Phương pháp nghiên cứu khoa học ngành luật

 Mô tả môn học
Nội dung môn học gồm hai phần:- Thứ nhất là giới thiệu về nguyên tắc và các phương pháp phân tích luật viết, tập trung vào các công cụ phân tích câu chữ.

- Thứ hai là hướng dẫn sinh viên cách viết một bài thu hoạch, mang tính chất một đề tài khoa học, qua từng bước như: đặt câu hỏi nghiên cứu, xây dựng đề cương, tìm tài liệu,...


 Tài liệu có liên quan
Bên dưới là một số tài liệu có liên quan đến môn học này:
- Bài giảng Phương pháp phân tích luật viết của thầy Nguyễn Ngọc Điện.- Bài tập Phương pháp phân tích luật viết.

- Hướng dẫn trình bày bài thu hoạch.


Để tìm hiểu các quy phạm, chế định, quan hệ của một ngành luật trong quá trình hình thành và phát triển cũng như các quy luật phát triển, các quan điểm liên quan đến ngành luật đó thì cần thiết có những cách thức, những biện pháp nhất định. Những cách thức, biện pháp để đạt được mục đích nhận thức thức ấy chính là những phương pháp nghiên cứu của khoa học ngành luật đó. Khi tìm hiểu về khoa học luật Hiến pháp, chúng ta nhận thấy khoa học luật Hiến pháp đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

1 Phương pháp duy vật biện chứng

Khi nghiên cứu các quy phạm, chế định, quan hệ, chúng ta phải xem xét các quy phạm, chế định, quan hệ đó như những bộ phận cấu thành của luật. Vì vậy, giữa chúng phải có những mối quan hệ nhất định và phải xem xét những mối quan hệ đó trong sự thống nhất của luật Hiến pháp, giữa các quy phạm, chế định, quan hệ phải hỗ trợ lẫn nhau, không được mâu thuẫn, đối lập nhau.

Cũng như bất cứ một hiện tượng xã hội nào khác, pháp luật nói chung và luật Hiến pháp nói riêng luôn luôn biến đổi để đạt đến sự hoàn thiện. Do vậy, phải nghiên cứu luật Hiến pháp Việt Nam ở những giai đoạn lịch sử khác nhau để từ đó rút ra những kết luận, những quy luật phát triển nhất định, để thấy được sự kế thừa và phát triển của các quy phạm, chế định, quan hệ luật Hiến pháp.

2. Phương pháp so sánh

Khi nghiên cứu, chúng ta phải so sánh các quy phạm, chế định, quan hệ luật Hiến pháp hiện hành với các quy phạm, chế định, quan hệ tương ứng của luật Hiến pháp trước đây để thấy được sự giống và khác nhau, tính kế thừa và phát triển của các quy phạm, chế định, quan hệ đó.

Đồng thời không chỉ nghiên cứu bó hẹp trong phạm vi luật Hiến pháp mà cần phải đối chiếu các ngành luật khác của nước ta để tìm ra mối quan hệ giữa luật Hiến pháp với các ngành luật khác, vai trò của luật Hiến pháp trong hệ thống pháp luật, chúng ta còn phải so sánh các quy phạm, chế định, quan hệ luật Hiến pháp Việt Nam với những vấn đề tương ứng của luật Hiến pháp các nước khác để thấy được đặc điểm của luật Hiến pháp Việt Nam, học hỏi kinh nghiệm các nước khác cũng như phê phán những quan điểm sai lầm về những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Hiến pháp.

3 Phương pháp phân tích theo hệ thống – chức năng

Nội dung của phương pháp này là hiện tượng được nghiên cứu xem như một hệ thống nhất định. Hệ thống này lại là một bộ phận cấu thành của một bộ phận khác lớn hơn. Hệ thống nhỏ thực hiện những chức năng nhất định trong hệ thống lớn và gắn bó với hệ thống lớn bởi những nhiều quan hệ khác nhau. Phương pháp phân tích theo hệ thống – chức năng cho phép chúng ta làm sáng tỏ mối quan hệ nguyên nhân – hậu quả của đối tượng được nghiên cứu bằng cách xem xét một cách toàn diện cả về vị trí, vai trò cũng như những quan hệ nhất định trong hệ thống.

Ví dụ : Khi nghiên cứu các cơ quan toà án nhân dân, chúng ta phải xem như đó là một hệ thống có cơ cấu tổ chức nhất định, có cùng một chức năng và gắn bó với nhau bởi các nguyên tắc tổ chức và hoạt động. Vì là một bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước nên trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan toà án nhân dân không thể vượt ra những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung. Chúng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước và phối hợp với các cơ quan quản lý, các cơ quan kiểm sát trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

.4 Phương pháp lịch sử

Phương pháp này đòi hỏi khi nghiên cứu chúng ta phải tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử mà các quy phạm, chế định luật Hiến pháp ra đời và tồn tại. Vì pháp luật nói chung, không vượt ra ngoài điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, nên mỗi quy phạm, chế định, quan hệ  luật Hiến pháp in dấu ấn của mỗi thời kỳ nhất định. Do đó chỉ có thể được nội dung, những mặt tích cực, hạn chế của vấn đề khi được nghiên cứu trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định.

Phương pháp lịch sử còn cho thấy được sự phát triển của luật Hiến pháp gắn liền với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, vì bao giờ trong những điều kiện lịch sử nhất định, giai cấp thống trị đều đặt ra những mục tiêu nhất định phù hợp với chế độ chính trị của giai cấp mình.

5 Phương pháp thống kê

Khi nghiên cứu một vấn đề trong bộ máy nhà nước, bằng các số liệu trong từng thời điểm khác nhau cho phép chúng ta thấy được sự phát triển hay sự suy thóai của vấn đề được nghiên cứu.

Ví dụ : Khi tìm hiểu tổ chức của Quốc hội qua các Hiến pháp, ta nhận thấy:

– Hiến pháp 1946, Quốc hội có một cơ quan thường trực

– Hiến pháp 1959, Quốc hội có ba cơ quan thường trực

– Hiến pháp 1980, Quốc hội có mười cơ quan thường trực

– Hiến pháp 1992, Quốc hội có chín cơ quan thường trực

Những con số trên cho phép chúng ta rút ra kết luận: tổ chức Quốc hội nước ta ngày càng phức tạp hơn, các cơ quan thường trực có xu hướng tăng.

