Review Thiếu nữ đánh cờ vây

Tại một đô thị hẻo lánh vùng Mãn Châu những năm 1930, một thiếu nữ mười sáu tuổi băn khoăn nhiều đến những chuyện riêng tư con gái của mình hơn là những cuộc xung đột thù hận giữa đồng bào mình với quân xâm lược Nhật Bản. Vẫn còn là nữ sinh trung học, nàng đã chọn được người tình đầu tiên của mình, một sinh viên kháng chiến, nhưng càng dấn sâu vào cuộc đời người lớn, nàng càng cảm thấy khinh bỉ nó, và nàng càng mê đắm vào những cuộc cờ vây mà nàng vẫn bày hàng ngày trên quảng trường Thiên Phong, nơi đó, một sỹ quan Nhật cải trang thành kỳ thủ đáng ghờm nhất của nàng. Và cùng với những trận cờ, cuộc đời phong kín của họ dần dần lộ ra, thay đổi, một mối tình không ai nói, với những thế cờ khiến họ xích lại gần hơn số phận dị thường của họ. Sự điềm nhiên của thếu nữ và những quân cờ trên quảng trường cuối cùng không thoát khỏi sự xô đẩy của cuộc chiến. Nàng gặp lại kỳ thủ của mình trong một tình huống oái oăm hơn bất cứ thế cờ nào mà họ từng đối mặt, và chỉ có cái chết mới giúp hai người được an lành với tình yêu của mình giữa cuộc chiến thảm khốc ấy.

Trong "Thiếu nữ đánh cờ vây", Sơn Táp đã chưng cất những xúc cảm của tuổi hoa niên thành một câu chuyện mê đắm, đẹp một cách khắc khổ, về tình yêu, sự tàn bạo và sự mất đi của tuổi ngây thơ trong trắng.

"Tôi nghĩ, cuốn sách này sở dĩ đoạt giải thưởng văn học, được đông đảo bạn đọc yêu thích, là do nó đã chạm đến  đáy sâu về tình cảm, về sự sinh tồn của người hiện đại...Khi viết đến trang cuối của "Thiếu nữ đánh cờ vây" tôi không sao kìm được nước mắt. Nhiều độc giả viết thư cho tôi bảo sau khi đọc xong cuốn sách, họ cũng từng khóc nấc lên." - [Lời tựa của tác giả viết cho bản tiếng Trung]

"Với văn phong sáng sủa, tự nhiên, “Thiếu nữ đánh cờ vây” cuốn hút ta. Vẻ nữ tính của tác giả thể hiện rõ nét hơn ở cuối tiểu thuyết, nó như một dòng chảy tuôn trào không ngừng nghỉ" - [Hà Nội mới]

"Tiểu thuyết đã từ một không gian cực nhỏ "Cờ vây", miêu tả và khúc xạ nỗi bi ai cực lớn của thời đại và nhân loại. Với một cấu tứ tinh xảo diệu kỳ và lối tự sự đầy cảm xúc cảm như vậy, có thể coi Thiếu nữ đánh cờ vây là thượng phẩm của sáng tác nữ tính" - [Trương Kháng Kháng - nữ văn sỹ Trung Quốc]

"Chừng mực...Chính xác...cái phông lịch sử mãnh liệt ở phía sau đã tạo ra một khung cảnh hấp dẫn cho câu chuyện về một mối tình tưởng như không thể" - [Sara Ivy, San Francisco Choronicle]

"Mộng mơ...mãnh liệt...câu chuyện tình yêu dị thường này...thật là đẹp, gây sốc và buồn" - [Jennifer Reese, Entertainment Weekly]

"Một lối văn xuôi đơn sơ với những hình ảnh làm lay động tâm trí...Sự tiếp nối của những giọng kể thôi miên, như trong giấc mộng, đối lập với một cốt truyện bạo liệt" -  [Janice P.Nimura, New York Time Book Review]

Tại một đô thị hẻo lánh vùng Mãn Châu những năm 1930, một thiếu nữ mười sáu tuổi băn khoăn nhiều đến những chuyện riêng tư con gái của mình hơn là những cuộc xung đột thù hận giữa đồng bào mình với quân xâm lược Nhật Bản. Vẫn còn là nữ sinh trung học, nàng đã chọn được người tình đầu tiên của mình, một sinh viên kháng chiến, nhưng càng dấn sâu vào cuộc đời người lớn, nàng càng cảm thấy khinh bỉ nó, và nàng càng mê đắm vào những cuộc cờ vây mà nàng vẫn bày hàng ngày trên quảng trường Thiên Phong, nơi đó, một sỹ quan Nhật cải trang thành kỳ thủ đáng ghờm nhất của nàng. Và cùng với những trận cờ, cuộc đời phong kín của họ dần dần lộ ra, thay đổi, một mối tình không ai nói, với những thế cờ khiến họ xích lại gần hơn số phận dị thường của họ. Sự điềm nhiên của thiếu nữ và những quân cờ trên quảng trường cuối cùng không thoát khỏi sự xô đẩy của cuộc chiến. Nàng gặp lại kỳ thủ của mình trong một tình huống oái oăm hơn bất cứ thế cờ nào mà họ từng đối mặt, và chỉ có cái chết mới giúp hai người được an lành với tình yêu của mình giữa cuộc chiến thảm khốc ấy.

Trong “Thiếu nữ đánh cờ vây”, Sơn Táp đã chưng cất những xúc cảm của tuổi hoa niên thành một câu chuyện mê đắm, đẹp một cách khắc khổ, về tình yêu, sự tàn bạo và sự mất đi của tuổi ngây thơ trong trắng.

4 đánh giá cho Thiếu Nữ Đánh Cờ Vây

  1. Được xếp hạng 4 5 sao

    Le Nhu Thuy Duong Tháng Hai 10, 2019

    Một trong số ít sách có thể gây được cảm xúc mạnh và sâu với tôi là Thiếu nữ đánh cờ vây. Câu chuyện được chuyển tải tới người đọc một cách nhẹ nhàng, chậm rãi chứ không mạnh mẽ như trong một số tác phẩm như Cuốn theo chiếu gió,…Nhưng có lẽ cũng chính vì vậy mà cuốn sách lại gây hiệu ứng mạnh với tôi.Tôi cứ đọc, đọc đến cuối mới phát hiện ra giữa hai nhân vật chính nảy sinh tình cảm sâu đậm, đến nỗi có thể từ bỏ tất cả kể cả danh dự lẫn mạng sống. Bần thần đọc đi đọc lại rồi nghiền ngẫm, tôi mới có thể lờ mờ nhận ra. Tác giả thật tài tình, giấu như phô, phô mà như giấu! Đặc biệt hơn nữa khi xuyên suốt tác phẫm tên của hai nhân vật chính không hề được để lộ, chỉ có đại từ “Tôi”. Cũng chính điều đó khiến tình yêu của họ thật đẹp. Biết tất cả tâm hồn, con người của đối phương thông qua những nước cờ nhưng cái cơ bản nhất là tên thì lại không. Kết thúc là cái chết có lẽ cũng chính là cái kết phù hợp nhất!

  2. Được xếp hạng 5 5 sao

    Le Trung Kiem Ai Tháng Hai 10, 2019

    Chỉ vớI gần 300 trang sách thôi nhưng Thiếu nữ đánh cờ vây trảI ra trước mắt ta một giai đoạn lịch sử đầy biến cố của Trung Quốc những năm 30 khi quân Nhật tràn đến chiếm đóng; và giữa khung cảnh chiến tranh hỗn loạn đầy máu lửa đó là quảng trường yên bình nơi có những bàn cờ vây được khắc trên đá granit mà “sau hàng ngàn hàng vạn ván cờ như đã hóa thành những gương mặt, tư duy, những lờI nguyện ước.” Và đây chính là bốI cảnh chính mở đầu câu chuyện, để rồI xoay quanh nó ta sẽ bị cuốn hút bởI những cung bậc cảm xúc hết sức phong phú, từ thơ mộng và trong sáng đến mãnh liệt và dữ dộI, mà ngay cả sau khi gấp sách lạI chúng vẫn vang vọng không ngớt như những tiếng chuông…

    Ở tuổI 16 – ngưỡng cửa giữa cuộc đờI trẻ con và cuộc sống trưởng thành, những khao khát thể xác và sự căm ghét cuộc sống ngườI lớn đã khiến cô bé mang vẻ đẹp thuần khiết lao vào một vòng xoáy tình cảm đầy mâu thuẫn mà chỉ có những cuộc cờ vây vớI một chàng trai trẻ lạ mặt mớI có thể làm dịu lạI những điên đảo của cuộc đờI họ. Và hai con ngườI hoàn toàn lạ lẫm, đến tên của nhau cũng chưa một lần được biết, hai con ngườI trẻ xuất thân từ hai thế giớI hoàn toàn xa cách và đốI lập, bằng một cách kỳ diệu nào đó đã tìm thấy tình yêu khi tâm hồn của họ dần dần được thổ lộ vớI nhau bởI và chỉ bởI những ván cờ vây. Và khi tình yêu đó bùng cháy dữ dộI cũng là lúc họ tìm thấy nhau trong cái chết cũng dữ dộI không kém, câu chuyện khép lạI nhưng lạ thay, mở ra trước mắt ta không phảI là kết thúc mà là một sự mở đầu, một khởI nguyên của niềm tin vào tình yêu, và ta biết rằng tình yêu thật sự không chỉ xóa nhòa những ranh giớI, che mờ chiến tranh, và đau khổ, mà bằng sức mạnh phi thường của nó còn vượt lên tất cả – tham vọng, danh dự, quyền lực và những hư ảo của cuộc sống – và khiến con ngườI trở nên “ngườI” hơn bao giờ hết, ngay cả trong cái chết…

  3. Được xếp hạng 4 5 sao

    Nguyễn Thị Thu Ngân Tháng Hai 10, 2019

    Đây là lần đầu tiên tôi đọc tác phẩm của Sơn Táp, thật đúng là một áng văn đẹp và thấm đượm tính nhân văn!
    Khi mới đọc tác phẩm tôi hơi bị rối rắm giữa đại từ nhân xưng Tôi trong tác phẩm. Đó không phải là cùng một người mà là một người nữ và một người nam, và nơi hẹn gặp của họ chính là bàn cờ vây bằng đá ở Quảng trường Thiên Phong. Câu chuyện của từng người được kể xen kẽ cùng với đại từ nhân xưng Tôi.
    Nhân vật nữ chính là một cô gái trong sáng thông minh biết chơi cờ vây nhưng cuối cùng lại bị cuốn vào cuộc chiến tranh Trung – Nhật. Cô có được tình yêu của nhiều người Anh họ Lữ, Mẫn, Kinh và người Lạ mặt – nhân vật nam chính.
    Trong đó, Kinh người yêu cô say đắm đã tố giác chính đồng đội của mình để giữ mạng sống bản thân mà quay về bên cô. Như vậy anh đã chọn tình yêu mà vứt bỏ danh dự của mình.
    Tình yêu của hai nhân vật chính thật đẹp, họ cùng chơi cờ và cô gái đã tìm hiểu chàng trai thông qua ván cờ vây hàng trăm bước đi. Cuối cùng cô gái đã nhận ra sự thực. Cô đã yêu người cùng đánh cờ với mình, người mà ngay cái tên cô cũng không biết được.
    Tình yêu của họ được kết thúc bằng cái chết của hai người. Chàng thanh niên Nhật Bản không muốn cô bị lính Nhật làm nhục nên đã đích thân bắn chết cô và tự tử cùng cô. Anh cũng như Kinh đã từ bỏ cả danh dự của bản thân để chọn lấy tình yêu của mình.
    Tôi không phê phán Kinh cũng chẳng có lời lẽ gì với chàng thanh niên Nhật Bản bởi sự lựa chọn là của chính họ và họ phải đối mặt với điều đó. Nhưng tôi lại ca ngợi tình yêu tuyệt đẹp của họ của hai đấu thủ trên một bàn cờ.

  4. Được xếp hạng 4 5 sao

    Abao Abao Tháng Hai 10, 2019

    Sau khi gập một cuốn sách lại, mình thường tái hiện lại những tình tiết trong câu truyện, và đến lúc này mới chợt nhận ra, a, thì ra cả nhân vật anh và cô gái ấy đều không có tên! Những nhân vật khác đều được tác giả đặt một cái tên rõ ràng, danh xưng để gọi, duy chỉ có hai nhân vật chính thì không. Hai kẻ vô danh ư? Không phải vậy, vì mình đang quan sát nội tâm của họ mà. Cùng một sự việc, vấn đề nhưng được nhìn nhận dưới hai con mắt khác nhau, hai nhân vật khác nhau, nội tâm, tính cảm, suy nghĩ khác nhau, hoán đổi cho nhau qua từng chương truyện như chính họ đang kể lại. Những cảm xúc đan xen giữa anh và cô mặc dù họ không nói với nhau một câu nào, họ quan sát sắc thái, hành động của đối phương, đoán và hiểu được phần nào tâm tư nhau qua những nước cờ. Một tình yêu đẹp và thầm lặng đến nao lòng!

Chủ Đề