Phong cách sáng tác của Hạ Tri Chương

Hạ Tri Chương [659 – 744], tự Quý Chân, người quê Vĩnh Hưng thuộc Việt Châu [nay là Hợp Phố tỉnh Quảng Đông nước Trung Quốc] khi từ quan về làng tự xưng là Tứ Minh Cuồng khách, Ông là nhà thơ thời Nhà Đường.

Hạ Tri Chương giỏi về văn từ, có tài hùng biện, kiến thức uyên bác và trí nhớ đặc biệt, tính tình phóng khoáng. Hạ Tri Chương thích uống rượu, tính tình hào phóng. Ông còn để lại 20 bài thơ, trong đó bài ”Hồi hương ngẫu thư” là nổi tiếng nhất. Ngoài tài thơ văn, tiểu thuyết, còn có tài viết chữ thảo, chữ lệ rất đẹp.

Hạ Tri Chương mất năm 86 tuổi, ông để lại chỉ có 20 bài thơ, trong đó bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” là bài thơ nổi tiếng nhất. Thơ văn của Hạ Tri Chương đa phần dùng để phục vụ cho triều đình, một số tác phẩm thơ tiêu biểu của Hạ Tri Chương như: Hồi hương ngẫu thư kì 1 và 2, Đề Viên thị biệt nghiệp, Vịnh Liễu, Thái liên khúc… Trong đó bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” là sáng tác đánh dấu kết thúc chặng đường làm quan của ông, khi ông từ quan về thăm quê nhà sau năm mươi năm xa cách. Bài thơ chứa đựng tình cảm dạt dào, nỗi niềm chất phác và bộc trực từ con tim của nhà thơ.

Hôm nay, tapchivannghe.com sẽ giới thiệu cụ thể đến các bạn những sáng tác hay nhất của Ông để các bạn đọc cùng cảm nhận nhé!

Đề Viên thị biệt nghiệp 題袁氏別業

主人不相識, 偶坐為林泉。 莫謾愁沽酒,

囊中自有錢。

Đề Viên thị biệt nghiệp

Chủ nhân bất tương thức, Ngẫu toạ vị lâm tuyền. Mạc mạn sầu cô tửu,

Nang trung tự hữu tiền.

Dịch nghĩa

Ta chưa hề biết chủ nhân, Chỉ vì thích suối rừng mà tình cờ ngồi bên nhau. Xin đừng buồn phiền về việc mua rượu,

Vì trong túi đang có sẵn tiền.

Hồi hương ngẫu thư kỳ 1 回鄉偶書其一

少小離家老大迴, 鄉音無改鬢毛摧。 兒童相見不相識,

笑問客從何處來。

Hồi hương ngẫu thư kỳ 1

Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi, Hương âm vô cải, mấn mao tồi. Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,

Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?

Dịch nghĩa

Tuổi trẻ ra đi, già mới về, Giọng nhà quê vẫn không đổi, râu tóc đã rụng hết. Trẻ con trong thấy, không nhận ra,

Cười hỏi, khách từ phương nào đến?

Hồi hương ngẫu thư kỳ 2 回鄉偶書其二 

離別家鄉歲月多, 近來人事少消磨。 惟有門前鏡湖水,

春風不改舊時波。

Hồi hương ngẫu thư kỳ 2

Ly biệt gia hương tuế nguyệt đa, Cận lai nhân sự thiếu tiêu ma. Duy hữu môn tiền Kính hồ thuỷ,

Xuân phong bất cải cựu thời ba.

Dịch nghĩa

Xa cách quê nhà đã bao nhiêu năm, Xóm làng người ta đã tiêu điều. Chỉ có Kính hồ ở trước cửa,

Gió xuân về vẫn không thay đổi con sóng xưa.

Thái liên khúc 採蓮曲

稽山罷霧郁嵯峨, 鏡水無風也自波。 莫言春度芳菲盡,

別有中流採芰荷。

Thái liên khúc

Khể sơn bãi vụ uất tha nga, Kính thuỷ vô phong dã tự ba. Mạc ngôn xuân độ phương phi tận,

Biệt hữu trung lưu thái kỵ hà.

Dịch nghĩa

Mây mù tan hết, núi Khể thấy cao vòi vọi, Nước hồ Kính không có gió cũng tự nổi sóng. Đừng có nói rằng hương xuân thơm tho đã hết,

Đặc biệt là khi trên hồ đặng hái ấu và hái sen.

Vịnh liễu 詠柳

碧玉妝成一樹高, 萬條垂下綠絲絛。 不知細葉誰裁出,

二月春風似剪刀。

Vịnh liễu

Bích ngọc trang thành nhất thụ cao, Vạn điều thuỳ hạ lục ty thao. Bất tri tế diệp thuỳ tài xuất,

Nhị nguyệt xuân phong tự tiễn đao.

Dịch nghĩa

Ngọc biếc trang điềm thành một cây cao, Vạn nhành rủ xuống những sợi tơ biếc. Chẳng biết những lá nhỏ đã bị ai cắt mất,

Gió xuân tháng hai như kéo dao.

Trên đây, tapchivannghe.com đã giới thiệu đến các bạn những bài thơ của thi sĩ Hạ Tri Chương. Hy vọng quý độc giả sẽ hài lòng với bài viết này của chúng tôi.

Chào bạn Hồi hương ngẫu thư, Hạ Tri Chương

Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã khắc họa tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, nay được trở về quê cũ.

Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về nhà thơ Hạ Tri Chương và bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?

Dịch nghĩa:

Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.
Trẻ con gặp mặt, không quen biết,
Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?

Một số bản dịch thơ:

Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

[Phạm Sĩ Vĩ dịch]

Trẻ đi, già trở lại nhà
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu
Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười hỏi: “Khách từ đâu đến làng?”