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên: PGS.TS Đoàn Minh Duệ và PGS.TS Trần Xuân Sinh GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH LUẬT Vinh - 2011
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên: PGS.TS Đoàn Minh Duệ và PGS.TS Trần Xuân Sinh GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH LUẬT [Giáo trình đào tạo từ xa] Vinh - 2011
  3. Phân công biên soạn: - Chủ biên: PGS.TS Đoàn Minh Duệ và PGS.TS Trần Xuân Sinh
  4. Lời nhà xuất bản Nghiên cứu khoa học là một hoạt động trí tuệ, là lĩnh vực lao động phức tạp, có tính sáng tạo cao. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là cách thức tiến hành nghiên cứu một đề tài khoa học. Mỗi nhà khoa học trên cơ sở các phương pháp và nguyên tắc chung sẽ có sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của mình để sáng tạo ra các sản phẩm khoa học. Nhằm giúp các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy đại học có tài liệu tham khảo khi tiến hành nghiên cứu các đề tài khoa học; nhằm giúp cho các bạn sinh viên nói chung mà đặc biệt là sinh viên các chuyên ngành: Sư phạm Giáo dục Chính trị, Cử nhân Chính trị - Luật và Cử nhân Luật cũng như các bạn học viên Cao học Chuyên nghành Lý luận và Phương pháp giảng dạy Chính trị của Trường Đại học Vinh trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận, luận văn tốt nghiệp, Nhà xuất bản Pháp lý đã xuất bản cuốn sách Phương pháp luận nghiên cứu khoa học của PGS. TS. Trần Xuân Sinh và PGS. TS. Đoàn Minh Duệ hiện đang công tác tại Đại học Vinh biên soạn. Đây là công trình mà 2 tác giả đã biên soạn và giảng dạy trong nhiều năm ở bậc đại học và sau đại học, tuy vậy chắc chắn vẫn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc. Tháng 9 năm 2008 Nhà xuất bản Pháp lý
  5. Mục lục Trang Chương 1: Đại cương về nghiên cứu khoa học 4 1. Khái niệm 4 2. Chức năng cơ bản của nghiên cứu khoa học 7 3. Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học 9 4. Sản phẩm của nghiên cứu khoa học 10 Chương 2: Nội dung cơ bản của nghiên cứu khoa học 12 1. Định nghĩa 12 2. Các bước cơ bản của nghiên cứu khoa học 13 3. Về đặt giả thuyết và kiểm định giả thuyết nghiên cứu 14 Chương 3: Các loại hình của nghiên cứu khoa học 19 1. Loại hình nghiên cứu 19 2. Ý nghĩa của việc nhận dạng loại hình nghiên cứu 21 3. Chuyển giao công nghệ 22 Chương 4: Phương pháp nghiên cứu khoa học 25 1. Các phương pháp nghiên cứu khoa học 25 2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 26 3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 27 4. Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm 30 5. Về việc xử lý số liệu thực nghiệm và phi thực nghiệm 33 Chương 5: Thực hiện đề tài nghiên 34 1. Khái niệm 34 2. Các bước thực hiện đề tài nghiên cứu 38 Phần Phụ lục 47 Phụ lục 1: Cấu trúc đề cương và cách trình bày 43 khoá luận tốt nghiệp đại học Phụ lục 2: Cấu trúc đề cương và cách trình bày 45 một luận văn tốt nghiệp cao học Phụ lục 3: Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học 53 và công nghiệp cấp bộ Phụ lục 4: Đề cương chi tiết của một khoá luận 56 tốt nghiệp đại học Tài liệu tham khảo 59
  6. Chương 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Khái niệm 1.1. Khoa học là một khái niệm thể hiện tính chặt chẽ, logic, đúng đắn, đạt đến chân lý. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 2001, thì Khoa học là hệ thống tri thức tích luỹ trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng nh những hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực. Theo Điều 2, Luật khoa học - công nghệ, ban hành năm 2000, thì Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên và xã hội. Chúng ta thường nói: Hội nghị khoa học, Hội thảo khoa học, Toạ đàm khoa học, Báo cáo khoa học, Làm công tác khoa học, Thái độ khoa học, Tác phong khoa học, Sắp xếp khoa học, ... 1.2. Nghiên cứu khoa học là sự khám phá, phát hiện những quy luật vận động của thế giới tự nhiên và xã hội [bao gồm cả con người], là sự sáng tạo các giải pháp và sử dụng các giải pháp khoa học được khám phá nhằm phục vụ sự tiến bộ của xã hội loài người. Theo PGS.TS. Trần Khánh Đức [Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục] thì nghiên cứu khoa học và công nghệ có thể coi là tập hợp toàn bộ các hệ thống các hoạt động sáng tạo nhằm phát triển kho tàng kiến thức khoa học và áp dụng chúng vào thực tiễn. Nh vậy, thực chất của nghiên cứu khoa học là thu thập và xử lý thông tin trong thế giới tự nhiên và xã hội. Theo Giáo sư Vũ Cao Đàm thì “thế giới tự nhiên, xã hội, con người” gọi chung là sự vật hoặc hiện tượng. Như vậy, nghiên cứu khoa học có thể quy về 3 nội dung chính:  Một là, khám phá, phát hiện những quy luật vận động của sự vật và hiện tượng.  Hai là, sáng tạo giải pháp khoa học nhằm biến đổi trạng thái của sự vật và hiện tượng.  Ba là, ứng dụng những giải pháp khoa học nhằm phục vụ sự tiến bộ của loài người. Ví dụ: - Bằng lập luận logic chặt chẽ, phát hiện chứng minh được một mệnh đề mới của Toán học. Đó là nghiên cứu khoa học. - Tìm hiểu về thực trạng của môi trường tại một khu vực nào đó, từ đó đề ra các giải pháp, kiến nghị một cách khoa học nhằm loại bỏ những ảnh hưởng xấu của
