Sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực TBXH

Thông tin chi tiết Văn bản quy phạm

Số văn bảnsố 1125/QĐ
Ngày có hiệu lực14/11/2019
Ngày ban hành14/11/2019
Ngày hết hiệu lực
Người kýLê Văn Thăng
Trích yếuQĐ công nhận sáng kiến năm 2019
Cơ quan ban hành Sở Lao động - Thương binh và xã hội
Loại văn bản Quyết định

Tệp đính kèm:
cong-nhan-sang-kien-2019.pdf - Tải về [100]

Văn bản khác cũng lĩnh vực

BC giao ban tháng 5 [26/05/2021]

26-GM tài liệu họp ngày 13.1 [11/01/2021]

Mật khẩu

Nhiều sáng kiến nhân đạo trợ giúp xã hội hiệu quả lan tỏa rộng khắp cả nước

[LĐXH]- Đó là những ghi nhận của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tại lễ ký kết chương trình phối hợp trong công tác nhân đạo giai đoạn 2017 – 2020 giữa Bộ và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức vào chiều 6/7.

Tham dự lễ ký kết có đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động – TBXH đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Lao động – TBXH; lãnh đạo Văn phòng Bộ và các cục, vụ trong Bộ. Về phía Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Chủ tịch Trung ương Hội; bà Trần Thị Hồng An, Phó Chủ tịch cùng đại diện một số đơn vị thuộc Hội.

Quang cảnh lễ ký kếtCông tác phối hợp, huy động nguồn lực phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác nhân đạo, từ thiện giai đoạn 2013 – 2018 giữa Bộ Lao động – TBXH và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, nhất là trong việc triển khai thực hiện các chính sách, chương trình đề án trợ giúp xã hội và giảm nghèo. Cụ thể, nhân Ngày Thương binh - Liệt sỹ [27/7] hàng năm, các cấp Hội đã tích cực hưởng ứng và tổ chức thăm, tặng quà, xây nhà ở cho các hộ chính sách, thăm và tặng quà các Trung tâm nuôi dưỡng người có công. Đối với các hoạt động hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, từ năm 2013 - 2016 đã hỗ trợ cho trên 1,486 triệu lượt người, với tổng trị giá trên 218 tỷ đồng để khám sàng lọc, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc tại nhà, cung cấp các vật dụng; tổ chức điều dưỡng 257 nạn nhân chất độc da cam của 2 tỉnh [Thanh Hóa, Nghệ An] tại Trung tâm điều dưỡng nạn nhân chất độc da cam và sơ cấp cứu của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tại Sầm Sơn [Thanh Hóa].

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung ghi nhận nhiều sáng kiến nhân đạo hiệu quảHàng năm, Bộ Lao động – TBXH còn phối hợp với Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các thành viên Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho các tỉnh cứu trợ dân sinh, khôi phục sản xuất, sửa chữa cơ sở hạ tầng thiết yếu, góp phần ổn định đời sống nhân dân sau thiên tai. Hội chữ thập đỏ đã triển khai phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, từ năm 2013 đến năm 2017 đã vận động, trao tặng 9,77 triệu suất quà cho 9,77 triệu lượt hộ hưởng lợi với trị giá trên 3.464 tỷ đồng; tổ chức phát động, cứu trợ cho hộ gia đình tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ bị ảnh bởi rét đậm, rét hại trên diện rộng, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn với tổng giá trị đạt gần 460 tỷ đồng trợ giúp hơn 1,8 triệu lượt người.

