Phiếu bài tập Tiếng Việt Tuần 22 lớp 5

[1]

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 5 [Ở NHÀ] PHIẾU 2


A. Đọc hiểu


Câu chuyện về các lồi hoa


Một hơm, các lồi hoa tranh cãi nhau về việc loài hoa nào được con người yêu quý nhất. Hoa hồng lên tiếng: “Tơi là lồi hoa được con người u q nhất vì tơi tượng trưng cho tình u đơi lứa. Người ta lấy tơi làm món quà ngọt ngào tặng nhau để khởi đầu cho một mối quan hệ tốt đẹp.”


Hoa đào lên tiếng phản bác: “Tơi mới là lồi hoa được u q nhất. Ngày Tết, chẳng nhà nào có thể thiếu hoa đào. Tuy tơi chỉ nở vào mùa xn nhưng đó là mở đầu của một năm, mang lại cho con người sự sung túc, may mắn.”


Hoa lan lên tiếng: “Các bạn nhầm rồi, các bạn hãy nhìn vào cách con người chăm chút chúng tơi đi. Những giị hoa lan được con người nâng niu, tưới tắm để cho ra những nhành hoa đẹp nhất, tượng trưng cho sự vương giả. Người chơi hoa lan cũng là những người tinh tế. Chúng tơi chính là lồi hoa được u mến nhất.”


Các lồi hoa khơng ai chịu nhường ai, nhao nhao lên tiếng. Chỉ có một nhành hoa dại là khơng dám cất lời, bởi nó hiểu thân phận nhỏ bé của mình. Nó khơng tượng trưng cho tình u, cho mùa xuân, cũng không phải sự vương giả, cao quý. Nó chỉ là một khóm hoa nhỏ bé, giản dị mọc ven đường…


Các loài hoa kéo đến nhờ con người giải đáp thắc mắc của chúng. Con người ôn tồn: “Mỗi loại hoa đều có một vẻ đẹp, một ý nghĩa riêng. Có lồi hoa tượng trưng cho tài lộc, cho sự may mắn, có lồi tượng trưng cho tình yêu, tình bạn, tình mẫu tử. Ngay cả loài hoa dại cũng là biểu tượng cho nghị lực bởi chúng vươn lên từ nơi đất đai cằn cỗi, đầy sỏi đá. Dù khơng được lồi người chăm chút, dù bị mưa nắng dập vùi, nhưng chúng vẫn kiêu hãnh vươn cao.”


Các loài hoa đều vui vẻ với câu trả lời của con người. Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.


- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.


1. Các loài hoa tranh cãi về chuyện gì? a. Lồi hoa nào đẹp nhất.


b. Loài hoa nào được con người yêu quý nhất.

[2]

d. Loài hoa nào kiên cường nhất.


2. Trong các lồi hoa, lồi nào khơng dám lên tiếng? ……… 3. Vì sao hoa hồng, hoa đào, hoa lan đều cho rằng mình thắng?


a. Vì những lồi hoa ấy đều có màu sắc rực rỡ, rạng ngời.


b. Vì những lồi hoa ấy đều được con người chăm bón hàng ngày. c. Vì những lồi hoa ấy đều có hương thơm ngào ngạt.


d. Vì những lồi hoa ấy đều tượng trưng cho những điều đẹp đẽ. 4. Vì sao con người cho rằng lồi hoa dại vẫn được tơn vinh?


a. Vì chúng tượng trưng cho mùa xuân, cho mùa đầu tiên của một năm. b. Vì chúng tượng trưng cho tình u, cho sự khởi đầu hồn hảo.


c. Vì chúng tượng trưng cho nghị lực vượt lên gian khó.
d. Vì chúng tượng trưng cho sự vương giả, giàu sang. 5. Câu chuyện gợi cho em bài học gì?


……… ……… ……… 6. Hãy viết 2-3 câu văn nói về ý nghĩa của một lồi hoa mà em thích nhất. ……… ……… ……… 7. Điền cặp từ thích hợp vào chỗ trống:


[vừa… đã, càng… càng, khơng những… mà cịn, vì … nên] a] Trời ……… mưa, đường ………. trơn.

