Sài gòn giãn cách tới khi nào

Ngày 11-8, người dân TP.HCM ra đường đông đúc hơn mọi khi - Video: CHÂU TUẤN

Dựa trên hình ảnh phóng viên ghi nhận, nhiều bạn đọc khẳng định có nhiều người không phải đối tượng được phép ra đường: "Thấy các bạn trẻ khoảng 17, 18 tuổi chở nhau ngoài đường. Người lớn chở con nít đi rải rác khắp nơi... Một chị mặc đồ bó màu xanh đọt chuối như đồ bơi, chạy xe đạp trên đường rất thư giãn..." và đặt câu hỏi: ý thức những người này ở đâu?

"Trời ơi buồn quá. Thế này sao dập dịch nổi? Chắc lại tiếp tục giãn cách, Chính phủ, thành phố, người dân lại khổ... Sao nhiều người ý thức chán thế không biết? Bao người ra sức dập dịch thì lại có một số người vẫn vì 'cái tôi' mà làm khổ xã hội và cộng đồng", bạn đọc Ngọc Điệp bức xúc. 

"Trong số những người này mà lây ra bệnh thì thôi rồi, bao nhiêu ngày giãn cách theo chỉ thị 16 xem như đổ bể. Rất chi là có lỗi với nhân viên y tế các bộ ngành, họ đã bỏ công hy sinh để dập dịch...", bạn đọc Adam trăn trở.

Từ đó, bạn đọc đề nghị các cơ quan chức năng siết chặt hơn việc giám sát người dân ra đường khi đang giãn cách và phạt nặng người vi phạm: "Công an phải kiểm tra thật chặt, phạt thật nặng, thậm chí tịch thu xe những người đi ra đường không có lý do chính đáng" [bạn đọc Phuoc Thanh Tran].

Đồng thời, cần tăng cường tuần tra đột xuất, phạt lập tức người ra đường không đúng quy định. "Kiểm soát giấy tờ ngay từ các hẻm, các khu phố nhỏ nơi mà người ta mới vừa ra khỏi nhà. Còn trên các đường lớn chỉ nên kiểm tra theo xác suất hoặc tuần tra lưu động", bạn đọc Tấn Được đề nghị.

Nhiều người, xe trên đường Nguyễn Tất Thành [quận 4] trưa 11-8 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Bạn đọc cũng đặt vấn đề về giấy đi đường giả: "Tôi thấy thực tế nhiều công ty, doanh nghiệp không thuộc nhóm được phép hoạt động vẫn kêu nhân viên đi làm như bình thường. Lực lượng kiểm soát không thể nào biết, có giấy tờ hợp lệ là họ cho qua, chưa nói đến giấy thật, việc giả. Kính đề nghị các cơ quan chức năng rà soát lại việc này để chấm dứt tình trạng ra đường tràn lan nêu trên" [bạn đọc Thieu].

"Theo tôi, nên có hệ thống quản lý thông tin số nhân viên từng doanh nghiệp, được phép đi làm. Cấp mã QR code cho từng nhân viên, chỉ cần quét mã QR code sẽ hiện ra tên nhân viên được phép hay không. Số lượng nhân viên đi làm sẽ được giới hạn, kiểm soát cho từng doanh nghiệp. Việc cấp duyệt này thực hiện online và ký bằng chữ ký số", bạn đọc Hùng đề xuất.

Bạn đọc cũng cảnh báo người dân không nên chủ quan lơ là, nhất là những người đã được tiêm vắc xin, và mong mọi người có ý thức tốt hơn, chấp hành tốt giãn cách để phòng chống dịch hiệu quả hơn.

"Xin cố gắng một chút, hãy thương lực lượng tuyến đầu"

"Các bác sĩ và tuyến đầu chống dịch thật sự đã vất vả và quá mệt rồi. Còn rất nhiều công nhân, lao động tự do mất việc đang gắng gượng từng ngày cùng nhau chờ Sài Gòn khỏe lại, mọi thứ có thể hoạt động trở lại bình thường.

Nếu như mỗi chúng ta không cố gắng, không đồng lòng, mỗi người không chịu san sẻ một phần khó khăn thì không biết khi nào đại dịch mới hết.

Mỗi một người khi ra đường, tôi chắc rằng ai cũng sẽ nói lý do mình chính đáng, lý do ra đường của mình cần thiết. Nhưng chúng ta cố gắng nghĩ một chút, thông cảm một chút, trách nhiệm một chút và biết ơn một chút thôi. Tôi tin Sài Gòn sẽ khỏe lại nhanh thôi, Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch. Chúc mọi người và gia đình bình an, khỏe mạnh".

[Bạn đọc Dân Sài Gòn]

"Nhà mình ở gần chốt trạm Âu Cơ. Ngày nào các anh công an cũng đứng chốt trạm, rất vất vả. Trời mưa thì các chiến sĩ kiếm chỗ dưới mái hiên đứng nhưng cũng phía ngoài lề đường. Họ cũng là người, trực 6-7 tiếng dưới trời nắng nóng hay mưa gió thất thường như Sài Gòn hoài sao mà chịu được...".

[Bạn đọc minhminh.90]

TP.HCM: Xe cộ đông đúc trở lại ở nhiều nơi

TUỔI TRẺ ONLINE

TP.HCM có quyết định giãn cách lần đầu tiên trong đợt dịch Covid-19 này từ 0h ngày 31/5, tiếp tục trải qua 6 lần giãn cách ở các mức độ khác nhau. Sau thời gian dài thực hiện giãn cách, nhiều người có chung thắc mắc: giãn cách xã hội TP.HCM đến khi nào?