Về đào tạo nghề và tạo việc làm, Hội đã triển khai dạy nghề cho trên 1.500 người khuyết tật tại Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Hà Nam, Lâm Đồng và Bình Thuận, phối hợp với các Trung tâm phục hồi chức năng của TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, Quy Nhơn, Đà Nẵng khám, phẫu thuật và phục hồi chức năng cho trên 4.000 lượt người khuyết tật. Xây dựng và thực hiện mô hình Dự án “ngân hàng bò” với nhiều nét sáng tạo mới, vận động được 21.000 con bò sinh sản để hỗ trợ cho trên 21.000 hộ hưởng lợi, trị giá trên 238 tỷ đồng…

Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Nguyễn Thị Xuân Thu phát biểu ý kiến Phát biểu tại lễ ký kết, bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho biết: Với gần 8,5 triệu hội viên, tình nguyện viên có mặt khắp các tỉnh thành trên cả nước và thế mạnh vận động nguồn lực từ cộng đồng, xã hội, Hội Chữ thập đỏ đã thực hiện hiệu quả nhiều công tác hỗ trợ an sinh cho các gia đình chính sách, người có công... Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đề nghị Bộ Lao động - TBXH cùng phối hợp xây dựng “ngân hàng địa chỉ nhân đạo” để gửi cho các đối tác, nhà tài trợ. Đây sẽ là cầu nối giúp các nhà hảo tâm đồng hành cùng thực hiện các chính sách của nhà nước, tăng thêm nguồn lực giúp các đối tượng chính sách thoát nghèo, đảm bảo cuộc sống.

Đánh giá cao các sáng kiến hỗ trợ của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lao động - TBXH Đào Ngọc Dung, nhấn mạnh: Rất nhiều sáng kiến hỗ trợ người nghèo, trẻ em, người có công của Hội Chữ thập đỏ có hiệu quả và trở thành mô hình lan rộng khắp trên toàn quốc. Nhiều tấm gương hội viên Hội chữ thập đỏ từng hiến máu hàng chục lần, phát động sáng kiến ngân hàng bò thành phong trào chung trong cả nước, rồi những nơi bão lũ tàn phá miền Trung hay rét đậm, rét hại trên diện rộng ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, chúng ta đều thấy thành viên của Hội xuất hiện nhanh chóng. Đặc biệt, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Bộ Lao động - TBXH có nội dung công việc tương đồng, cùng mục đích và đối tượng trong nhiều hoạt động, chỉ khác nhau cách tổ chức. Hai lĩnh vực đều có chung đối tượng quan tâm là người yếu thế, trẻ mồ côi người khuyết tật. Ngành Lao động - TBXH là cơ quan quản lý Nhà nước, chủ yếu xây dựng chính sách, tổ chức thực thi và kiểm tra giám sát việc thực thi. Còn việc tổ chức thực hiện chính sách do các tổ chức xã hội, trong đó có vai trò chính của Hội chủ thập đỏ Việt Nam, hoạt động Hội đã làm vơi đi mảng tối trong xã hội và tăng thêm những mảng sáng của xã hội.

Hai bên ký kết chương trình phối hợp trong công tác nhân đạoVề công việc của 8,5 hội viên Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, nhiều hoat động của hội viên đã thể hiện sự năng động, sáng tạo và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, các cấp Hội đã cùng ngành Lao động - TBXH đã thực hiện tốt phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, đặc biệt là gia đình thương binh liệt sĩ, người có công.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chúc mừng chương trình phối hợp công tácBộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu các cơ quan thuộc Bộ, các sở Lao động - TXH cùng các ban của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng nghiên cứu và cụ thể hoá các nội dung triển khai trong thời gian tới, ví dụ: người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ trẻ em, dạy nghề cho người khuyết tật, xây dựng “ngân hàng địa chỉ nhân đạo” để kêu gọi sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm… Đồng thời, đề xuất đưa chương trình nhắn tin của Hội vào tối 26/7, trong chương trình cầu truyền hình tại nhiều địa phương trong cả nước nhân 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ và chương trình kỷ niệm sáng 27/7/2017 tại Hà Nội.

Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội Nguyễn Văn Hồi báo cáo kết quả phối hợp công tác giai đoạn 2013 - 2017Tại lễ ký kết, hai bên đặt ra định hướng chính nhằm thực hiện đồng bộ và hiệu quả giai đoạn 2017 - 2020, như: phối hợp tuyên truyền các giá trị nhân đạo, giáo dục truyền thống nhân ái của dân tộc; phối hợp tổ chức hoạt động hỗ trợ người khuyết tật, đào tạo nghề cho người khuyết tật và lao động xuất khẩu; tổ chức vận động nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn tại cộng đồng. Đồng thời, 2 bên tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chương trình trợ giúp xã hội, phong trào đền ơn đáp nghĩa, trợ giúp thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công, nạn nhân chất độc da cam; tham gia thực hiện chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích...

Chí Tâm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Cải cách hành chính Nhà nước là một trong những nội dung mang tầm chiến lược trong công cuộc đổi mới. Mục tiêu của cải cách hành chính là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực hiệu quả theo nguyên tắc các Nhà nước Pháp quyền, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế Thế giới. Cải cách hành chính Nhà nước là giảm dần thể chế hành chính đơn thuần sang thể chế tự chịu trách nhiệm và phát huy tính sáng tạo trong công việc. Ngày 4/9/2003 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại các cơ quan Nhà nước; ngày 23/2/2004 UBND tỉnh đã có công văn số 201/UB về việc hướng dẫn triển khai xây dựng và thực hiện cơ chế "một cửa".

Sở Lao dộng - TBXH là một ngành chuyên môn cấp tỉnh có chức năng tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực Lao dộng - TBXH trên địa bàn tỉnh. Nhiệm vụ của ngành Lao dộng - TBXH được UBND tỉnh và bộ Lao động - TBXH giao tổ chức thực hiện gồm 16 lĩnh vực [có phụ lục kèm theo]. Trong những năm qua ngành đã có nhiều cố gắng nổ lực phấn đấu để hoàn thành xuất sắc trên một số mặt công tác được giao như quản lý Nhà nước về lao động việc làm, xoá đói giảm nghèo, giải quyết chế độ chính sách xã hội nói chung và chế độ chính sách thương binh liệt sỹ người có công nói riêng, chế độ ưu đãi hộ nghèo; chế độ ưu đãi học sinh, công tác Bảo trợ xã hội và phòng chống TNXH.v.v.. Góp phần tích cực trong quá trình phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Để thực hiện ngày càng tốt hơn trên các lĩnh vực chuyên môn của mình; trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được phân công. Sở Lao động - TBXH chọn và xây dựng đề án cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa" với những nội dung sau đây:

- Công tác chính sách thương binh liệt sỹ - NCC.

- Chính sách lao động việc làm.

- Chính sách xã hội.

- Công tác thanh, kiểm tra.

II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN:

A. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ "MỘT CỬA"

1. Những căn cứ pháp lý:

- Quyết định số 42/2002/QĐ-UB ngày 12/5/2002 của UBND tỉnh về việc ban hành bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; tổ chức bộ máy và cán bộ của Sở Lao động - TBXH.

- Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khoá VIII; Nghị quyết 38/CP ngày 4/5/1994 của Chính phủ; Chỉ thị số 234/TTg ngày 22/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

- Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 4/9/2003 của Thủ tưởng Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế "Một cửa" tại các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.

- Công văn số 201/UB ngày 23/2/2004 của UBND tỉnh về việc hướng dẫn triển khai thực hiện quyết định số 181/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và thực hiện cơ chế "Một cửa".

2. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "Một cửa"

Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo và lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự phối kết hợp của các ngành, các cấp, sự hướng dẫn và giúp đỡ của Bộ Lao động - TBXH và sự nổ lực phấn đấu vươn lên của tập thể cán bộ, công chức; Ngành Lao động - TBXH đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của ngành, nhiều năm liền được UBND tỉnh tặng bằng khen và Bộ Lao động - TBXH tặng bằng khen và cờ thi đua xuất sắc.