[3]

8. Nối nghĩa của “công” với những từ chứa tiếng “cơng” mang nghĩa đó. Của nhà nước, của chung công nhân, công nghiệp


Thợ, khéo tay công dân, công cộng, công chúng


Không thiên vị cơng bằng, cơng lí, cơng minh, cơng tâm


9. Dịng nào dưới đây có các từ in nghiêng không phải là từ đồng âm?


a. gian lều cỏ tranh / ăn gian nói dối


b. cánh rừng gỗ quý / cánh cửa hé mở


c. hạt đỗ nảy mầm / xe đỗ dọc đường d. một giấc mơ đẹp / rừng mơ sai quả


10. Ghi lại các từ láy có trong 3 đoạn văn đầu của bài đọc.


... ... B. Tập làm văn


Em hãy kể một kỉ niệm khó qn về tình bạn.

[4]
ỆT LỚP 5

Đề bài

Câu 1: Ý nghĩa của bài Lập làng giữ biển?

A. Trình bày quá trình lập làng giữ biển của những người dân chài.

B. Phê phán những cuộc cãi vã, tranh luận trong gia đình

C. Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời Tổ quốc.

D. Khuyên con người ta không nên mạo hiểm làm những việc quá sức mà không có kế hoạch cụ thể, rõ ràng.

Câu 2: Thông qua khổ thơ 4 và 5 trong bài thơ Cao Bằng, em hiểu gì về tình yêu Tổ quốc của người dân Cao Bằng?

□ Tình yêu Tổ quốc của người Cao Bằng sâu sắc và lớn lao giống như núi non, trường tồn vĩnh viễn, cao lớn chẳng thể đo được.

□ Tình yêu Tổ quốc của người Cao Bằng chói chang như ánh nắng ban mai

□ Tình yêu Tổ quốc của người Cao Bằng cũng trong trẻo và sâu sắc như suối sâu

□ Tình yêu Tổ quốc của người Cao Bằng mãnh liệt như con thác từ trên cao đổ xuống

Câu 3: Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam

A. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó

B. Viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu tiên tạo thành tên riêng đó

C. Viết hoa âm chính của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó

D. Viết hoa âm chính của tiếng đầu tiên tạo thành tên riêng đó

Câu 4: Em hãy giải các câu đố sau, biết đáp án là tên của các anh hùng dân tộc

a. Ai người bơi giỏi, lặn tài

Khoan đục thuyền giặc, đánh tan quân thù

Đáp án là ………………

b. Vua nào áo vải

Đánh bại quân Thanh

Lên ngôi Hoàng đế

Đáp án là vua ………..

Câu 5: Nhớ lại câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng và cho biết: Thông qua việc ông Nguyễn Khoa Đăng xử lí hai vụ án, em thấy ông quan án này là người như thế nào?

□ Thông minh, mưu trí

□ Hèn nhát, nhu nhược

□ Đánh trúng tâm lí đối tượng

□ Kế hoạch được chuẩn bị chu đáo và được tiến hành chỉn chu, bài bản

□ Ngang tàn, nóng tính

Câu 6: Gạch dưới từ, cặp quan hệ từ trong mỗi câu ghép sau:

a. Giá như hôm ấy tôi nghe lời cô giáo thì hôm nay tôi không thế này.

b. Tôi sẽ rất vui nếu được bố cho đi thăm Hồ Hoàn Kiếm.

c. Nếu bố mẹ về muộn thì tôi sẽ phải tự đi chợ rồi nấu cơm.

d. Hễ bạn ấy phát biểu thì cả lớp phải chuẩn bị để cười.

Câu 7: Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả:

a. ….. thì lớp tôi đã được đi dã ngoại.

b. Hễ cô giáo đến chơi nhà ……

c. ……….thì tôi đã được đi chơi với bố.

Câu 8: Chọn các từ, cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống:

a. ………. mẹ đã phản đối ……… anh ấy vẫn nhất quyết làm theo ý mình.

b. ………. cuộc sống gặp nhiều khó khăn ……… anh ấy vẫn không bao giờ nghĩ tới chuyện bỏ cuộc.

Câu 9: Chỉ ra vế câu điều kiện [giả thiết], vế câu kết quả và các quan hệ từ trong các câu sau:

a. Nếu như em được học sinh giỏi thì bố sẽ mua cho em một chiếc máy tính mới.

b. Hễ cô ấy cất tiếng hát thì cả hội trường lại vang lên tiếng vỗ tay.

Câu 10: Kể lại một câu chuyện em đã đọc cho bạn, người thân nghe.

Lời giải chi tiết

Câu 1: Ý nghĩa của bài Lập làng giữ biển:

Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời Tổ quốc.

Đáp án đúng: C.

Câu 2: Tình yêu Tổ quốc của người Cao Bằng được ví với những hình ảnh thiên nhiên cho thấy một sự trường tồn bất diệt mà mãnh liệt đồng thời cũng có thể thấy thấy được

- Tình yêu Tổ quốc của người Cao Bằng sâu sắc là lớn lao như núi non, chẳng thể đo được

- Tình yêu Tổ quốc của người Cao Bằng cũng trong trẻo và sâu sắc như những con suối

Đáp án đúng: Em đánh dấu x vào ô trống số 1, 3

Câu 3: Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam

Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó

Đáp án đúng: A.

Câu 4:

a. Đáp án là Yết Kiêu

b. Đáp án là vua Quang Trung

Câu 5: Thông qua việc ông Nguyễn Khoa Đăng xử lí hai vụ án, em thấy ông quan án này là người:

- Thông minh, mưu trí

- Đánh trúng tâm lí đối tượng

- Kế hoạch được chuẩn bị chu đáo và được tiến hành chỉn chu, bài bản

Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 3, 4

Câu 6:

Các từ, cặp quan hệ từ trong các câu ghép đó là:

a. Giá như hôm ấy tôi nghe lời cô giáo thì hôm nay tôi không thế này.

b. Tôi sẽ rất vui nếu được bố cho đi thăm Hồ Hoàn Kiếm.

c. Nếu bố mẹ về muộn thì tôi sẽ phải tự đi chợ rồi nấu cơm.

d. Hễ bạn ấy phát biểu thì cả lớp phải chuẩn bị để cười.

Câu 7:

a. Nếu trời không đổ mưa thì lớp tôi đã được đi dã ngoại.

b. Hễ cô giáo đến chơi nhà thì nó lại tìm cách né tránh.

c. Nếu tôi được học sinh giỏi thì tôi đã được đi chơi với bố.

Câu 8:

a. Mặc dù mẹ đã phản đối nhưng anh ấy vẫn nhất quyết làm theo ý mình.

b. Tuy cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhưng anh ấy vẫn không bao giờ nghĩ tới chuyện bỏ cuộc.

Câu 9:

a. Nếu như em được học sinh giỏi thì bố sẽ mua cho em một chiếc máy tính mới.

                           ĐIỀU KIỆN                           KẾT QUẢ

b. Hễ cô ấy cất tiếng hát thì cả hội trường lại vang lên tiếng vỗ tay.

                GIẢ THIẾT                          KẾT QUẢ

Câu 10:

            Đó là câu chuyện mình đã được đọc trên báo, cho tới bây giờ mình vẫn còn xúc động về tình cảm của hai cha con cũng như hành động thể hiện lòng tự trọng, coi trọng phẩm giá của anh con trai trong câu chuyện.

           Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán được ra là một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh.

           Cậu con trai tiến đến trước mặt chủ quán, nói to: “Cho hai bát mì bò!”. Chủ quán đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía ông ấy xua xua tay. Cậu ta chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, khẽ bảo với tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, chủ quán hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cho cha biết.

          Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, thương yêu chăm sóc: “Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!”. Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội”. Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ vô hồn, nhưng trên khuôn mặt sạm nắng, nhăn nheo lại sáng lên nụ cười ấm áp và mãn nguyện. Điều ngạc nhiên là người con trai không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, anh điềm nhiên nhận miếng thịt, rồi anh lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về bát mì của cha.

              Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. “Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt”. Ông lão cảm động nói. Chủ quán nhìn họ bằng vẻ mặt ái ngại, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: “Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này”. “Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò là bổ dưỡng lắm đấy con ạ”.

              Hành động của hai cha con đã khiến người chủ quán vô cùng cảm động. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một bát thịt bò thơm phức, bà chủ đưa mắt ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thêm thịt bò.” Bà chủ dịu dàng bước lại chỗ họ: “Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, thịt này là quà biếu khách hàng”. Cậu con trai không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa.

             Hai người ăn xong thì nhanh chóng rời khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu dọn bát , chúng tôi bỗng nghe cậu kêu lên khe khẽ. Hoá ra, bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy xếp gọn, vừa đúng giá tiền của một bát thịt bò được viết trên bảng giá của cửa hàng.

              Câu chuyện của hai cha con khiến mình vô cùng cảm động, không chỉ bởi tình phụ tử nghĩa nặng tình sâu mà còn bởi lòng tự trọng của hai cha con. Ta vẫn gặp trong cuộc đời nhiều người rất nghèo về vật chất nhưng lại giàu lòng tự trọng. Lòng tự trọng giúp ta có thêm nghị lực để ngẩng cao đầu, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, sống hạnh phúc vì luôn vững tin vào chính mình. Lòng tự trọng với ánh hào quang chói lọi của nó sẽ trở thành lương tri con người

 Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề