Phương pháp quan sát trong thu thập thông tin

Bài viết này Lê Ánh HR sẽ chia sẻ với các bạn các phương pháp thu thập thông tin liên quan đến vị trí công việc

Phương pháp thu thập thông tin liên quan đến vị trí công việc

1. Quan sát:

- Ưu điểm: Chỉ thích hợp khi công việc đã chuẩn hóa theo dây chuyền, công nghệ hay các công việc được lặp đi lặp lại; đặc biệt với các công việc tay chân hay vận hành máy móc

- Nhược điểm: Khi các công nhân biết mình bị theo dõi, họ có thể sẽ làm việc với nhịp độ, cách thức và năng suất khác với lúc bình thường.

2. Phỏng vấn vị trí công việc và trưởng bộ phận:

- Ưu điểm: Rất hiệu quả khi xác định giá trị công việc hay nhu cầu đào tạo cho người giữ vị trí.

- Nhược điểm: Mất nhiều thời gian, công sức để sắp xếp, gặp gỡ phỏng vấn ngườu giữ vị trí hay trưởng bộ phận. Có thể nhận được những thông tin sai lệch do người phỏng vấn tự đánh giá cao.

3. Bảng câu hỏi mẫu để phân tích công việc

- Ưu điểm: Được áp dụng rộng rãi cho tất cả các vị trí cùng một lúc nên tiết kiệm thời gian.

- Nhược điểm: Có thể bị hiểu sai câu hỏi do tâm lý e dè, lo ngại cung cấp thông tin sơ hở của mình cho Ban Nhân sự.

4. Bảng ghi chép các công việc đã thực hiện trong ngày

- Ưu điểm: bảng ghi chép này nhằm giúp cho người giữ vị trí kiểm soát được việc sử dụng thời gian thực sự đối với từng công việc. Bảng ghi chép có thể đơn giản chỉ là một lịch bố trí tiến độ làm việc

- Nhược điểm: Chỉ dành riêng cho các vị trí không thể quan sát được như cấp quản lý, chuyên gia hoặc các công việc được thực hiện ngoài giờ, ngoài văn phòng, không thường xuyên. Các chuyên gia Quản trị nguồn nhân lực khuyến cáo việc kết hợp các phương pháp trên sẽ đem lại hiệu quả hơn khi chỉ sử dụng một phương pháp đơn lẻ. Các phương pháp sẽ bổ sung lẫn nhau để hình thành các thông tin chính xác và đầy đủ nhất cho một vị trí công việc đặc biệt trong cách tiến hành xây dựng bản Mô Tả Công Việc từ ngọn trước.

Có thể bạn quan tâm: Khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp

[Last Updated On: 27/06/2021 By Lytuong.net]

Phương pháp quan sát là gì?

Phương pháp quan sát là gì ?

Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác trực tiếp để thu nhận các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Kỹ thuật quan sát

– Phải chuẩn bị một kế hoạch chu đáo trước khi quan sát. Bao gồm:

+ Xác định rõ mục tiêu quan sát;

+ Phải xác định đối tượng quan sát;

+ Xác định thời điểm quan sát;

+ Các thức tiếp cận để quan sát;

+ Xác định thời gian quan sát;

+ Hình thức ghi lại thông tin quan sát;

+ Tổ chức quan sát.

– Lựa chọn các loại quan sát: tùy theo vấn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu mà lựa chọn hình thức quan sát cho phù hợp.

+ Theo mức độ chuẩn bị:

  • Quan sát có chuẩn bị;
  • Quan sát không chuẩn bị.

+ Theo sự tham gia [theo vị trí] của người quan sát:

  • Quan sát có tham dự [quan sát thâm nhập];
  • Quan sát không tham dự [quan sát không thâm nhập].

+ Theo mức độ công khai của người đi quan sát:

  • Quan sát công khai;
  • Quan sát không công

+ Căn cứ vào số lần quan sát:

  • Quan sát một lần;
  • Quan sát nhiều lần.

Ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát:

Điểm mạnh nhất của phương pháp quan sát là đạt được ấn tượng trực tiếp và sự thể hiện của cá nhân được quan sát, trên cơ sở ấn tượng mà điều tra viên ghi chép lại thông

Hạn chế: Chỉ sử dụng cho các nghiên cứu với đối tượng chỉ xảy ra trong hiện tại. Tính bao trùm của quan sát bị hạn chế, bởi vì người quan sát không thể quan sát mẫu lớn được. Đôi khi bị ảnh hưởng tính chủ quan của người quan sát.

Do ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát mà phương pháp này thường sử dụng cho nghiên cứu đại diện, nghiên cứu thử, hay nghiên cứu để làm chính xác các mô hình lý thuyết, kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu.

