Phân tích câu trúc ngữ pháp câu thơ Hình như thu đã về

      Nếu mùa xuân đã đi vào thi ca với sự tinh khôi của đất trời khi khởi đầu cho một năm mới thì mùa thu bước vào thơ ca cũng tự nhiên và gần gũi với những khoảnh khắc nhẹ đến nao lòng của thiên nhiên. Trước đây Nguyễn Khuyến nổi tiếng với ba bài thơ thu: “Thu điếu”, “Thu vịnh”, “Thu ẩm”, sau này Xuân Diệu có “Đây mùa thu tới”. Nhỏ nhẹ, khiêm nhường, Hữu Thỉnh cũng góp vào cho mùa thu đất nước một góc quê hương sang thu:

     “Bỗng nhận ra hương ổi

  Phả vào trong gió se

          Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

      Sóng được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

 Có đám mây mùa hạ

     Vắt nửa mình sang thu”

      Đoạn thơ có cái hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ. Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra là hương ổi phả trong gió. Mùi hương quê nhà mộc mạc được gió đưa trong không gian cứ lan tỏa, thoang thoáng bay. Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ “Bỗng nhận ra”. Một sự bất ngờ mà như đã đợi sẵn, đợi từ lâu rồi, để giờ đây có dịp là buông ra ngay. Trong số chúng ta chắc chắn không ai chưa một lần nếm vị ổi giòn ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi. Cái dư vị của hương thơm đó cứ vấn vương lại trong ta khi chợt đọc câu thơ của Hữu Thỉnh. Có hương ổi. Và gió. Và sương. Mùa thu lại về. Mùa thu mang theo hương quê và mang theo sương mờ ướt lạnh. Dường như có thêm sương nên thu dễ nhận hơn. “Sương chùng chình qua ngõ” hay là chờ đợi gì đây? Cứ dần như thế, cứ nhẹ nhàng, mềm mại như thế, thu đến tự lúc nào không hay. “Hình như thu đã về”. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối. Tự bao giờ nhỉ? Thu về? Từ hương hay từ gió, hay từ sương? Hữu Thỉnh cũng hơi ngỡ ngàng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Thu về, thu lại về trên quê hương, trên những con đường bờ đê và trên cả những con sông, cánh chim trời.

      Cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt trước mùa thu:

      “Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

 Có đám mây mùa hạ

    Vắt nửa mình sang thu”

      Con sông quê hương dềnh nước mùa thu. Những cánh chim bay đi vội vã. Tất cả đều hối hả, xôn xao khi thu về. Không còn cái gay gắt của mùa hè nóng nực, chỉ còn lại một bầu không gian ẩm ướt và se se lạnh. Một thoáng rối lòng để rồi nhường lại cho mùa thu. Mùa thu vừa mới chớm rất nhẹ, rất dịu, rất êm, mơ hồ như cả đất trời đang cựa mình thay áo mới. Hữu Thỉnh không tả trời thu “xanh ngắt mấy tầng cao” như Nguyễn Khuyến mà chỉ điểm vào bức tranh thu một chút mây vương lại của mùa hè qua:

“Có đám mây mùa hạ

   Vắt nửa mình sang thu”

      Mây trời vắt nửa mình sang thu. Lối diễn đạt của nhà thơ thật độc đáo. Hình như trong đám mây đó còn có lại một vài làn nắng ấm mùa hè nên mới “vắt nửa mình”. Thu về làm cho bao cảnh vật đổi thay và đám mây cũng khác lạ.

      Với một đoạn thơ ngắn vỏn vẹn hai khổ mà nhà thơ đã dựng lại một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê nhà. Những hình ảnh sang thu thân quen, giản dị mà tươi tắn, sống động. Với những từ láy: “chùng chình”, “dềnh dàng”, “vội vã” và một giọng thơ vừa có thoáng ngỡ ngàng, vừa vui sướng, Hữu Thỉnh đã đưa ta về một miền quê dân dã mà ấm áp tình người. “Sang thu”- một hình ảnh quê hương tự nó đã tôn thêm vẻ đẹp cho đất nước, cho quê nhà, cho đồng quê trong mùa thu chung của đất trời Việt Nam.

Loigiaihay.com

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊNĐỀ CHÍNH THỨCKỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPTNăm học 2016 – 2017MÔN THI: NGỮ VĂNCâu I. (5,0 điểm)

Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 6:

Bỗng nhận ra hương ổiPhả vào trong gió seSương chùng chình qua ngõHình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàngChim bắt đầu vội vãCó đám mây mùa hạVắt nửa mình sang thu...

1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Và tác giả là ai?

2. Tìm những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên?

3. Trong đoạn thơ trên, khoảnh khắc giao mùa được nhà thơ cảm nhận qua những hình ảnh nào?

4. Gạch chân thành phần biệt lập tình thái có trong câu thơ Hình như thu đã về và nêu tác dụng.

5. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ Sông được lúc dềnh dàng/ Chim bắt đầu vội vã.

6. Viết đoạn văn diễn dịch hoặc qui nạp (từ 8 đến 10 câu) trong đó có sử dụng phép nối (gạch chân từ ngữ sử dụng phép nối) với câu chủ đề:

Thiên nhiên êm đềm, tươi đẹp của mỗi miền quê cần phải được yêu quý, giữ gìn.

Câu II. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng – Kim Lân. Từ đó, em hãy nhận xét ngắn gọn về tấm lòng của tác giả với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn

Câu I:

1) Đoạn thơ được trích trong bài thơ Sang thu.

Tác giả là Hữu Thỉnh.

2) Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ là chùng chình, dềnh dàng, vội vã.

(Thí sinh tìm được từ 2 đến 3 từ thì được điểm tối đa; tìm được 1 từ được 0,25 điểm)

3)  Khoảnh khắc giao mùa được cảm nhận qua các hình ảnh: hương ổi phả vào gió se, sương chùng chình qua ngõ, sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu.