Câu hỏi: Cho tôi hỏi với tình hình dịch như hiện nay thì giãn cách xã hội TP.HCM đến khi nào? [Đức Long, quận 11 –TP.HCM]

Từ 31/5 đến nay, TP.HCM đã trải qua những lần giãn cách như sau:

Lần 1: Từ 0h ngày 31/5, UBND TP.HCM đã ban hành Công văn số 1749/UBND-VX về thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng trong vòng 15 ngày, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, Quận 12 giãn cách theo chỉ thị 16.

Lần 2: Do TP.HCM xuất hiện nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng, số ca nhiễm Covid-19 vẫn gia tăng nên đến ngày 14/6, Chủ tịch UBND TP tiếp tục chỉ đạo giãn cách xã hội toàn địa bàn TP.HCM theo Chỉ thị 15 thêm 2 tuần, từ 0h ngày 15/6 đến 0h ngày 29/6.

Lần 3: Ngày 19/6, UBND TP.HCM ban hành Chỉ thị số 10 về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM; tạm ngưng các chợ tự phát, dừng vận chuyển hành khách công cộng... .

Lần 4: Đến 0h ngày 9/7, TP.HCM quyết định áp dụng Chỉ thị 16 trong 15 ngày. Đây là một trong số chỉ đạo tại Công văn khẩn số 2279/UBND-VX ban hành ngày 8/7/2021 của UBND TP. HCM về triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo tinh thần nội dung Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn toàn Thành phố.

Theo đó, trong thời gian này, các loại phương tiện công cộng, xe hợp đồng, xe ôm, xe hai bánh vận chuyển hành khách có sử dụng công nghệ đều tạm dừng hoạt động. Các dịch vụ bán đồ ăn mang về cũng phải tạm ngưng.

Lần 5: Sau 14 ngày áp dụng Chỉ thị 16, số ca nhiễm mỗi ngày tại TP.HCM vẫn liên tục tăng. TP.HCM trở thành tâm dịch lớn nhất trên cả nước. Thành ủy TP. HCM ban hành Chỉ thị khẩn số 12/CT-TU ngày 22/7/2021 tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị 16 về phòng, chống dịch trên địa bàn.

Ngày 23/7, Phó chủ tịch UBND TP.HCM thông báo, Thành phố sẽ tiếp tục giãn cách theo chỉ thị 16 với các giải pháp mạnh hơn nữa nhằm kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh theo hướng phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch, thời gian áp dụng đến ngày 01/8.

Lần 6: Ngày 1/8, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã ký ban hành Công văn khẩn số 2556/UBND-VX về việc tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 thêm 14 ngày kể từ 0h ngày 2/8/2021.

Lần 7: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP HCM tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 sau 15/8 tại cuộc họp báo cung cấp thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM vào trưa 13/8. Cũng tại Công văn 6166/VP-VX UBND TP.HCM đã chỉ đạo xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 từ ngày 15/8 - 15/9/2021.

Và ngày 15/8/2021, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn khẩn số 2718 tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố để quyết liệt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 từ 0h ngày 16/8 - 15/9/2021

Như vậy, theo thông tin mới nhất đến thời điểm này thì TP.HCM sẽ giãn cách đến ngày 15/9/2021.


Giãn cách xã hội TPHCM đến khi nào? Ảnh minh họa.

TP.HCM giới hạn trường hợp được ra đường?

Ngày 26/7/2021, Ủy ban nhân dân TP. HCM có Công văn khẩn số 2490/UBND-VX về việc tăng cường biện pháp giảm mật độ lưu thông trên đường.

Cụ thể bắt đầu từ tối 26/7/2021 người dân không nên ra đường sau 18 giờ. Các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18h đến 6h sáng hôm sau để đảm bảo giãn cách xã hội, trừ cấp cứu và theo yêu cầu điều phối để phòng chống dịch.

Cụ thể các trường hợp sau đây được hoạt động sau 18h hàng ngày:

- Cấp cứu, các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch hoặc các lực lượng hỗ trợ theo yêu cầu điều phối để phòng, chống dịch bệnh của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.

- Cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn Thành phố, bao gồm cả công tác phát hành báo.

- Lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đô thị; xử lý sự cố về: điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật.

- Các phương tiện vận chuyển hàng hoá thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch; phương tiện đưa đón công nhân tại các doanh nghiệp đang thực hiện “1 cung đường - 2 điểm đến”; phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở 12 cửa ngõ chính của Thành phố.

Riêng đối với việc đi mua lương thực, thực phẩm thiết yếu, TP đề nghị các địa phương triển khai việc phát phiếu theo hộ gia đình, theo ngày chẵn - lẻ, chia khung giờ đi mua để giảm thiểu tối đa mật độ tiếp xúc giữa người với người. Bên cạnh đó, UBND Tp còn chỉ đạo tuyên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy". Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi Thành phố cho tới khi hết thời gian giãn cách.

Ngày 12/8/2021, UBND TP. HCM đã ra Công văn khẩn số 2696/UBND-VX về việc thiết lập và bảo vệ “vùng xanh” trong phòng, chống Covid-19. Theo đó, "vùng xanh" chỉ có 1 lối ra, 1 lối vào riêng biệt. Việc kiểm soát ra, vào “vùng xanh” phải được thực hiện theo nguyên tắc “giữ chặt, kiểm soát nghiêm”; cư dân trong khu vực này phải được kiểm danh, kiểm diện hàng ngày thông qua các hình thức: Phát loa gọi tên, gọi điện thoại...

Trên đây là giải đáp về vấn đề Giãn cách xã hội TPHCM đến khi nào? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Ngọc Thúy

Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?

Video liên quan

Chủ Đề