Cùng với việc hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn, ngành Lao dộng - TBXH cũng tích cực chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chăm lo công tác cải cách hành chính. Xây dựng và ban hành các nội quy, quy chế làm việc, quy chế dân chủ cơ sở..v.v... Góp phần tích cực trong việc củng cố và nâng cao trình độ năng lực và trách nhiệm của dội ngũ cán bộ trong mọi công việc. Từng bước khắc phục hiện tượng gây phiền hà cho đối tượng.

Bước sang năm 2004, năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII: Đẩy mạnh tiến độ thực hiện kế hoạch 5 năm đầu thế kỷ XXI. Đòi hỏi các cấp các ngành phải nâng cao trách nhiệm, giải quyết có hiệu quả các hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Đối với ngành Lao động TBXH trong thời gian này tập trung chỉ đạo các lĩnh vực lao động việc làm, đào tạo nghề, giải quyết chế độ chính sách.v.v... nhằm ổn định tình hình chính trị xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

Để đáp ứng những yêu cầu đó, đòi hỏi nền hành chính Nhà nước phải được cải cách một cách đồng bộ, nâng cao được hiệu lực và hiêu quả, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình.

Với ý nghĩa đó, nghành Lao động - TBXH xây dựng đề án cải cách hành chính theo cơ chế một cửa là rất cần thiết.

3. Mục đích, yêu cầu của cải cách hành chính theo cơ chế "Một cửa".

a. Mục đích:

- Tạo thuân lơi, giải quyết gọn, nhanh chóng công việc cho mọi tổ chức công dân khi đến giao dịch.

- Đề cao trách nhiệm phục vụ nhân dân, ý thức trách nhiệm và kỹ năng hành chính của đội ngũ cán bộ công chức.

- Công khai các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết công việc cho cả phía cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân khi đến giao dịch; Đặc biệt là các đối tượng chính sách .

- Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng, ban, đơn vị chuyên môn và lãnh đạo, tránh sự chồng chéo, né tránh, đùn đẩy trong quá trình giải quyết công việc .

- Tổ chức lao động khoa học, tạo điều kiện cho cán bộ công chức giành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, không bị động trong công việc vì những sự vụ hàng ngày .

b. Yêu cầu:

- Các thủ tục hồ sơ qui trình, thời gian giải quyết phải được niêm yết công khai rõ ràng, đầy đủ để mọi tổ chức cá nhân được biết.

- Mọi cá nhân tổ chức khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được qui định thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế "Một cửa" tại đề án này đều phải qua bộ phận giao dịch "một cửa". Các phòng, ban đơn vị có quyền từ chối các tổ chức, cá nhân đến giao dịch không thực hiện đúng quy dịnh.

- Bộ phận giao dịch "một cửa' và các phòng, ban chuyên môn giải quyết công việc theo quy định.

- Cán bộ, công chức nói chung và cán bộ công chức đảm nhiệm ở bộ phận giao dịch "một cửa" phải có phẩm chất, năng lực chuyên môn, tận tâm với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, thái độ lịch sự và phải thật sự là công bộc của nhân dân.

Khi làm việc tại bộ phận giao dịch "một cửa" phải đeo thẻ công chức theo quy định.

B. PHẠM VI THỰC HIỆN NỘI DUNG NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA"

1. Phạm vi, nội dung thực hiện:

1.1. Công tác chính sách TBLS - NCC:

- Thẩm định hồ sơ xác nhận mới TBLS và người hưởng chính sách như thương binh.

- Kiểm tra sửa chữa và trang cấp dụng cụ chỉnh hình theo định kỳ.

- Tiếp nhận hồ sơ đối tượng chuyển đến, làm thủ tục chuyển đi.

- Giải quyết đơn, thư hỏi về chế độ chính sách và thủ tục hưởng chế độ chính sách.

1.2. Chính sách lao động việc làm:

- Thẩm định hồ sơ dự án hỗ trợ việc làm.

