Sán lông kí sinh ở đâu

Giun dẹp có cơ thể dẹp, đối xứng hai bên, ruột phân nhánh, chưa có hậu môn, có giác bám, cơ quan sinh sản phát triển. Giun dẹp chủ yếu sống?

Câu hỏi:

Giun dẹp chủ yếu sống?

A. tự do

B. kí sinh

C. tự do hay kí sinh

D. hình thức khác

Đáp án đúng B.

Giun dẹp chủ yếu sống kí sinh, giun dẹp thường kí sinh ở các cơ quan có nhiều chất dinh dưỡng của người và động vật như ruột non, gan, máu, giun đẹp có giác bám, cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.

Giải thích lý do vì sao chọn B là đúng

– Giun dẹp thường kí sinh ở các cơ quan có nhiều chất dinh dưỡng của người và động vật như ruột non, gan, máu.

+ Ví dụ:

– Sán lá máu kí sinh trong máu người

– Sán dây kí sinh ở ruột người và cơ bắp trâu, bò, lợn

– Xâm nhập chủ yếu qua con đường ăn uống [sán lá, sán dây] hay qua da [sán lá máu..]

– Cách phòng chống giun dẹp kí sinh

+ Giữ vệ sinh ăn uống: thức ăn phải nấu chín, uống nước sôi để nguội.

+ Giữ vệ sinh môi trường, thức ăn cho vật nuôi

Mặc dù ngành Giun dẹp có các đại diện như sán lá, sán dây… cấu tạo biến đổi khác xa nhau, nhưng tất cả các giun dẹp đều có chung các đặc điểm sau: [dấu “+” là đúng, dấu “-“ là sai]

STT Đặc điểm so sánh Sán lông [sống tự do] Sán lá gan [kí sinh] Sán dây [kí sinh]
1 Cơ thể dẹp và đối xứng 2 bên + + +
2 Mắt và lông bơi phát triển +
3 Phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng + + +
4 Mắt và lông bơi tiêu giảm + +
5 Giác bám phát triển + +
6 Ruột phân nhánh và chưa có hậu môn + + +
7 Cơ quan sinh dục phát triển + +
8 Phát triển qua các giai đoạn ấu trùng + +

Kết luận đặc điểm chung của ngành giun dẹp:

– Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên

– Phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng

– Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn

* Giun dẹp kí sinh còn có thêm các đặc điểm:

– Có giác bám, cơ quan sinh sản phát triển

– Ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian

Có lẽ chúng ta đã không lạ gì với bệnh sán lá gan. Bởi theo như những số liệu của Bộ y tế công bố thì loại bệnh này rất phổ biến ở Việt Nam. Vậy bệnh sán lá gan là gì? Sán lá gan kí sinh ở đâu?... Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết này để đưa ra đáp án cho câu hỏi trên các bạn nhé.

Bệnh sán lá gan là bệnh gì?

Trước khi cùng nhau trả lời câu hỏi sán lá gan kí sinh ở đâu thì chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về căn bệnh này một chút các bạn nhé. Theo các nhà khoa học phân tích và đưa ra kết quả thì sán lá gan là một loại bệnh do 1 loại ký sinh trùng gây lên. Loại ký sinh này có hình dáng khá giống một chiếc lá, có thân dẹt và mỏng.

Bệnh sán lá gan là bệnh gì?

Một điểm đặc biệt nữa đó là loại này có cả bộ phận sinh dục cái và đực trên 1 cá thế. Chúng được xếp vào nhóm các sinh vật lưỡng tính. Thường thì sán lá gan sống ký sinh trong ống mật và lá gan của người và động vật bị nhiễm bệnh. Cụ thể thì sán lá gan được chia làm 2 loại đó là:

  • Loại thứ nhất là sán lá gan nhỏ: Loại sán này bao gồm 3 loài có tên khoa học là: Opisthorchis viverrini, Clonorchis sinensis, Opisthorchis felineus.
  • Loại thứ hai là sán lá gan lớn bao gồm có 2 loại với tên khoa học là: Fasciola hepatica, Fasciola gigantica.

Sán lá gan kí sinh ở đâu? Vòng đời của chúng như thế nào?