  7. môi trường sinh thái, đưa lại môi trường thân thiện trong lành cho con người. Đó là nghiên cứu khoa học. - Sử dụng tiến bộ khoa học về kỹ thuật vi mạch, xây dựng mô hình và cho ra sản phẩm máy tính. Đó là nghiên cứu khoa học. - Thu thập tình hình, thực trạng giáo dục của một đơn vị, nghiên cứu những quy luật, quy định về giáo dục, từ đó đa ra các giải pháp cho quản lý giáo dục ở đơn vị. Đó là nghiên cứu khoa học. - Những suy nghĩ, những giải pháp được hình thành bằng sự cảm nhận, chưa được kiểm chứng khoa học, thì chưa được coi là nghiên cứu khoa học. 1.3. Lý thuyết khoa học. Không có khoa học nào mà không có lý thuyết. Cũng như mọi khoa học, nghiên cứu khoa học phải dựa trên một cơ sở lý thuyết. Và chính nó, nghiên cứu khoa học lại tạo ra sản phảm lý thuyết. + Vậy lý thuyết khoa học là gì? Cho đến nay, chưa có một định nghĩa đầy đủ về lý thuyết khoa học. Tuy nhiên, người ta cũng có thể hình dung được nội dung của nó. Theo Vũ Cao Đàm thì: “Lý thuyết khoa học là một hệ thống luận điểm khoa học về một đối tượng nghiên cứu của khoa học. Lý thuyết cung cấp một quan niệm hoàn chỉnh về bản chất sự vật, những liên hệ bên trong của sự vật và mối quan hệ cơ bản giữa sự vật với thế giới bên ngoài”. Lý thuyết khoa học có tính kế thừa và có tính sáng tạo. Nh vậy, có thể xem lý thuyết khoa học chứa đựng: a. Một hệ thống luận điểm khoa học về một đối tượng nghiên cứu của khoa học. b. Cung cấp một quan niệm hoàn chỉnh về bản chất sự vật, những liên hệ bên trong của sự vật và mối quan hệ cơ bản giữa sự vật với thế giới bên ngoài. c. Đa ra các dự báo về sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung cũng như về các lĩnh vực khoa học cụ thể. + Các bộ phận cấu thành lý thuyết khoa học có thể được thực hiện trong sơ đồ sau đây [theo Vũ Cao Đàm] Hệ thống Lý thuyết khái niệm Kế thừa Hệ thống Hệ thống phạm trù luận điểm Sáng tạo mới Hệ thống quy luật
  8. Sơ đồ 1.1 Trong sự kế thừa và sáng tạo của tri thức khoa học chứa đựng các nội dung về Hệ thống khái niệm, Hệ thống phạm trù và Hệ thống quy luật. Sự hình thành và phát triển lý thuyết khoa học tuỳ thuộc vào mỗi lĩnh vực khoa học khác nhau [lĩnh vực Toán học, lĩnh vực Vật lý, lĩnh vực Ngôn ngữ, lĩnh vực Chính trị, lĩnh vực Luật học; có thể nói rộng hơn là lĩnh vực khoa học Tự nhiên hay khoa học Xã hội và nhân văn và khoa học kỹ thuật công nghệ...]. 1.4. Tri thức khoa học là những hiểu biết khoa học được tích luỹ trong quá trình sống và quá trình nghiên cứu khoa học. Tri thức khoa học được biểu hiện dư- ới dạng: khái niệm, phạm trù, tiền đề, quy luật, định lý, mệnh đề, lý thuyết, học thuyết, quan điểm, hệ tư tưởng ... Khái niệm là một biểu hiện tri thức khoa học về thuộc tính bản chất, chủ yếu của sự vật hoặc hiện tượng. Khái niệm giúp phân biệt sự vật này với sự vật kia, phạm trù này với phạm trù khác. Tiên đề là một biểu hiện tri thức khoa học khẳng định một quy luật bản chất mang tính tất yếu, hiển nhiên được thừa nhận, không đòi hỏi chứng minh bằng các khái niệm đã được hình thành trước đó. Một hệ tiên đề độc lập, đầy đủ, phi mâu thuẫn sẽ xây dựng nên một hệ thống lý thuyết của bộ môn khoa học mới. Để phân biệt với tri thức khoa học, người ta đa ra khái niệm tri thức thường nghiệm1. Tri thức thường nghiệm là tri thức không có tính sáng tạo, không có chủ kiến giá trị, nó miên man, dàn trải, xuất phát điểm chủ yếu là những kinh nghiệm, vì vậy hiệu quả không nhiều, không chứa đựng nhiều giá trị khoa học. Chẳng hạn, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm thường nhật, chưa gây được những đột biến về giá trị. Đó là tri thức thường nghiệm. 5. Luận điểm khoa học. Việc nghiên cứu khoa học đòi hỏi mỗi cá nhân phải có những ý tưởng trong tư duy của mình bằng việc đưa ra được luận điểm khoa học có bản sắc và lập luận riêng. Vậy luận điểm khoa học là gì? Làm cách nào để nêu ra được luận điểm khoa học? Luận điểm khoa học là một phán đoán về bản chất sự vật. Luận điểm khoa học thường là kết quả của những suy luận trực tiếp từ nghiên cứu lý thuyết, quan sát và thực nghiệm. 1 Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, H. 2000. tr. 11.
