Phân tích lợi thế và năng lực lõi của s-fone

Cách đây vài ngày, mạng di động sử dụng công nghệ CDMA cuối cùng của Việt Nam là S-Fone đã chính thức hết giấy phép.

Mặc dù không rõ còn ai sử dụng số điện thoại có đầu 095 nữa không nhưng với công ty nắm giữ nhà mạng này là SPT, chấm dứt một dịch vụ “sống dở chết dở” sẽ giúp họ trút bỏ một phần gánh nặng của mình.

Đi trước nhờ “có điều kiện”

Những năm 2002, thị trường di động tại Việt Nam lúc đó chỉ có 2 lựa chọn cho khách hàng là Vinaphone và Mobifone. Viettel khi đó chưa cung cấp dịch vụ di động. Một nhà mạng hoàn toàn mới được cấp phép thu hút rất nhiều sự chú ý của khách hàng.

Phân tích lợi thế và năng lực lõi của s-fone

Một trong những điểm dịch vụ của S-fone khi còn hoạt động.

S-Fone khi đó là một cái tên thật sự nổi bật. Mặc dù ban đầu chỉ phủ sóng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhưng điều đó không quan trọng, khách hàng di động lúc này cũng chỉ phổ biến ở 2 thành phố lớn. S-Fone sử dụng công nghệ CDMA lúc đó được coi là tốt hơn GSM như 2 nhà mạng trước. Khách hàng có thể hát karaoke ngay trên điện thoại và đặc biệt nhất là tính tiền cước theo block 6 giây+1 thay vì block 1 giây là hàng loạt những ưu điểm của mạng di động mới.

Đây là sản phẩm của liên minh giữa SPT với SK Telecom, LG và DongA Elecom từ Hàn Quốc. Số tiền mà S-Fone có khi đó là 230 triệu USD và sau đó tăng lên 540 triệu USD.

Trên thực tế thì ở thành phố lớn lúc đó còn một mạng di động khác là CityPhone tuy nhiên mạng di động này định vị rõ mình chỉ hoạt động tại địa bàn nội thành các thành phố trên. Thiết bị mà họ cung cấp cũng thuộc diện rẻ tiền nên chỉ có S-Fone lúc này mới đủ khả năng cạnh tranh với Vinaphone và Mobifone.

Tuy nhiên vì dùng công nghệ CDMA vốn ít thiết bị đầu cuối trên thị trường, trong những năm đầu tiên S-Fone vẫn chưa thể phổ biến bằng 2 mạng di động còn lại. Những năm 2006, nhà mạng này đã đưa ra mức giá chỉ 399.000 đồng cho cả thẻ sim có sẵn tài khoản và điện thoại. Nhắm vào đối tượng những người chưa có cơ hội tiếp cận với điện thoại di động, mức giá này đã giúp nhà mạng gia tăng lượng thuê bao mới.

Tới trước năm 2008, một mạng di động khác là HT-Mobile lúc đó cũng sử dụng công nghệ CDMA gặp khó khăn. Toàn bộ số thuê bao đã có của nhà mạng này được gửi sang cho S-Fone. Tới đầu năm 2008, S-Fone đã có hơn 3 triệu thuê bao.

Phân tích lợi thế và năng lực lõi của s-fone

Một trong những mẫu máy siêu rẻ của S-fone hiện được bán với mục đích sưu tầm.

Trở thành mạng CDMA cuối cùng...

Con số hơn 3 triệu thuê bao vào năm 2008 có vẻ như lớn nhưng trên thực tế đây vẫn là nhỏ nếu so sánh với 2 nhà mạng của VNPT và Viettel khi đó đã gia nhập thị trường. 3 nhà mạng này thực hiện chính sách đưa ra khuyến mại liên tục, thậm chí có những lúc người dùng thường xuyên chọn mua sim mới có sẵn tiền trong tài khoản thì rẻ hơn nạp thẻ nên số lượng thuê bao mới luôn áp đảo S-fone.

Một vấn đề khác mà S-fone gặp phải bắt nguồn từ chính công nghệ của mình. Các hãng di động lớn tại Việt Nam khi đó là Nokia, Sony Ericsson hay thậm chí cả điện thoại giá rẻ Trung Quốc đều không hỗ trợ CDMA. Điều này khiến cho S-fone tự cô lập mình.

Mặc dù nền tảng công nghệ làm cho họ có thể trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ 3G nhưng họ đã không làm được. Thuê bao cũ rời mạng tăng do chất lượng mạng không đáp ứng được, thuê bao mới không tăng là mở đầu cho những ngày đi xuống của nhà mạng này.

Tháng 8/2009, SK Telecom đã chấm dứt đầu tư vào S-Fone. Liên minh thành lập nhà mạng ban đầu tan rã. Đầu tiên là nợ tiền đối tác, sau đó là đóng cửa các điểm giao dịch, ngừng hoạt động các trạm BTS vì không đủ tiền duy trì hoạt động. Vào giữa năm 2012, toàn bộ nhân viên bị ngừng hợp đồng lao động, website ngừng chạy. Tới năm 2013, nhiều nhân viên của nhà mạng này đã tổ chức treo biểu ngữ tại các chi nhánh đòi trả nợ lương.

Phân tích lợi thế và năng lực lõi của s-fone

Nhân viên S-fone thậm chí phải dùng đến biện pháp "biểu tình" để đòi quyền lợi.

Tới cuối năm 2015, một số điểm tại thành phố Hồ Chí Minh khi mở máy điện thoại S-fone vẫn thấy có sóng nhưng lúc này gọi điện tới các thuê bao của nhà mạng, điện thoại chỉ hiện “Mạng bận”.

S-fone được nhiều người cho rằng đã chết “lâm sàng” từ 2012. Nguyên nhân lớn nhất có thể vì thị trường không còn cần một mạng di động CDMA. Trước S-Fone, một số mạng di dộng dùng công nghệ CDMA khác như HT-Mobile đã phải xin chuyển sang GSM để phục vụ được phần đông khách hàng.

Trước ngày hết hạn giấy phép, đã có một số thông tin cho rằng SPT đã xin gia hạn giấy phép của S-fone nhưng không được chấp nhận. Băng tần mà họ sử dụng hiện nay là 850 MHz đang được rất nhiều nhà mạng khác mong muốn.

Thứ còn lại duy nhất của S-fone lúc này là những khoản nợ. Việc chấm dứt hoạt động sẽ làm cho số nợ không tiếp tục tăng lên và cái tên S-fone sẽ sớm được quên hoàn toàn khi mà 4G đang trở thanh xu thế của tất cả các nhà mạng hiện nay.

Tùng Linh
Nguồn BizLive

Năng lực cốt lõi (tiếng Anh: Core competencies) là sự thành thạo về mặt chuyên môn hay các kĩ năng của doanh nghiệp trong các lĩnh vực chính, trực tiếp đem lại hiệu suất cao so với các đối thủ cạnh tranh.

Phân tích lợi thế và năng lực lõi của s-fone

Hình minh họa. Nguồn: ADC Việt Nam

Định nghĩa

Năng lực cốt lõi trong tiếng Anh là Core competencies. Năng lực cốt lõi được sử dụng để chỉ sự thành thạo chuyên môn hay các kĩ năng của doanh nghiệp trong các lĩnh vực chính, trực tiếp đem lại hiệu suất cao so với các đối thủ cạnh tranh.

Ý nghĩa

- Năng lực cốt lõi thể hiện khả năng cạnh tranh và các phẩm chất khác biệt riêng của doanh nghiệp. 

- Năng lực cốt lõi được hình thành theo thời gian thông qua quá trình học tập, tích lũy một cách hệ thống và có tổ chức về cách thức khai thác các nguồn lực và năng lực khác nhau.

Chẳng hạn, một trong những năng lực cốt lõi của Sony là khả năng kết hợp công nghệ vi điện tử với những thiết kế đầy sáng tạo trong một loạt các sản phẩm tiêu dùng hữu ích.

Hay như Corning đã tạo ra các dòng sản phẩm thành công, từ đĩa chịu nhiệt Pyrex dùng trong lò nướng đến đèn hình ti vi hay sợi quang học từ năng lực cốt lõi liên quan đến vật liệu thủy tinh và gốm sứ.

Các tiêu chí xác định năng lực cốt lõi của doanh nghiệp

Các năng lực cốt lõi của doanh nghiệp phải đảm bảo đồng thời 4 tiêu chuẩn: có giá trị, có tính hiếm, khó bắt chước và không thể thay thế. 

(1) Có giá trị

- Bất kì năng lực nào của doanh nghiệp muốn tạo lập được lợi thế cạnh tranh đều bắt buộc phải mang lại một giá trị gia tăng nào đó cho khách hàng. Việc cung ứng giá trị cho khách hàng đã trở thành điều hiển nhiên nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng tính đến. 

- Doanh nghiệp thường bị cuốn vào các mối quan tâm về hiệu quả hoạt động, giảm chi phí hay gia tăng lợi nhuận cho cổ đông. Sẽ thật sai lầm nếu các nhà chiến lược khẳng định một năng lực của doanh nghiệp vượt trội so với các đối thủ mà không chỉ ra được năng lực này có được đánh giá cao từ phía khách hàng hay không? 

(2) Có tính hiếm

- Những năng lực hiếm là những năng lực mà rất ít đối thủ có được. 

Một câu hỏi trọng tâm được các nhà chiến lược đặt ra khi đánh giá tiêu chuẩn này là: "Có bao nhiêu đối thủ của doanh nghiệp trên thị trường đang sở hữu năng lực này?". 

- Những năng lực mà có quá nhiều doanh nghiệp cùng sở hữu thì không được xem là lợi thế cạnh tranh của bất kì doanh nghiệp nào. 

Thay vào đó, những nguồn lực và năng lực đáng giá nhưng không hiếm sẽ là cơ sở cho cạnh tranh hoàn hảo. Khi đó lợi thế cạnh tranh có được là do việc phát triển và khai thác những năng lực mà các doanh nghiệp khác không có. 

(3) Khó bị bắt chước

- Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá một năng lực có phải là năng lực cốt lõi hay không chính là việc năng lực đó có dễ dàng bị bắt chước bởi các đối thủ hay không? 

Sẽ là một lợi thế nếu đối thủ cạnh tranh của ta không thể bắt chước hoặc nếu có bắt chước sẽ rất tốn kém về tài chính, mất nhiều thời gian. 

Ngược lại, một năng lực sẽ không được coi là năng lực cốt lõi của doanh nghiệp nếu như các đối thủ cạnh tranh dễ dàng sao chép được. 

- Cần nhấn mạnh rằng năng lực dựa trên việc kết hợp chủ yếu các nguồn lực hữu hình có sẵn sẽ dễ dàng bị bắt chước hơn là các năng lực dựa trên việc kết hợp hiệu quả các nguồn lực vô hình. 

(4) Không thể thay thế

- Những năng lực không thể thay thế là những năng lực mà không có một nguồn lực nào có giá trị chiến lược tương đương trong doanh nghiệp. 

- Hai nguồn lực có giá trị của doanh nghiệp (hay hai nhóm nguồn lực của doanh nghiệp) được đánh giá là tương đương khi mà mỗi nguồn lực đó tự bản thân nó khi được sử dụng riêng biệt vẫn tạo ra cùng một chiến lược. 

- Các năng lực càng khó nhận thấy thì càng khó tìm ra cách thức thay thế. 

Tri thức và các mối quan hệ tin cậy lẫn nhau giữa bộ phận điều hành và bộ phận thực thi chính là những kiểu nguồn lực vô hình rất khó nhận ra và khó có thể thay thế được của một doanh nghiệp.

Kết luận

- Như vậy, mỗi năng lực cốt lõi là một năng lực nhưng không phải năng lực nào cũng có thể trở thành năng lực cốt lõi. 

- Tóm lại, một năng lực sẽ trở thành một năng lực lõi nếu có giá trị và không thể thay thế dưới góc độ của khách hàng và độc đáo, khó có thể bắt chước dưới góc độ của các đối thủ cạnh tranh.

- Trong thực tế, các doanh nghiệp cần phải nhận thức rằng hầu như mọi năng lực cốt lõi cuối cùng đều bị đối thủ bắt chước. Vấn đề chỉ là thời gian mà thôi. 

Thời gian để đối thủ sao chép một năng lực lõi càng lâu thì càng có cơ hội để doanh nghiệp tạo lập vị thế cạnh tranh mạnh và thương hiệu với khách hàng và vì thế càng gây khó khăn cho các đối thủ. 

Hơn nữa, thời gian bắt chước càng lâu sẽ càng cho phép doanh nghiệp có đủ thời gian tăng cường các nguồn lực và năng lực của nó để đảm bảo vị thế đứng đầu so với các đối thủ. Chính vì thế mọi doanh nghiệp đều phải nhận dạng được đúng đâu là năng lực cốt lõi của mình.

(Tài liệu tham khảo: Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp, Tổ hợp giáo dục Topica)

Minh Lan