các mẹ cũng cần lưu ý những điều này để không làm ảnh hưởng tới con nhé:

  • Nên sử dụng các loại thuốc chứa thành phần tự nhiên hơn là thành phần hóa học. Mặc dù các hóa chất trong thuốc làm tóc không có hoặc rất ít khả năng truyền vào máu hoặc sữa mẹ. Song để đảm bảo mức độ an toàn cao nhất, hãy chọn thành phần tự nhiên.
  • Đảm bảo không để sản phẩm chạm vào da đầu; trán; tai; cổ hoặc gáy khi làm tóc. Vì có thể gây ngứa ngáy, dị ứng.
  • Chỉ làm tóc khi da đầu khỏe mạnh và không có vết cắt hoặc bị nhiễm trùng.
  • Không sử dụng sản phẩm khi chưa tự kiểm tra dị ứng.
  • Tránh các loại thuốc nhuộm có chứa các chất như: Amoniac hoặc Peroxide; có thể gây hại cho sức khỏe.
  • Không lưu giữ các hóa chất trên đầu trong thời gian dài. Gội sạch đầu ngay sau khi làm xong.
  • Nếu các mẹ muốn tự nhuộm tóc ở nhà, hãy luôn đeo găng tay bảo vệ khi nhuộm tóc. Và gội sạch da đầu sau khi nhuộm. Chỉ nhuộm trong phòng thoáng gió, tránh xa trẻ em.
  • Sau khi sử dụng các loại thuốc can thiệp lên tóc, tốt nhất đừng tiếp xúc với em bé sớm. Vì trẻ có thể hít phải mùi hóa chất còn lưu lại trên tóc của mẹ; không tốt cho sức khỏe.
  • Nên tránh nhuộm tóc hoặc uốn tóc thường xuyên. Và chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết.
  • Sau khi nhuộm tóc, mẹ nên hạn chế để tóc tiếp xúc với bầu ngực rồi cho trẻ bú.

Những lưu ý trên sẽ giúp các chất trong sản phẩm làm tóc không đi vào máu; sữa mẹ và giữ cho hai mẹ con đều an toàn, khỏe mạnh.

>>Xem thêm: Những tuyệt chiêu chăm sóc sắc đẹp sau sinh mẹ không thể bỏ lỡ

Các phương pháp làm tóc thay thế

Hẳn các mẹ đã biết sau sinh bao lâu thì làm tóc được. Nếu mẹ còn băn khoăn, lo lắng về những tác động không mong muốn của các loại thuốc làm tóc. Hãy sử dụng các phương pháp làm tóc thay thế. Mặc dù những phương pháp chăm sóc tóc thay thế có thể không mang lại kết quả tốt. Nhưng sử dụng chúng, các mẹ sẽ yên tâm không gây hại cho chính bạn và con.

>>Xem thêm: Kinh nghiệm làm đẹp sau sinh đơn giản, rẻ mà hiệu quả của mẹ bỉm 9x

1. Thuốc nhuộm thực vật

Bên cạnh thắc mắc, sau sinh bao lâu thì làm tóc được? Một trong những phàn nàn chính của phụ nữ đang cho con bú là tóc bạc sớm. Do đó họ muốn nhuộm tóc. Vì một phần thuốc nhuộm hóa học có thể thẩm thấu vào da đầu. Nên mẹ có thể chọn thuốc nhuộm có nguồn gốc thực vật tự nhiên.

Bạn cũng có thể chế biến các loại nước ép để làm thuốc nhuộm tóc:

  • Nước ép cà rốt hoặc nước ép củ cải đường: Mẹ hãy dùng nước ép cà rốt; nước ép củ cải đường trộn với dầu dừa hoặc dầu ô liu để nhuộm tóc màu đỏ cam.
  • Nước chanh: Xông tóc bằng nước chanh có thể giúp tạo ra những lọn tóc óng ả dưới ánh nắng mặt trời.
  • Trà hoa cúc: Nếu mẹ đã có mái tóc vàng hoặc nhạt, việc gội đầu bằng trà hàng tuần có thể giúp tóc luôn sáng bóng.

>>Xem thêm: Cách làm tinh dầu hoa hồng tại nhà cho mẹ sau sinh làm đẹp

2. Can thiệp tóc tạm thời

Một ý tưởng tuyệt vời khác cho việc sau sinh bao lâu thì làm tóc được là chọn phương pháp tạm thời. Phương pháp này không cần bất kỳ hóa chất nào. Thay vì uốn tóc bằng hóa chất, bạn có thể chỉ cần dùng máy uốn tóc để tạo kiểu tóc theo ý muốn hoặc uốn lô tạo kiểu. Các mẹ cũng có thể áp dụng mẹo tương tự để duỗi tóc. Bằng cách này, các mẹ đã có thể thay đổi phong cách của mình vào các dịp quan trọng hay lúc đi chơi.

Làm đẹp sau sinh là nhu cầu chính đáng của phụ nữ. Thật không công bằng khi yêu cầu các mẹ bỉm phải dành toàn bộ thời gian; công sức; tâm trí cho con cái. Sau sinh bao lâu thì làm tóc được? Bài viết của MarryBaby ắt hẳn đã mang lại câu trả lời cụ thể. Các mẹ chú ý những điều này để không làm ảnh hưởng tới con nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề