Sách điện tử an toàn giao thông lớp 1

TIẾT 1:

1.Hoạt động khởi động:

- Giáo viên cho học sinh nghe: Đường em đi

Đường em đi là đường bên phải.

Đường ngược lại là đường bên trái.

Đường bên trái thì em không đi, đường bên phải là đường em đi.

- GV hỏi: Đường bên trái có nên đi hay không?

- GV hỏi: Đường bên phải có nên đi hay không?

- GV nói: Để giúp các em đi học trên đường an toàn thì hôm nay thầy cùng các con tìm hiểu qua bài “ Đi bộ trên đường an toàn”

2. Hoạt động khám phá

Mục tiêu:

+ Nắm được một số quy định khi đi bộ: đi về phía bên tay phải;đi trên vỉa hè; đi sát mép đường.

+ Nhận biết và phòng,tránh một số hành vi đi bộ không an toàn.

+ Hình thành một số kỹ năng đi bộ trên đường an toàn.

2.1. Tìm hiểu đi bộ trên đường an toàn

- Cho HS thảo luận nhóm 4: Quan sát 4 tranh trong tài liệu. [Trang 13] trả lời câu hỏi:

+ HS quan sát 3 tranh để trả lời

- GV liên hệ giáo dục.

2.2. Tìm hiểu những hành vi đi bộ không an toàn.

GV giới thiệu để bảo đảm an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông khi đi bộ trên đường phố mọi người cần phải tuân theo.

- Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường.

- Không đi, hoặc chơi đùa dưới lòng đường.

- Đi trên đường phố cần phải đi cùng người lớn, khi đi bộ qua đường cần phải nắm tay cùng người lớn.

+ Hs quan sát trên tranh vẽ thể hiện một ngã tư.

- GV chia nhóm 3. lên bảng quan sát đặt các hình người lớn, trẻ em, ô tô, xe máy vào đúng vị trí an toàn.

- GV hỏi Ô tô, xe máy, xe đạp….đi ở đâu? [Dưới lòng đường].

- Khi đi bộ trên đường phố mọi người phải đi ở đâu?

- Trẻ em có được chơi đùa, đi bộ dưới lòng đường không.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi [mỗi nhóm 1 tranh] và trả lời câu hỏi:

+ Chỉ ra những nguy hiểm có thể xảy ra với các bạn nhỏ trong mỗi tranh?

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV gợi ý cho HS chia sẻ:

+ Kể những nguy hiểm em có thể gặp đi bộ trên đường?

+ Em làm gì để phòng tránh những nguy hiểm đó?

- GV nhận xét, đánh giá. Liên hệ giáo dục

- GV gợi ý cho HS tự đánh giá.

TIẾT 2:

3/ Hoạt động thực hành:

Mục tiêu:

- HS nhận biết được các tình huống, hành vị có thể xảy ra tai nạn giao thông.

- Biết nói lời khuyên đúng, sai với bạn khi tham gia giao thông.

3.1. Chỉ ra những bạn đi bộ không an toàn?

- GV cho HS quan sát tranh theo nhóm đôi, trao đổi:

+ Em nhìn thấy những gì trong các bức tranh và nói cho ban nghe?

- GV mời HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV chốt lại nội dung của hoạt động.

3.2. Chia sẻ vời các bạn cách đi bộ an toàn của em.

- GV cho HS quan sát tranh theo nhóm bốn, trao đổi:

+ Em nhìn thấy những gì trong các bức tranh và nói cho bạn nghe?

+ HS chia sẻ

- GV chốt lại nội dung chính và giáo dục HS.

4.Hoạt động vận dụng:

Mục tiêu: Chia sẻ với bạn hoặc người thân những việc cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông xảy ra đi bộ trên đường an toàn.

- GV cho hs tham gia trò chơi “ Đi bộ an toàn ”

- GV phổ biến luật chơi.

- GV giải thích cách chơi.

- GV cho hs chơi thử.

- GV cho hs chơi chính thức

- Giáo viên tổng kết nhận xét

5. Củng cố:

- Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường.

- Không đi, hoặc chơi đùa dưới lòng đường.

- Đi trên đường phố cần phải đi cùng người lớn, khi đi bộ qua đường cần phải nắm tay cùng người lớn, bố mẹ hoặc anh chị.

- Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, các em cần phải chọn cách đi như thế nào? [Nếu phải đi xuống lòng đường phải đi sát vỉa hè và quan sát xe cộ].

6. Dặn dò

- Về nhà các em xem lại bài và thực hiện tốt luật giao thông khi tham gia.

- Vận động mọi người chấp hành tốt luật giao thông.

Quan sát đường phố gần nhà, gần trường và tìm nơi đi bộ an toàn.

- GV giáo dục cho học sinh khi đi học ta phải chấp hành tốt luật giao thông để bảo vệ an toàn cho chính mình để giảm bớt gánh nặng cho xã hội.

- Chuẩn bị bài sau: Bài 4: Ngồi an toàn trên các phương tiện giao thông.

- Nhận xét tiết học.

- HS nghe

- HS trả lời

- HS trả lời

- Bài 3: Đi bộ trên đường an toàn

- HS thảo luận nhóm 4.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

+ HS chỉ ra cách đi bộ của người tham gia giao thông.

+ HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện nhóm chia sẻ kết quả.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Hs lắng nghe thực hiện

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- Hs chia nhóm

- Hs thảo luận

- Hs trả lời

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- Hs lắng nghe.

- Học sinh trả lời câu hỏi

- Liên hệ thực tế

+ Tranh 1: Hai bạn nhỏ đi bên lề trái đúng hay sai.

+ Tranh 2: Các bạn nhỏ đi dưới lòng đường

+ Tranh 3: Các bạn nhỏ đi dưới lòng đường bên trái

+ Tranh 4: Một bạn đi học trên lề trái.

- HS chia sẻ.

+ HS kể thêm những nguy hiểm có thể xảy ra đi bộ trên đường.

+ HS trả lời tùy vào tình huống.

- HS quan sát tranh

- HS trả lời

- Bạn A,C đi không an toàn

- Đi bộ an toàn phải đi trên vỉa hè.

+ Tranh vẽ: Các bạn đi học dang hàng ba dễ xảy ra tao nạn giao thông.

- HS hoạt động nhóm đôi. HS chia trao đổi trong nhóm.

- HS đại diện trình bài trình bài trước lớp.

+ Tranh vẽ: Người và xe đang tham gia giao thông, đi bên lề phải của đường.

+ Cách đi bộ an toàn là ta đi trên vỉa hè.

+ Nếu em bé đi thì phải nắm tay người lớn mới an toàn.

- HS lắng nghe

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

Giáo án an toàn giao thông lớp 1 - Bài 1

Giáo án an toàn giao thông lớp 1 - Bài 1: An toàn và nguy hiểm là tài liệu giảng dạy chuẩn kiến thức kỹ năng dành cho quý thầy cô giáo, giúp quý thầy thuận tiện trong công việc soạn giáo án điện tử lớp 1. Mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết.

Giáo án an toàn giao thông lớp 1

Giáo án an toàn giao thông lớp 1 - Bài 2: Tìm hiểu đường phố

Bài 1: AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM

I / Mục tiêu:

1/ Kiến thức: Hs nhận biết những hành động, tình huống nguy hiểm hay an toàn, ở nhà, ở trướng.

2/ Kỹ năng: Nhớ, kể lại các tình huống làm em bị đau, phân biệt các hành vi và tình huống an toàn, không an toán.

3/ Thái độ: Tránh những nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểm ở nhà, trường và trên đường đi. Chơi những trò chơi an toàn [ở những nơi an toàn]

II Chuẩn bị:

  • Tranh hai em nhỏ đang chơi với búp bê.
  • Các em nhỏ đang chơi nhảy dây trên sân trường….

III. NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG:

Hoạt động của Giáo ViênHoạt động của học sinh

I/ Ổn định tổ chức:

II/ Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên kiểm tra lại dụng cụ học tập và tài liệu học tập an toàn giao thông lớp 1.

III/ Bài mới: Gv nêu các khái niệm của đề bài. Học sinh nhớ các nội dung trình bày.

- Trẻ em phải nắm tay người lớn khi đi trên đường phố.

- Ô tô, xe máy và các loại xe đang chạy trên đường có thể gây nguy hiểm.

- Đi bộ qua đường phải nắm tay người lớn là an toàn.

+ Hoạt động 1:Giáo viên giới thiệu bài học An toàn và nguy hiểm.

- Hs quan sát tranh vẽ.

- HS thảo luận nhóm đôi chỉ ra tình huống nào, đồ vật nào là nguy hiểm.

- Một số nhóm trình bày

- Nhìn tranh: Em chơi với búp bê là đúng hay sai

+ Chơi với búp bê ở nhà có làm em đau hay chảy máu không?

+ Hoạt động 2: Nhìn tranh vẽ trả lời câu hỏi.

- Cầm kéo dọa nhau là đúng hay sai?

- Có thể gặp nguy hiểm gì?

+ Em và các bạn có cầm kéo dọa nhau không?

+ GV hỏi tương tự các tranh còn lại.

GV kẻ 2 cột:

An toàn

Không an toàn

Đi bộ qua đường phải nắm tay người lớn

Cầm kéo dọa nhau

Trẻ em phải nắm tay người lớn khi đi trên đường phố

Qua đường không có người lớn

Không lại gần xe máy, ô tô

Tránh đứng gần cây có cành bị gãy

Đá bóng trên vỉa hè

- Học sinh nêu các tình huống theo hai cột.

+ Kết luận: Ô tô, xe máy chạy trên đường, dùng kéo dọa nhau, trẻ em đi bộ qua đường không có người lớn dẫn, đứng gần cây có cành bị gãy có thể làm cho ta bị đau, bị thương. Như thế là nguy hiểm.

- Tránh tình huống nói trên là bảo đảm an toàn cho mình và những người xung quanh.

Hoạt động 3: Kể chuyện.

- HS nhớ và kể lại các tình huống mà em bị đau ở nhà, ở trường hoặc đi trên đường.

+ Hs thảo luận nhóm 4:

- Yêu cầu các em kể cho nhóm nghe mình đã từng bị đau như thế nào?

- Vật nào đã làm cho em bị đau?

- Lỗi đó do ai? Như thế là do an toàn hay nguy hiểm?

Hoạt động 4: Trò chơi sắm vai

a] Mục tiêu

HS nhận thấy tầm quan trọng của việc nắm tay người lớn để đảm bảo an toàn khi đi qua đường.

b] Cách tiến hành

- GV cho HS chơi sắm vai: Từng cặp lên chơi, một em đóng vai người lớn một em đóng vai trẻ em.

- GV nêu nhiệm vụ:

+ Cặp thứ nhất: Em đóng vai người lớn hai tay đều không xách túi, em kia nắm tay và hai em đi lại trong lớp.

+ Cặp thứ hai: Em đóng vai người lớn xách túi,ở một tay, em kia nắm vào tay không xách túi. Hai em đi lại trong lớp.

+ Cặp thứ hai: Em đóng vai người lớn xách túi ở cả hai tay, em kia nắm vào vạt áo.Hai em đi lại trong lớp.

- Nếu có cặp nào thực hiện chưa đúng, GV gọi HS nhận xét và làm lại.

c] Kết luận

Khi đi bộ trên đường, các em phải nắm tay người lớn, nếu tay người lớn bận xách đồ em phải nắm vào vạt áo người lớn.

Không chơi các trò chơi nguy hiểm [dùng kéo doạ nhau, đá bóng trên vỉa hè]

+ Không đi bộ một mình trên đường, không lại gần xe máy, ô tô vì có thể gây nguy hiểm cho các em.

IV/CỦNG CỐ:

- Để đảm bảo an toàn cho bản thân, các em cần:

+ Không chơi các trò chơi nguy hiểm [dùng kéo doạ nhau, đá bóng trên vỉa hè].

+ Không đi bộ một mình trên đường, không lại gần xe máy, ô tô vì có thể gây nguy hiểm cho các em.

+ Không chạy, chơi dưới lòng đường.

+ Phải nắm tay người lớn khi đi trên đường.

- Hát – báo cáo sĩ số

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên

+ Cả lớp chú ý lắng nghe – theo dõi SGK

- Học sinh lắng nghe - Cả lớp theo dõi quan sát tranh.

- Học sinh trả lời - sai

- Sẽ gặp nguy hiểm vì kéo là vật bén, nhọn.

- Học sinh trả lời

- Hs trả lời.

- Học sinh trả lời.

- Hs nêu.

- Hs lắng nghe.

- Hs đại diện nhóm mình lên kể

- Hs thực hiện

- Hs đóng vai

- Hs nhận xét.

- Hs lắng nghe.

+ Cả lớp chú ý lắng nghe – nhắc lại kết luận của giáo viên

- Học sinh lắng nghe

Video liên quan

Chủ Đề