- Thẩm định và phê duyệt nội quy lao động, thoả ước lao động và đăng ký lao động của các doanh nghiệp.

- Hồ sơ đăng ký tuyển dụng của các tổ chức có nhu cầu tuyển dụng lao động, hồ sơ của người nước ngoài đăng ký làm việc tại tỉnh, hồ sơ của lao động địa phương đăng ký vào làm việc cho các tổ chức nước ngoài trên địa bàn tỉnh và hồ sơ của lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Cấp phép đào tạo nghề theo dự án đầu tư của tỉnh.

1.3. Chính sách xã hội:

- Thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp chất độc da cam.

- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của các đối tượng trẻ mồ côi đặc biệt khó khăn, người già diện chính sách cô đơn không nơi nương tựa; đối tượng tâm thần..v.v.. vào nuôi dưỡng tập trung tại các trung tâm do ngành Lao động – TBXH quản lý.

- Thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ ưu đãi BHYT, ưu đãi cho học sinh, sinh viên nghèo.v.v...

1.4. Công tác Thanh tra:

- Hồ sơ giải quyết chế độ tai nạn lao động.

- Hồ sơ cấp giấy thoả thuận các biện pháp an toàn lao động trong SXKD khi có sử dụng vật liệu nổ, hoá chất, các thiết bị kỹ thuật theo quy định.

2. Nguyên tắc và quy trình giải quyết:

2.1. Nguyên tắc:

- Thủ tục hành chính đơn đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật, bảo đảm thời gian giải quyết kịp thời và thuận lợi.

- Công khai thủ tục hành chính, thời gian và quy trình giải quyết công việc để tổ chức, công dân biết.

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyết công việc thuộc 04 lĩnh vực trên đều phải trực tiếp tại bộ phận giao dịch "một cửa". Không trực tiếp tại các phòng, ban chuyên môn hoặc lãnh đạo Sở [trừ những trường hợp đã có đăng ký trước].

- Công chức tại bộ phận giao dịch "một cửa" có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích cho tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ các quy định về hồ sơ, thủ tục thuộc lĩnh vực cần giải quyết, đồng thời chấp hành các nội quy, quy chế làm việc của cơ quan.

- Bộ phận giao dịch "một cửa" có trách nhiệm tiếp nhận và trả kết quả cho tổ chức cá nhân đúng quy định. Đồng thời có quyền từ chối những tổ chức cá nhân có nhu cầu giải quyết công việc ngoài thẩm quyền giải quyết của ngành, không đầy đủ hồ sơ thủ tục quy định, hoặc đến giao dịch trong tình trạng say bia rượu.

2.2. Quy trình giải quyết và trách nhiệm xử lý hồ sơ:

- Bộ phận giao dịch "một cửa” tiếp nhận hồ sơ của tổ chức cá nhân có nhu cầu giải quyết công việc:

+ Hồ sơ đầy đủ theo quy định ghi vào sổ tiếp nhận hồ sơ, viết giấy hẹn thời gian trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Đồng thời làm thủ tục chuyển cho phòng, ban chuyên môn nghiên cứu giải quyết hoặc trình lãnh đạo giải quyết theo thẩm quyền.

+ Hồ sơ không đầy đủ theo quy định hoặc hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành thì hướng dẫn và trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân bổ sung hoặc liên hệ cơ quan khác có thẩm quyền giải quyết.

- Lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn sau khi nhận hồ sơ do bộ phận "một cửa" chuyển đến phải phân công cán bộ hoặc trực tiếp nghiên cứu xem xét giải quyết hoặc trình lãnh đạo Sở giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy trình, đảm bảo thủ tục hành chính và thời gian quy định. Sau khi có kết quả giải quyết chuyển trả kết quả [bao gồm cả hồ sơ, nếu cần] về bộ phận giao dịch "một cửa" để trả cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

 Tệp tin đính kèm

Ÿ Quyết định phê duyệt và toàn bộ Đề án

Video liên quan

Chủ Đề