[Trần Trọng San dịch]

Bé đi, già mới về nhà,
Tiếng quê vẫn thế, tóc đà rụng thưa.
Trẻ con trông thấy hững hờ,
Cười ồ, hỏi khách lại từ phương nao.

[Trần Trọng Kim, Đường thi, NXB Văn hoá thông tin, 1995]

I. Đôi nét về tác giả Hạ Tri Chương

- Hạ Tri Chương [659 - 744] tự Quý Chân, hiệu Tứ Minh cuồng khách.

- Quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu [nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc].

- Ông là một nhà thơ nổi tiếng của thời nhà Đường.

- Năm 695, ông đỗ tiến sĩ, sinh sống và làm quan hơn 50 năm ở kinh đô Trường An và rất được Đường Huyền Tông nể phục.

- Lúc xin từ quan về quê làm đạo sĩ, vua Đường có tặng thơ và các quan, thái tử đều đến đưa tiễn.

- Ông còn được biết đến là một người bạn vong niên [bạn chơi với nhau không kể tuổi tác] với nhà thơ Lý Bạch.

- Hạ Tri Chương là một con người hào phóng, cởi mở và rất thích uống rượu.

II. Giới thiệu về bài thơ

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được Hạ Tri Chương sáng tác nhân lúc về thăm quê cũ ở Vĩnh Hưng, Việt Châu [nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang[Trung Quốc].

- Bài thơ được viết với tâm trạng đau xót khi về quê cũ mà lại bị người ở quê coi là “khách xa xứ” do đã lâu không về quê. Đồng thời bộc lộ tình yêu quê hương tha thiết, sâu đậm.

- Đây là bài thơ nổi tiếng nhất của Hạ Tri Chương với nhiều giá trị cả về nội dung lẫn nghệ thuật.

2. Thể thơ

Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Hai câu đầu: Sự thay đổi của nhân vật trữ tình khi trở về quê hương.
  • Phần 2. Hai câu sau: Sự thay đổi của quê hương sau nhiều năm nhân vật trữ tình trở về quê.

4. Nhan đề

Nhan đề có sự độc đáo ở chỗ: “ngẫu nhiên viết” - không hoàn toàn chủ định viết mà nhân buổi trở về quê hương, đối mặt với sự đổi thay mà viết thành bài thơ bộc lộ tâm tư tình cảm của mình. Qua đó, tác giả bộc lộ tình yêu quê hương tha thiết.

5. Nội dung

Bài thơ đã thể hiện tình yêu sâu sắc của một người con xa quê lâu ngày nay được trở về quê.

6. Nghệ thuật

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng điệu hài hước mà đầy sâu sắc.

Cập nhật: 16/11/2021

Hạ Tri Chương là nhà thơ nổi tiếng có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Trung Quốc. Để có thêm những thông tin chi tiết về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của ông, các bạn hãy tham khảo bài giới thiệu về Hạ Tri Chương mà chúng tôi giới thiệu dưới đây nhé.

1. Tiểu sử Hạ Tri Chương

Hạ Tri Chương là một nhà thơ nổi tiếng thời Đường – Trung Quốc, ông sinh năm 659, mất năm 744, là người quê Vĩnh Hưng – Việt Châu, nay là huyện Hợp Phố tỉnh Quảng Đông.

Giới thiệu về Hạ Tri Chương – Tác giả bài thơ Hồi hương ngẫu thư

Hạ Tri Chương thi đỗ tiến sĩ vào năm 684 đời Đường Trung Tông và được bổ làm Thái thường bác sĩ. Dưới thời vua Đường Huyền Tông, ông giữ chức Lễ bộ thị lang kiêm Tập hiền viện học sĩ, rồi đổi làm Thái tử tân khách, rồi Bí thư giám. Trải qua hơn 50 năm làm quan dưới triều vua Đường Huyền Tông, đến đầu đời Thiên Bảo ông xin từ quan về làm đại sĩ. Hạ Tri Chương cùng với Trương Húc, Trương Nhược Hư và Bao Dung được người đời đương thời gọi là “Ngô trung tứ sĩ” – tức Bốn danh sĩ đất Ngô. Hạ Tri Chương là một người bạn vong niên với Lý Bạch, tuy ông hơn Lý Bạch đến hơn bốn chục tuổi nhưng hai người lại kết giao tình bạn rất thân thiết. Ông là một người thích uống rượu, tính tình phóng khoáng, bên cạnh đó ông là người giỏi về văn từ, có tài hùng biện, kiến thúc uyên bác và có trí nhớ đặc biệt.

Xem thêm:  Soạn văn Sài Gòn tôi yêu chương trình Ngữ văn 7

2. Sự nghiệp sáng tác

Hạ Tri Chương mất năm 86 tuổi, ông để lại chỉ có 20 bài thơ, trong đó bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” là bài thơ nổi tiếng nhất. Thơ văn của Hạ Tri Chương đa phần dùng để phục vụ cho triều đình, một số tác phẩm thơ tiêu biểu của Hạ Tri Chương như: Hồi hương ngẫu thư kì 1 và 2, Đề Viên thị biệt nghiệp, Vịnh Liễu, Thái liên khúc… Trong đó bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” là sáng tác đánh dấu kết thúc chặng đường làm quan của ông, khi ông từ quan về thăm quê nhà sau năm mươi năm xa cách. Bài thơ chứa đựng tình cảm dạt dào, nỗi niềm chất phác và bộc trực từ con tim của nhà thơ.

giới thiệuLý Bạchtình bạnuống rượuvăn học

Video liên quan

Chủ Đề