Dù là bệnh sán lá gan nhỏ hay bệnh sán lá gan lớn thì chung quy vòng đời của chúng rất phức tạp. Cả 2 loại này đều sống ký sinh ở gan, ở mật của người và các động vật ăn cỏ như: Dê, cừu, trâu, bò… Chu trình vòng đời của chúng cụ thể như sau:

  • Khi sán lá gan ở giai đoạn trưởng thành, chúng sẽ bắt đầu đẻ trứng. Trứng của sán lá gan sẽ đi theo đường mật xuống ruột và đi ra môi trường bên ngoài qua phân và nước tiểu.

Sán lá gan kí sinh ở đâu?

  • Khi trứng ra ngoài, gặp môi trường nước chúng sẽ nở thành các ấu trùng lông. Thường thì giai đoạn này sẽ mất từ 9-21 ngày mới hoàn thiện.
  • Sau khi đã hình thành ấu trùng lông, chúng sẽ di chuyển tới các loại ốc giống Limnea. Loại ốc này sẽ là môi trường trung gian để ấu trùng lông cư trú.
  • Sau thời gian khoảng 6-7 tuần, chúng sẽ rời khỏi ốc và bơi tự do trong nước hoặc cũng có thể bám vào các loại thực vật sống thủy sinh hoặc trên các loại cá nước ngọt. Đồng thời chúng sẽ phát triển thành nang ấu trùng.
  • Khi con người và những động vật ăn cỏ, ăn phải những động vật thủy sinh, ăn cá chưa chín hoặc cũng có thể uống nước có sán lá gan sẽ bị nhiễm bệnh.
  • Nang ấu trùng xâm nhập thông qua đường miệng và thoát kén sau 1 giờ vào cơ thể. Sau đó chúng sẽ xuyên qua thành ruột trong khoảng 2 tiếng rồi nằm gọn trong ổ bụng.
  • Nhiệm vụ tiếp theo của chúng là xuyên qua màng Glisson để đi vào gan và di hành đến đường mật để ký sinh ở đó. Theo như nghiên cứu khoa học thì tính từ thời gian tính từ khi thoát kén đến khi đến đường mật rơi vào khoảng 6 ngày.

Như vậy, đến đây độc giả đã có thể trả lời được câu hỏi: Sán lá gan kí sinh ở đâu rồi đúng không nào? Tuy với các nghiên cứu khoa học thì vòng đời của sán lá gan ký sinh ở người và ký sinh ở động vật có sự khác nhau rất lớn.

Thường thì ở người sán lá gan sẽ phát triển qua 3 đến 4 tháng. Còn ở động vật ăn cỏ thì chúng chỉ trải qua thời gian là 6 đến 13 tuần. Tuy nhiên, thời gian dài hay ngắn còn phụ thuộc vào số lượng sán lá gan trong cá thể. Thường thì với số lượng nhiều thì thời gian sẽ dài hơn. Ước tính tuổi thọ của sán lá gan trong cơ thể người giao động từ 9-13,5 năm.

Triệu chứng của những người bị bệnh sán lá gan

Khi đã trả lời được câu hỏi: Sán lá gan kí sinh ở đâu thì điêu đương nhiên ai cũng muốn biết đó là triệu chứng của căn bệnh này. Thường thì khi mới xâm nhập vào cơ thể, bệnh nhân sẽ rất khó phát hiện. Bởi đây chính là giai đoạn ủ bệnh của chúng. Khi chúng ở giai đoạn trưởng thành thì lúc này chúng ta mới có các triệu chứng rõ rệt. Cụ thể là:

Triệu chứng của những người bị bệnh sán lá gan

  • Màu da của người bệnh sẽ thay đổi, thường thì da sẽ chuyển sang màu vàng, màu xanh và trông khá nhợt nhạt.
  • Một triệu chứng cũng thường gặp ở những bệnh nhân bị sán lá gan đó là bị buồn nôn, đau bụng, khó chịu, bị ói mửa và kèm theo cả tiêu chảy…
  • Với những tình trạng trên thì đương nhiên người bệnh sẽ không tránh khỏi dấu hiệu bị sụt cân, mất cảm giác trong ăn uống.
  • Do người bệnh gặp vấn đề về gan nên chức năng đào thải chất độc sẽ bị hạn chế. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ bị mẩn ngứa, nổi ban và sốt…

Hy vọng, với những thông tin trên các bạn không những tìm cho mình được một đáp án chính xác cho câu hỏi: Sán lá gan kí sinh ở đâu? Mà hơn thế nữa là biết cách để chính bản thân mình tránh xa được căn bệnh này. 

Video liên quan

Chủ Đề