  9. Bài báo khoa học, Khóa luận, Luận văn khoa học, Báo cáo khoa học... đều phải là một văn bản trình bày và chứng minh luận điểm khoa học của tác giả. Quá trình xây dựng luận điểm khoa học được hình thành theo các bước sau: + Bắt đầu, nhà khoa học hay người nghiên cứu, hoạt động phải quan sát, xem xét để nắm bắt sự kiện hoặc vấn đề khoa học. + Phát hiện những mâu thuẫn, vấn đề đặt ra trong sự kiện khoa học + Đặt câu hỏi về nguyên nhân và cách xử lý về mâu thuẫn đó. Kết quả của việc thực hiện đặt được câu hỏi chính là cho ta vấn đề nghiên cứu hay vấn đề khoa học. + Đưa ra câu trả lời sơ bộ. Kết quả của câu thử trả lời sơ bộ cho ta giả thuyết khoa học. 2. Chức năng cơ bản của nghiên cứu khoa học. Từ khái niệm nghiên cứu khoa học đã nêu, ta thấy nghiên cứu khoa học nhằm hai mục đích cơ bản: mục đích nhận thức và cải tạo thế giới2. Hai mục đích đó được thực hiện thông qua 4 chức năng cụ thể của nghiên cứu khoa học: - Mô tả - Giải thích - Tiên đoán - Sáng tạo trên cơ sở tri thức khoa học. 2.1. Chức năng mô tả. Mục đích của mô tả là đưa ra một hệ thống tri thức về sự vật hoặc hiện tượng. Hệ thống tri thức này giúp người ta có công cụ nhận biết thế giới, phân biệt được sự khác biệt về bản chất giữa sự vật này với sự vật khác. Nội dung của mô tả bao gồm mô tả cấu trúc, mô tả quan hệ, mô tả động thái. Ví dụ: + Khi người ta nói đến động cơ ô tô là người ta phải nói tới cấu trúc động cơ bốn kỳ của nó. Còn khi nói tới động cơ xe máy Honđa là nói tới động cơ hai kỳ. Sự khác biệt cơ bản của hai loại động cơ này là ở chỗ đó. + Khi nói tới một hệ thống theo nghĩa “hộp đen”, người ta mô tả nó nh là một sơ đồ dạng: C¸i  vµo X  Hệ điều khiển F C¸i  ra Y  2 . Sách đã dẫn.
  10. Mô tả mối quan hệ giữa cái vào X và cái ra Y, đồng thời cũng cho thấy kết quả Y phụ thuộc vào X và sự hoạt động [động thái] của F. Trong nghiên cứu khoa học việc mô tả phải khách quan, chân xác, phù hợp với quy luật vận động của nó. Mô tả phải có các tiêu chí về: - Định tính - Định lượng Kết quả của mô tả phụ thuộc vào: năng lực, góc nhìn và tầm hiểu biết của người mô tả. 2.2. Chức năng giải thích. Nếu dừng lại ở mô tả thì chỉ mới đa ra được cái mình định nói [dĩ nhiên trong nhiều vấn đề khoa học, mô tả được cái cần quan tâm cũng là thắng lợi quan trọng]. Vấn đề cần có ở khoa học là phải giải thích nguyên nhân, cội nguyền của sự vật, hiện tượng và dự báo được phương hướng vận động của sự vật. Mục đích của giải thích là tìm rõ nguyên nhân để đề ra các biện pháp tác động vào sự vật, hiện tượng nhằm phục vụ những lợi ích của con người. Kết quả của giải thích phải là sự trả lời các câu hỏi: Tại sao? Vì sao vậy? Do đâu mà có?... Nội dung của giải thích gồm: - Giải thích nguồn gốc; - Giải thích mối quan hệ, mối liên hệ; - Giải thích nguyên nhân; - Giải thích hậu quả, kết quả của nó; - Giải thích những quy luật chung, có tính khái quát. 2.3. Dự báo: Dự báo nhằm làm cho con người nhìn sự vật và hiện tượng một cách hoàn chỉnh và chủ động hơn trong tương lai. Dự báo bao gồm: - Dự báo về sự xuất hiện; - Dự báo về sự tồn tại hoặc huỷ diệt; - Dự báo về sự biến đổi hoặc những định hướng. Có nhiều phương pháp dự báo: Phương pháp chuyên gia, Phương pháp thống kê, Phương pháp cảm nhận [linh cảm], Phương pháp điều tra xã hội học... Cần chú ý rằng, dự báo chỉ cho ta những thông tin gần đúng trên cơ sở cái đã có, dự báo không thể là cái chính xác hoàn toàn. Bằng lập luận toán học, người ta đã chứng minh được rằng, người quản lý giỏi phải là người biết dự báo được nhiều tình huống, chuẩn bị những giải pháp cho mỗi tình huống một cách thích hợp và biết chú ý tới mọi tình huống một cách bình đẳng. Vì vậy, xét trong mối quan hệ biện chứng, dự báo là những thông tin quan trọng về định hướng sự vật cũng nh sự vận động và phát triển của nó trong tương lai trên cơ sở những thông tin khoa học hiện tại. Do vậy, dự báo chỉ mang tính gần
  11. đúng. Một nhà khoa học thiên tài hoặc một nhà quản lý xuất sắc là trên cơ sở những dự báo đó phải tìm ra luận cứ khoa học hợp lý phục vụ cho công việc hiện tại của mình. 2.4. Sáng tạo. Sáng tạo được coi là chức năng quan trọng nhất của nghiên cứu khoa học. Nhiệm vụ của sáng tạo là tìm ra cái mới hữu ích, hiệu quả nhằm phục tốt cho con người [bao gồm cả những ý tưởng mới, những giải pháp mới, những kiến tạo mới, những chính sách mới, những thay đổi mới...]. 3. Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học C. Mác nói: “Sản phẩm của lao động khoa học luôn được đánh giá kém xa so với giá trị thực của nó, bởi vì giá trị lao động sống nhằm tái tạo ra nó không thể nào so sánh được với giá trị lao động quá khứ sáng tạo ra nó lần đầu tiên”. Thực tế cho thấy, sản phẩm khoa học là một quá trình lao động gian lao, vất vả của nhiều thế hệ, quá trình ấp ủ, hình thành tình huống có vấn đề tới kết quả là một chặng đường đầy gian nan và thử thách. Tuy nhiên, khi đã có kết quả thì nhiều người lại cho đó là công việc bình thường. Vì vậy, chúng ta có thể khai thác từ những ý tưởng đã nêu của C. Marx để xem xét một cách đầy đủ những đặc điểm của nghiên cứu khoa học. Ví dụ: Phát hiện định luật rơi tự do của Niutơn. Bây giờ ta nghe, ta biết thông qua câu chuyện của Niutơn khi ngồi dới gốc táo, nhìn táo rơi mà tìm ra định luật. Đơn giản quá. Tuy nhiên, trước khi phát hiện ra định luật, Niutơn đã phải suy nghĩ, trăn trở với bao nhiêu giả thiết, bao nhiêu thí nghiệm khác nhau, Ông âm thầm làm việc, thử nghiệm, ai mà đánh giá được. Người ta đã rút ra những đặc điểm chính của nghiên cứu khoa học là: 1. Tính mới hay tính sáng tạo. Là thuộc tính quan trọng nhất của nghiên cứu khoa học. Tính mới ở đây phải được hiểu đầy đủ theo quan điểm phi mâu thuẫn trong sự tồn tại của thế giới khach quan. Mới không có nghĩa là phủ định cái cũ một cách tuỳ tiện, cứng nhắc. 2. Tính rõ ràng. Tức là kết quả của nghiên cứu khoa hoc phải có thông tin rõ ràng về vấn đề nêu ra. 3. Tính khách quan. 4. Tính tin cậy. 5. Tính kế thừa. 6. Tính chủ kiến [luận điểm khoa học]. 7. Tính mạo hiểm. 8. Tính phi kinh tế.