(Thí sinh tìm được từ 3 đến 5 hình ảnh thì được 0,5 điểm; tìm được từ 1 đến 2 hình ảnh thì được 0,25 điểm)

4) Gạch chân được thành phần biệt lập tình thái: Hình như thu đã về.

Tác dụng: Diễn tả trạng thái mơ hồ của nhà thơ khi đất trời sang thu.

5) Biện pháp tu từ được sử dụng là nhân hóa: Sông dềnh dàng, chim vội vã. (Nếu thí sinh chỉ nêu biện pháp nhân hóa thì được 0,25 điểm)

Hiệu quả: cảnh vật hiện lên sinh động với trạng thái như con người trước bước đi của thời gian, đất trời.

(Nếu thí sinh chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ khác mà hợp lí thì vẫn cho điểm theo mức điểm của câu hỏi.)

6)

a) Về hình thức:

Viết đúng đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp.

Viết đủ số câu theo yêu cầu.

Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Gạch chân từ ngữ sử dụng phép nối. (0,25 điểm)

b) Về nội dung: Thí sinh triển khai được câu chủ đề. Các câu triển khai lí giải được vì sao cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của mỗi miền quê cần phải được yêu quý, giữ gìn. (Thí sinh có thể có nhiều hướng triển khai, miễn hợp lí, đúng đắn)

Câu II: Cảm nhận tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng, tấm lòng của Kim Lân với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai, tấm lòng của Kim Lân với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Thí sinh có thể có nhiều cách cảm nhận và triển khai khác nhau, miễn là hợp lí. Cán bộ chấm thi có thể tham khảo gợi ý sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nhân vật ông Hai.

* Cảm nhận về tình yêu làng, yêu nước của ông Hai:

Tình yêu làng:

Ông Hai luôn tự hào về làng, thường khoe làng.

Khi đi tản cư, ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức về làng, mong trở về làng.

Tình yêu làng gắn bó với tình yêu nước:

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: Bàng hoàng, sững sờ rồi nghi ngờ, cố chưa tin nên tìm cách hỏi gặng. Khi được xác nhận ông buộc phải tin và sống trong trong tâm trạng đau khổ, hoang mang, nơm nớp sợ hãi, xấu hổ, nhục nhã.

Khi nghe tin người ta không chứa người làng chợ Dầu: Bị đẩy vào bước đường cùng, ông vô cùng bế tắc và quyết định dứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Đó chính là biểu hiện của lòng yêu nước thiết tha.

Tình yêu làng vẫn âm ỉ, dai dẳng khiến ông rơi vào một tâm trạng đầy mâu thuẫn. Ông tâm sự với con cho vơi bớt nỗi đau.

Khi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc: Gánh nặng tâm lý được trút bỏ, ông vui sướng, tự hào về làng.

Nghệ thuật thể hiện: Phân tích, miêu tả tâm lý nhân vật xuất sắc; tạo được tình huống giàu kịch tính.

* Nhận xét về tấm lòng của Kim Lân với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp: Tấm lòng gắn bó tha thiết, am hiểu, trân trọng, tin tưởng vào tình yêu làng, yêu nước và tinh thần giác ngộ cách mạng, tham gia kháng chiến của người nông dân.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Phân tích câu trúc ngữ pháp câu thơ Hình như thu đã về

10 điểm

betomnho

Xác định thành phần tình thái trong đoạn thơ trên? Giải nghĩa từ “chùng chình”. Mở đầu bài thơ “Sang thu”, Hữu Thỉnh viết: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về.”

Tổng hợp câu trả lời (1)

Thành phần tình thái, giải nghĩa từ: - Câu chứa thành phần tình thái: "Hình như thu đã về”. Thành phần tình thái là: “Hình như” - “Chùng chình”: cố ý làm chậm lại để kéo dài thời gian

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Nhân vật tôi trong truyện trên là ai? Chọn cách trần thuật như thế có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện? Mở đầu đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê có viết: “Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm...” (Sách Ngữ văn 9, tập 2)
  • Từ đoạn trích trên và những hiểu biết về xã hội, em hãỵ viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về thái độ của mỗi người trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. Dưới đây là đoạn trích trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê: “...Vắng lặng đến đáng sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụng trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, cắc anh ấy có những cái ống dòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.”
  • Tên truyện “Lặng lẽ Sa Pa” gợi ra cho em điều gì mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện? Tại sao các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng? Trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long, một nhân vật đã tâm sự: “- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất.”
  • Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy. Cuộc đời Chủ tịch Hổ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm cua mình, một nhà thơ viết: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác...” Và sau đó, tác giả thấy: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên ................................................. Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
  • Xác định thể thơ của đoạn trích trên. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc (Trích Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, tập 1. NXB GDVN)
  • Xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai, luôn tự hào, luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng vì sao Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải làng chợ Dầu? Cho đoạn văn sau: “Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuồi đầu...Ông lão nắm chặt tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.” (Trích “Làng” - Kim Lân)
  • Để phân tích đoạn thơ em vừa hoàn thành, một bạn học sinh đã viết câu văn sau: “Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm”. Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng - Phân - Hợp. Đoạn văn có độ dài 10 - 12 câu, trong đoạn có sử dụng phép thế Giúp m vớiiiiiiiiiiiii
  • Biện pháp tu từ trong bài Sang thu?
  • Trình bày sự cảm nhận của em về hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ sau: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ( Quê hương – Tế Hanh ) và Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng ( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận )
  • Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả, khắc họa nhân vật của thi hào Nguyễn Du qua các đoạn trích Truyện Kiều em đã học và đọc thêm.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

xem thêm