Quan sát là một phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản, dễ thực hiện nhưng rất hữu ích, dù đây không phải là 1 phương pháp điều tra vì không có các câu hỏi hay câu trả lời. Tuy nhiên, muốn phương pháp này đạt kết quả tốt cần phải có 1 mẫu nghiên cứu cụ thể.

Có 2 cách khác nhau trong việc thực hiện phương pháp quan sát.

1. Quan sát, nghiên cứu các tài liệu có sẵn trong một thời gian:

Chẳng hạn như:

-Quan sát, nghiên cứu và phân tích các bản ghi chép có tính lịch sử hay các bản quyết toán tài chính, các dữ liệu kinh tế hoặc các nội dung quảng cáo cạnh tranh.

-Quan sát và phân tích các điều kiện vật chất để nhân viên thu thập thông tin về doanh số một mặt hàng, các dữ liệu về giá cả, việc trưng bày và cách trưng bày hàng hóa cũng được ghi nhận trong tiến trình nghiên cứu để xác định điều kiện cạnh tranh.

Mục tiêu của việc quan sát bước này nhằm đảm báo tính chính xác và không phức tạp cho quá trình nghiên cứu tiếp theo.

2. Quan sát để ghi nhận lại thái độ của đối tượng nghiên cứu

Hình thức quan sát này có thể phân thành các loại:

-Thái độ: gồm việc quan sát các động tác, những biểu lộ bằng hành động [cái nhìn, ánh mắt…].

-Thái độ ngôn ngữ: quan sát nghiên cứu nội dụng trình bày, cách thức truyền đạt thông tin và số lượng thông tin bao hàm trong nội dung của 1 tình huống nào đó.

-Thái độ ngoài ngôn ngữ: như âm thanh [cao độ, cường độ và âm sắc của lời nói], nhịp độ [tốc độ nói, khoảng ngừng, tiết điệu], sự tham gia [khuynh hướng, sự ngắt lời, áp đảo hay e dè] và phong thái [từ ngữ, cách phát âm, từ địa phương].

-Mức độ tương quan: quan sát sự biểu hiện mối tương quan với người khác như việc giữ khoảng cách và phải giữa người này với người khác.

Khi sử dụng phương pháp quan sát, sự thành công phụ thuộc vào sự nhạy cảm của người quan sát, thông tin chính xác và đầy đủ được ghi nhận từ người quan sát.

Các thao tác trong tiến trình quan sát có thể được xác định như sau:

  • Ai? Người nghiên cứu cần hướng dẫn cho người quan sát các đặc điểm để xác định đối tượng cần quan sát.
  • Cái gì? Các chi tiết cần quan sát ở đối tượng và ghi chép những gì có liên quan đến việc nghiên cứu.Mặc dù, cái gì cần quan sát được vạch ra trước, nhưng người quan sát vẫn thường khó quyết định ghi chép những gì.
  • Thời gian: khi thời gian là yếu tố quan trọng trong việc nghiên cứu, quan sát viên phải biết khi nào cần quan sát. Họ cần được người nghiên hướng dẫn phải quan sát vào 1 ngày hay 1 tuần đặc biệt, hoặc quan sát vào giờ giấc đặc biệt trong ngày.
  • Địa điểm: người nghiên cứu cũng cần hướng dẫn các quan sát viên nên thực hiện quan sát ở đâu.
  • Cách nào? Nội dung này thể hiện cách thức quan sát viên thực hiện việc quan sát của mình như thế nào để quan sát đối tượng tượng tại địa điểm cụ thể. Chẳng hạn như: quan sát viên có để cho đối tượng biết mình đang quan sát không? Quan sát và ghi chép kết hợp như thế nào? Quan sát đám đông? Các biểu mẫu giúp quan sát viên ghi chép nhanh các thông tin quan trọng và các chỉ dẫn cách điền vào biểu mẫu…

Ưu thế phương pháp này là kết quả hiển nhiên trực quan, dễ thừa nhận và tương đối chính xác. Tuy nhiên nó có thể bị hạn chế nếu dùng để nghiên cứu nhóm cố định người tiêu dùng do khó khăn trong chọn mẫu hoặc do đối tượng quan sát bị nhầm lẫn.

Nguồn: PGS. TS.Nguyễn Thị Liên Diệp [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

3 công cụ để thu thập thông tin trong phương pháp quan sát là gì?

Trả lời:

3 công cụ để thu thập thông tin trong phương pháp quan sát là:

1/ Quan sát, nghiên cứu những tài liệu sẵn có

2/ Quan sát nhận thức và ghi lại thái độ của đối tượng

3/ Quan sát bằng thiết bị

Video liên quan

Chủ Đề