  12. 4. Sản phẩm của nghiên cứu khoa học Kết quả của mọi hoạt động do con người đều được thể hiện trên sản phẩm có được của nó. Trong mọi trường hợp, sản phẩm của nghiên cứu khoa học chính là thông tin [nghiên cứu khoa học, suy cho cùng là thu thập và xử lý thông tin]. Sản phẩm thông tin được bộc lộ theo nhiều dạng khác nhau. 4.1. Sản phẩm là các luận điểm của tác giả đã được chứng minh hoặc bác bỏ. Luận điểm khoa học biểu hiện thông qua những hình thức khác nha u tuỳ thuộc lĩnh vực khoa học. Luận điểm đó có thể thể hiện qua định lý trong toán học, những định luật trong vật lý, những quy luật, phạm trù trong các vấn đề chính trị- xã hội, những nguyên tắc mang tính pháp lý trong luật học hoặc những nguyên lý trong kỹ thuật [nguyên lý máy phát điện, nguyên lý động cơ phản lực]. 4.2. Sản phẩm là vật mang thông tin. Vật mang thông tin có thể bao gồm: - Vật mang tính định tính: Sách, báo, băng âm, băng hình, đĩa hình, - Vật mang tính công nghệ: Sản phẩm được sản xuất ra quy trình công nghệ. - Vật mang tính xã hội: Quan điểm khoa học, trường phái khoa học, bí quyết công nghệ, ... Chú ý: Khi xem xét sản phẩm nghiên cứu khoa học cần chú ý đến mức độ của giá trị sản phẩm liên quan đến các khái niệm sau: a. Phát hiện. Phát hiện là sự nhận ra những vật thể, những quy luật xã hội đang tồn tại một cách khách quan [phát hiện vi trùng, phát hiện nguyên tố phóng xạ, phát hiện châu Mỹ, phát hiện quy luật giá trị thặng dư, phát hiện các phép biện chứng trong lĩnh vực xã hội… Phát hiện chỉ mới là sự khám phá các vật thể hoặc các quy luật, làm thay đổi nhận thức, cha thể áp dụng trực tiếp, nó chỉ có thể áp dụng khi nghiên cứu tìm ra các giải pháp. b. Phát minh. Phát minh là sự phát hiện ra những quy luật, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế gới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó cha ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của con người. Phát minh là khám phá về quy luật khách quan, chưa có ý nghĩa áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống. c. Sáng chế. Sáng chế là loại sản phẩm trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ [chẳng hạn sáng chế ra máy hơi nớc, công thức chế tạo thuốc nổ TNT, sáng chế ra máy in lades...]. Sáng chế có khả năng áp dụng vào lĩnh vực kinh tế hoặc vào đời sống xã hội và có ý nghĩa thơng mại, có thể mua- bán, ký hợp đồng chuyển giao, được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
  13. Chương 2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Định nghĩa Nội hàm của khái niệm là những hiểu biết về toàn thể thuộc tính bản chất được phản ánh trong khái niệm. Nội hàm của khái niện được thể hiện thông qua định nghĩa. Ngoại diên của khái niệm là toàn thể những cá thể có chứa các thuộc tính bản chất được phản ánh trong khái niệm. Giữa nội hàm và ngoại diên có quan hệ tỉ lệ nghịch: Khi mở rộng ngoại diên thì nội hàm bị thu hẹp lại và ngược lại khi thu hẹp ngoại diên thì nội hàm được mở ra. Ví dụ: Cối xay là một dụng cụ được xoay quanh một điểm cố định dùng để nghiền những vật nào đó. Nội hàm của khái niệm là dụng cụ được xoay quanh một điểm cố định dùng để nghiền những vật nào đó. Ngoại diên của khái niệm là cối xay bột, cối xay lúa, cối xay gió, cối xay cà phê, cối xay thịt... Khi ngoại diên thu hẹp chỉ cái cối xay gió thì nội hàm cũng được mở rộng là dụng cụ được xoay quanh một điểm cố định dùng để nghiền những vật nào đó nhờ sức gió. Định nghĩa một sự vật hoặc hiện tượng là sự tách ngoại diên của sự vật cần định nghĩa ra khỏi sự vật gần nó và chỉ ra nội hàm của chúng. Trong định nghĩa khái niệm cối xay nh trên thì cụm từ một dụng cụ nhằm tách các sự vật gần nó có cùng nội hàm là được xoay quanh một điểm cố định dùng để nghiền những vật nào đó. 2. Các bước cơ bản của nghiên cứu khoa học 2.1. Thiết lập sự kiện. Muốn nghiên cứu khoa học, trước hết cần có “tình huống có vấn đề”, tức là cần phải thiết lập sự kiện. Sự kiện luôn tồn tại trong tự nhiên và xã hội. Sự phát hiện sự kiện để nghiên cứu cho ta định hướng ban đầu của quá trình lao động khoa học. 2.2. Quan sát sự kiện. Khi đã thiết lập được sự kiện nghiên cứu, chúng ta tiến hành quan sát chúng. Quan sát nhằm nhận rõ mặt sự kiện, quan sát để phát hiện vấn đề nghiên cứu, để đặt ra giả thuyết và để kiểm định giả thuyết. 2.3. Phát hiện vấn đề nghiên cứu [hay là vấn đề khoa học]. Bước này cần 3 nội dung:
  14. + Xác định vấn đề nghiên cứu, tức là xác định những điều chưa biết hoặc chưa biết rõ về bản chất của sự vật hoặc hiện tượng, cần được làm rõ trong quá trình nghiên cứu. + Đặt ra những ý tưởng khoa học. ý tưởng khoa học được hình thành từ quan sát sự kiện. Nó chỉ mới là những ý tưởng phác họa ban đầu, tức là những phán đoán trực cảm. Nội dung của ý tưởng khoa học bao gồm: - Ý tưởng về quy luật hình thành, tồn tại và vận động phát triển của sự vật hoặc hiện tượng. Chính những ý tưởng về quy luật này mà tạo ra những tiền đề ban đầu cho những phát minh có tính trừu tượng cao. - Ý tưởng về giải pháp [chẳng hạn Niutơn có ý tưởng “bẩy được quả đất”]. - Ý tưởng về hình mẫu, tức là xây dựng, thiết kế, mô phỏng nên những hình mẫu phù hợp những ý tưởng về giải pháp đã nêu. Để hình thành ý tưởng khoa học có thể có nhiều con đường khác nhau. + Vấn đề và giả vấn đề. Như đã nêu trên thiết lập sự kiện tức là tìm ra tình huống có vấn đề. Tuy nhiên, người nghiên cứu cần nhận rõ vấn đề được thiết lập thực sự “có vấn đề” hay không. Trong thực tế có nhiều sự hiện xảy ra nhưng đó chỉ là những “giả vấn đề”, tức là nó không tồn tại thực sự cần phải giải quyết. 2.4. Xây dựng khái niệm. Khái niệm ở đây hiểu đầy đủ theo nghĩa vấn đề cần được nghiên cứu. Ví dụ: Nếu chúng ta nói: Quản lý tình huống là khác với nói Tình huống quản lý. Đó là 2 khái niệm khác nhau, nên nội dung nghiên cứu cũng sẽ khác nhau. Do vậy chuẩn hoá, thống nhất khái niệm, sáng tạo khái niệm mới phù hợp với những khái niệm đã có là việc làm cần thiết. Khái niệm phản ánh những thuộc tính chung, chủ yếu có tính bản chất của sự vật hoặc hiện tượng. Nhờ khái niệm mà người ta phân biệt được sự vật hoặc hiện tượng. Trên cơ sở đó mà phân tích, đánh giá, so sánh, phát hiện, trựu tường hoá, khái quát hoá. Khái niệm phải làm rõ được nội hàm và ngoại diên của nó [cái định nói và cái mô hình của nó]. Tức là chúng ta cần tách được ngoại diên của sự vật hoặc hiện tượng cần định nghĩa ra khỏi cái gần nó và chỉ rõ nội hàm. Các thao tác cần chú ý khi hình thành khái niệm: + Thu hẹp khái niệm, tức là chuyển từ khái niệm có ngoại diên rộng sang khái niệm có ngoại diên hẹp. Chẳng hạn khái niệm Cối xay là một dụng cụ được xoay quanh một điểm cố định dùng để nghiền những vật nào đó. Cối xay là một dụng cụ được xoay quanh một điểm cố định dùng để xay lúa. Cối xay là một dụng cụ được xoay quanh một điểm cố định dùng để xay cà phê…
  15. + Mở rộng khái niệm, tức là chuyển một khái niệm từ ngoại diên hẹp sang khái niệm có ngoại diên rộng bằng cách loại bỏ bớt những thuộc tính phổ biến trong nội hàm của khái niệm xuất phát. Chẳng hạn khái niệm: Nghiên cứu khoa học là sự khám phá, phát hiện những quy luật vận động của thế giới tự nhiên và xã hội [bao gồm cả con người], là sự sáng tạo các giải pháp và sử dụng các giải pháp khoa học được khám phá nhằm phục vụ sự tiến bộ của xã hội loài người. Nếu chúng ta thu bớt nội hàm sáng tạo các giải pháp và sử dụng các giải pháp khoa học được khám phá nhằm phục vụ sự tiến bộ của xã hội loài người, thì nghiên cứu khoa học sẽ được mở rộng hơn, không còn bị ràng buộc bởi điều kiện phục vụ sự tiến bộ của xã hội loài người. + Phân chia khái niệm: Phân chia khái niệm nhằm mục đích vạch rõ sự phân lớp ngoại diên của khái niệm đó. Do vậy, việc phân chia khái niệm cần chú ý phân chia theo một tiêu chí nhất định, các lớp ngoại diên là riêng biệt, không giao nhau [việc phân chia nh vậy thường gọi là phân chia triệt để]. Chẳng hạn: khái niệm Tam giác được phân chia thành: tam giác thường, tam giác vuông, [theo tiêu chí 3 góc]; hay tam giác thường, tam giác cân, tam giác đều [theo tiêu chí 3 cạnh]. Người ta có thể phân chia theo loại [xếp theo loại] hoặc phân chia đôi [từng đôi có tính đối lập nhau - phân biệt khái niệm kinh tế kế hoạch và kinh tế thị trường]. Chú ý rằng, trong một số trường hợp việc phân chia khái niệm, vì những lý do khác nhau, có thể phân chia không triệt để [phân lớp ngoại còn có sự giao nhau]. Chẳng hạn: khái niệm loại hình nghiên cứu khoa học [phân chia theo kết quả sản phẩm], được chia thành nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai [xem Chương 3]. 3. Đặt giả thuyết nghiên cứu [hay là giả thuyết khoa học]. 3.1. Giả thuyết nghiên cứu là những ý tưởng về những kết quả có thể thu được trong quá trình nghiên cứu. Claude Barnard cho rằng: Giả thuyết là khởi đầu cho mọi nghiên cứu khoa học, không có khoa học nào mà lại không có giả thuyết. Ví dụ: Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa trái đất và mặt trời, người ta đặt giả thuyết: Quả đất là một vật thể tròn, quay xung quanh mặt trời. Từ giả thuyết đã nêu người ta phải sử dụng mọi phương pháp để chứng minh cho giả thuyết đó. Một giả thuyết nghiên cứu có thể đúng, có thể sai. Tuy nhiên, quá trình chứng minh hay bác bỏ giả thuyết đều cho ta những kết quả khoa học giá trị. Mendeleev đã nói: Một giả thuyết sai, vẫn còn hơn không có một giả thuyết nào. 3.2. Chú ý: Vấn đề khoa học có ảnh hởng trực tiếp đến giả thuyết khoa học. Chúng ta có thể mô tả ảnh hởng này theo sơ đồ
  16. Vấn đề Ý tưởng Giải quyết khoa học khoa học khoa học [Câu hỏi] [Hướng trả [Câu trả lời lời] sơ bộ] 3.3. Giả thuyết khoa học có những thuộc tính cơ bản: - Tính giả định. Giả thiết được đặt ra là để chứng minh. Giả thiết chỉ mới là một nhận định, cha được kiểm chứng. - Tính đa phương án. Trước một vấn đề nghiên cứu không bao giờ chỉ tồn tại một câu trả lời duy nhất. - Tính dị biến. Do sự phát triển của nhận thức, một giả thuyết có thể sớm bị xem xét lại ngay sau khi vừa mới được đặt ra. Người ta gọi đó là tính dị biến của giả thuyết [dị là dễ, biến là biến đổi]. 3.4. Tiêu chí để xem xét một giả thuyết + Giả thuyết phải dựa trên cơ sở quan sát, dựa trên kết quả sơ bộ của việc tìm câu trả lời cho câu hỏi đặt ra sau khảo sát. + Giả thuyết không được trái với lý thuyết. Khi xem xét tiêu chuẩn này cần lưu ý rằng lý thuyết phải đã được xác nhận là đúng đắn khoa học. Và ngay cả lý thuyết được xem là đúng đắn theo nghĩa phát triển của quá trình nhận thức thì lý thuyết ấy vẫn có thể được bổ sung. Cũng cần chú ý thêm rằng lý thuyết mà chúng ta nói ở đây là trong phạm vi tương đối nào, tính khái quát với mức độ ra sao? + Giả thuyết phải được kiểm chứng. 3.5. Kiểm chứng giả thuyết. Kiểm chứng giả thuyết đã nêu là nhiệm vụ suốt quá trình nghiên cứu khoa học của nhà khoa học. Việc kiểm chứng có thể dẫn đến một trong hai kết cục: Hoặc giả chứng minh được giả thuyết là đúng, hoặc chỉ ra rằng giả thuyết đã nêu là sai [bác bỏ giả thuyết]. 4. Đặt giả thuyết và kiểm định giả thuyết nghiên cứu 4.1. Đặt giả thuyết nghiên cứu [giả thuyết khoa học] Để xây dựng giả thuyết nghiên cứu, người ta cần chú ý: Một là giả thuyết nghiên cứu chỉ mới là một phán đoán logic. Hai là giả thuyết nghiên cứu chỉ mới là một kết luận giả định. Ba là giả thuyết nghiên cứu có quan hệ với loại hình nghiên cứu [xem Chương 3].
  17. - Với loại hình nghiên cứu cơ bản, cần đa ra giả thuyết về quy luật của sự vật hoặc hiện tượng. - Với loại hình nghiên cứu ứng dụng, cần đa ra giả thuyết về giải pháp thực hiện. - Với loại hình nghiên cứu triển khai, cần đa ra giả thuyết về hình mẫu. Giả thiết nghiên cứu có thể chia theo quan điểm logic học hoặc theo quan điểm loại hình nghiên cứu. Tất nhiên sự phân chia ở đây cũng chỉ có tính chất tương đối, không có sự cách biệt trong phân lớp. Chẳng hạn, trong quan điểm logíc, người ta phân ra giả thuyết chung và giả thuyết riêng. Trong phân chia loại hình nghiên cứu người ta phân ra giả thuyết quy luật, giả thuyết về giải pháp và giả thuyết về hình mẫu. Để xem xét một giả thuyết khoa học, chúng ta cần quan tâm: + Giả thuyết khoa học phải dựa trên cơ sở quan sát + Giả thuyết khoa học không được trái với lý thuyết khoa học Chý ý rằng lý thuyết khoa học ở đây là đã được xác định và bổ sung hoàn chỉnh. Tránh nhầm lẫn với lý thuyết đã cũ không còn giá trị, ngộ nhận, hoặc thiếu sót. + Giả thuyết khoa học phải được kiểm chứng [kiểm định] 4.2. Kiểm định giả thuyết Kết quả của kiểm chứng phải đạt tới: Hoặc là chứng minh giả thuyết đúng Hoặc là bác bỏ giả thuyết. Phương pháp kiểm chứng được thực hiện nhờ suy luận. Có 3 hình thức suy luận: Suy luận diễn dịch. Suy luận diễn dịch là loại suy luận từ cái chung, suy ra cái riêng. + Suy luận trực tiếp. Suy luận trực tiếp là phương pháp suy luận gồm 1 tiền đề và một kết đề [suy ra trực tiếp]. Sơ đồ của suy luận là A  B. Chẳng hạn: - Hôm qua anh không đi làm việc - Anh đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình. + Suy luận gián tiếp. Suy luận gián tiếp là loại suy luận gồm nhiều tiền đề và 1 kết đề. Sơ đồ là: A, B, C ...  Z. Chẳng hạn: - Nghỉ việc không có lý do, công việc hoàn thành chất lượng kém, vi phạm nếp sống văn hoá thì không được tăng lương.
  18. - Anh A đã nghỉ việc không lý do, Anh A công việc hoàn thành kém, Anh A đã vi phạm nếp sống văn hoá. Vậy anh A không được tăng lương. Trong suy luận gián tiếp, rất đáng chú ý là tam đoạn luận là loại suy luận thông dụng gồm 2 tiền đề và 1 kết đề. Chẳng hạn: - Tất cả các số chẵn đều chia hết cho 2 - 4 là số chẵn - Vậy 4 chia hết cho 2. Cần chú ý suy luận sai. Suy luận sai thông thường do hoặc là thiếu tiền đề hoặc là đánh tráo tiền đề, suy luận không đúng logic. a] Suy luận quy nạp. + Quy nạp không hoàn toàn là loại quy nạp đi từ một số cái riêng đi đến cái chung. Ví dụ: Các số 2, 4, 6 ... là số chẵn có dạng: 2.1, 2.2, 2.3, ... vậy số chẵn có dạng 2.n, trong đó n là số tự nhiên. Trong thực tế của những quan sát thí nghiệm, thông thường chúng ta thực hiện theo quy nạp không hoàn toàn. + Quy nạp hoàn toàn là loại quy nạp đi từ tất cả cái riêng đi đến cái chung. Ví dụ: Các số 2, 4, 6 ... là số chẵn có dạng: 2.1, 2.2, 2.3, ... Giả sử n số chẵn có dạng 2.n là đúng. Khi đó số chẵn thứ [n + 1]sẽ là [2.n + 2]. Rõ ràng 2.n + 2 = 2[n+1]. Ta kết luận: tất cả số chẵn có dạng 2.n, trong đó n là số tự nhiên. c] Loại suy Loại suy là hình thức suy luận đi từ cái riêng đến cái riêng. Chẳng hạn: Khi định ra chế độ chính sách đãi ngộ cán bộ của cơ quan, các chuyên viên thường đi tham quan, xem xét ở các cơ quan bạn, từ đó áp dụng cho cơ quan mình [tạm xem nh các cơ quan bạn đã làm đúng chủ trơng chính sách và đặc điểm giống cơ quan mình].
  19. Chương 3 CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Loại hình nghiên cứu Việc phân loại loại hình nghiên cứu giúp ta có định hướng xác định trong mục tiêu, phương pháp và tạo sản phẩm tương ứng. Về mặt quản lý, việc phân loại loại hình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa quan trọng. Dựa trên việc phân loại, ta quản lý được từng đề tài mà cơ quan quản lý đang thực hiện. Cũng trên cơ sở phân loại mà đặt chỉ tiêu, kế hoạch, kinh phí, yêu cầu sản phẩm cần có cho mỗi loại. Ví dụ: Trong Quy định số 1441/NCKH của Hiệu trởng Đại học Vinh về việc triển khai và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường và cấp Bộ nêu rõ: Các đề tài khoa học cơ bản cấp Bộ phải có ít nhất 3 bài báo đăng trên Tạp chí chuyên ngành cấp quốc gia, Tạp chí các trường đại học; các đề tài cấp Trường ít nhất phải có một bài báo đăng trên tạp chí Trường Đại học Vinh; các đề tài thuộc khoa học giáo dục phải có kết quả thực nghiệm và ứng dụng tại một địa chỉ cụ thể; các đề tài thuộc khoa học ứng dụng triển khai phải có sản phẩm ứng dụng tại một địa chỉ cụ thể được xác nhận; các đề tài khoa học thực nghiệm phải có được những số liệu thực nghiệm tin cậy, mới mẻ và có thể công bố được trên các Tạp chí trung ơng và các trường đại học. Việc phân loại nghiên cứu khoa học có nhiều cách khác nhau: 1.1. Phân loại theo mức độ và tính chất của sản phẩm khoa học Theo cách phân loại này, ta có thể phân loại hình nghiên cứu khoa học thành các lớp nh sau: 1.1.1. Nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu cơ bản là loại hình nghiên cứu nhằm phát hiện về bản chất và quy luật của sự vật hay hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người. Nghiên cứu cơ bản có thể tiến hành nhờ những suy luận lý thuyết hoặc nhờ thực nghiệm. Sản phẩm của nghiên cứu cơ bản là những quy luật, định lý, những giải pháp, những phát hiện, phát kiến trên cơ sở đó xây dựng được những cơ sở lý thuyết có giá trị trên các mặt hoạt động tương ứng. Nghiên cứu cơ bản có hai loại: + Nghiên cứu cơ bản thuần tuý. + Nghiên cứu cơ bản có định hướng [hay nghiên cứu thăm dò]. Trong nghiên cứu cơ bản định hướng, theo UNESCO, được phân chia thành 2 lĩnh vực: nghiên cứu nền tảng và nghiên cứu chuyên đề.
  20. Nghiên cứu nền tảng là loại hình nghiên cứu có tính chất tìm hiểu, khám phá bằng việc quan sát, đo đạc, thu thập số liệu những vấn đề có tính chất cơ sở làm nền tảng cho một luận thuyết nào đó. Nghiên cứu chuyên đề là loại hình nghiên cứu có tính chất chuyên đề cụ thể nào đó. 1.1.2. Nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu ứng dụng là loại hình nghiên cứu mang đặc trưng ứng dụng những kết quả của nghiên cứu cơ bản nhằm đưa ra những giải pháp thuộc một một lĩnh vực nào đó của tự nhiên, xã hội và con người. Sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng có thể là những giải pháp, những kiến nghị, những quy trình, những thuật toán hoặc công thức cho sản phẩm mới ... Chú ý rằng nghiên cứu ứng dụng chỉ mới dừng lại ở kết quả “có tính chất nghiên cứu” mà chưa cần thiết phải có ứng dụng cụ thể. 1.1.3. Nghiên cứu triển khai. Nghiên cứu triển khai là loại hình nghiên cứu có tính kỹ thuật, được sử dụng các kết quả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Sản phẩm của nghiên cứu triển khai phải là các sản phẩm cụ thể có tính hình mẫu mang tính khoa học. Như vậy nghiên cứu triển khai cũng có thể cha đòi hỏi sản phẩm có địa chỉ tung ra thị trường. Cần chú ý rằng để có được sản phẩm có địa chỉ và tung ra thị trường còn phụ thuộc nhiều yếu tố phi khoa học khác như: tài chính, môi trường, năng lực quản lý, tâm lý tiêu dùng... khác. Hoạt động triển khai được phân chia thành các loại hình sau: + Triển khai trong phòng thí nghiệm. Loại hình này nhằm khẳng định kết quả mà chưa quan tâm đến quy mô áp dụng [chẳng hạn các phơng pháp nhân bản]. + Triển khai bán đại trà. Loại hình này nhằm kiểm chứng giả thuyết với quy mô áp dụng vừa phải. + Triển khai đại trà. Kết quả đã được khẳng định. Chẳng hạn nhân diện rộng giống lúa mới. Để phân biệt 3 loại hình đã nêu, chúng ta hãy thử xếp các sản phẩm khoa học sau đây thuộc loại hình nghiên cứu nào? + Từ phát hiện sức đẩy của hơi nước đến tàu hoả chạy bằng đầu máy hơi nước. + Từ phát hiện chất bán dẫn đến bóng bán dẫn đến lý thuyết vô tuyến điện và sản phẩm thu-phát thanh. + Đổi mới phơng pháp giảng dạy. + Viết giáo trình giảng dạy. + Ô nhiễm môi trường - thực trạng và giải pháp.

Page 2

YOMEDIA

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành luật [Giáo trình đào tạo từ xa] phần 1 gồm các chương như: Đại cương về nghiên cứu khoa học, nội dung cơ bản, các hình thức và phương pháp nghiên cứu khoa học.

13-11-2015 641 96

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề