Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

 Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng cách mạng Việt Nam nhất thiết phải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa; sau khi cách mạng dân tộc dân chủ hoàn thành về cơ bản thì tiến thẳng lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Hồ Chí Minh khẳng định đó là con đường tất yếu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại ngày nay. Do đó, Người chủ trương gắn chặt cách mạng dân tộc dân chủ với cách mạng xã hội chủ nghĩa, gắn liền với độc lập dân tộc; thống nhất đất nước với chủ nghĩa xã hội. Người nói: Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khắn khích của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Với tư tưởng sáng suốt đó khi cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành ở miền Bắc; Hồ Chí Minh vạch rõ đường lối cách mạng Việt Nam lúc này phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Đưa miềm Bắc đã được giải phóng tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng miềm Bắc xã hội chủ nghĩa vững chắc làm cơ sở cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà; đồng thời tiếp tục sự nghiệp giải phóng miềm Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.

Để đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng Người chỉ ra rằng: cần có sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ Nhân dân, chỉ có sự lãnh đạo của một Đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công. Do đó, Người hết lòng chăm lo đến việc rèn luyện Đảng ta: Đảng phải liên hệ mật thiết với quần chúng “phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi trong mắt mình”, phải nắm vững và sử dụng tốt vũ khí đấu tranh tự phê bình và phê bình vì đó là một trong những quy luật phát triển của Đảng.

          Trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Hồ Chí Minh luôn dạy phải luôn luôn kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản, phải nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực cách sinh; đồng thời phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của phong trào giải phóng dân tộc và các lực lượng hòa bình dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

          Hoài bảo lớn lao, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác là mang lại ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Người nói: Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Hoài bảo của Người cũng là hoài bảo chung của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động nước ta. Người chỉ rằng: chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới cho phép thực hiện được hoài bảo lớn lao đó.

          Người phân tích đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta: Đặc điểm to lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

          Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội Người đã vạch ra phương hướng cơ bản và nội dung tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nược ta là: Tăng cường chuyên chính vô sản, phát huy cao độ vai trò lao động của Đảng và vai trò tổ chức quản lý của Nhà nước và tinh thần làm chủ tập thể của quần chúng lao động nhằm thực hiện thắng lợi ba nhiệm vụ cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa; vì trong điều kiện đất nước ta từ một nước sản xuất nhỏ tiến lên chủ nghĩa xã hội, cuộc cách mạng quan hệ sản xuất là bước đi tất yếu để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Tiến hành đồng thời với cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật đóng vai trò then chốt. Vì vậy Người chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa; “nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”. Đồng thời, Người nêu rõ yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên là phải ra sức học tập và sử dụng kỹ thuật mới, phải tạo điều kiện cho Nhân dân lao động nắm được những hiểu biết về khoa học kỹ thuật, phải đào tạo thật nhiều cán bộ khoa học cần thiết cho sản xuất phát triển và phải ra sức cải tiến kỹ thuật trong tất cả các ngành kinh tế. Người khẳng định: chỉ có như thế, chúng ta mới xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội. Người nói: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa. Đó là những con người có phẩm chất đạo đức cách mạng và có năng lực thực hiện tốt nhiện vụ được giao, đáp ứng yêu cầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

          Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đến nay vẫn còn nguyên giá trị, ánh sáng soi đường trong thời kỳ quá độ lên chủ xã hội ở Việt Nam./

                                                                           ThS Nguyễn Văn Vũ – Phó Trưởng khoa Lý luận cơ sở

Cách mạng dân chủ tư sản với khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái đã tập hợp quần chúng nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp quí tộc, phong kiến. Nhưng khi giai cấp tư sản giành được chính quyền, thì mọi quyền tự do, dân chủ của quần chúng nhân dân lao động không được tôn trọng. Tự do trong chế độ tư bản chủ nghĩa là tự do bóc lột của giai cấp tư sản, tự do bán sức lao động của người công nhân; tự do bóc lột của nước giàu với nước nghèo, tự do thống trị của nước lớn với nước nhỏ, v.v..

Giải phóng con người, giải phóng xã hội là mục tiêu của giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa, cho nên có thể nói chủ nghĩa xã hội mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Chủ nghĩa xã hội không chỉ dừng lại ở ý thức, ở khẩu hiệu giải phóng con người, mà từng bước thực hiện việc giải phóng con người "trên thực tế, biến con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc tự do", tạo nên một thể liên hiệp "trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người".

Khi chúng ta nói mục tiêu là cái đích cần đạt tới, do vậy, những mục tiêu khả thi nêu trên từng bước biến thành hiện thực thông qua quá trình lao động nhiệt tình của quần chúng nhân dân lao động, thông qua những biện pháp tổ chức xã hội một cách khoa học trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Mục tiêu giai đoạn thứ hai của cách mạng xã hội chủ nghĩa là "xoá bỏ mọi chế độ người bóc lột người... nhằm đưa lại đời sống ấm no cho toàn dân". Khi mà "xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ".

Cách mạng xã hội chủ nghĩa được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trên lĩnh vực chính trị: đưa quần chúng nhân dân lao động từ địa vị nô lệ, làm thuê, bị áp bức, bóc lột trở thành người làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, bằng lao động sản xuất, bằng cuộc đấu tranh xoá bỏ những cái xấu của xã hội cũ, xây dựng xã hội mới về mọi mặt làm cho xã hội ngày càng phát triển, mức sống của nhân dân ngày càng nâng lên.

Muốn thực hiện được những nội dung nêu trên, giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, dùng bạo lực cách mạng đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản, "giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc"..

Bước tiếp theo, giai cấp công nhân phải không ngừng nâng cao trình độ tri thức về mọi mặt cho quần chúng nhân dân lao động, tạo ra những điều kiện cần thiết để ngày càng mở rộng dân chủ cho nhân dân, thu hút quần chúng nhân dân lao động tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, làm cho nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân.

Quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, quá trình nhân dân thực hiện quyền làm chủ về chính trị cũng là quá trình đấu tranh gay go quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, giữa cá nhân và tập thể, giữa chủ nghĩa cách mạng và phản cách mạng, v.v..

Trên lĩnh vực kinh tế: những cuộc cách mạng trước đây về thực chất là cách mạng chính trị. Chúng kết thúc bằng việc lật đổ ách thống trị của giai cấp này, thay thế bằng sự thống trị của giai cấp khác. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực chất, là có tính chất kinh tế. Việc giành được chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động mới là bước đầu. Nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quyết định cho sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa là phải phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh tế, trước hết, phải thay đổi vị trí, vai trò của người lao động đối với tư liệu sản xuất, thay chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa bằng chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa dưới những hình thức thích hợp; thực hiện những biện pháp cần thiết gắn người lao động với tư liệu sản xuất.

Trên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động ngày càng tăng cao, từng bước cải thiện đời sống nhân dân lao động, nâng cao chất lượng sức khoẻ, năng lực của người lao động. Mặt khác, dưới chủ nghĩa xã hội, tìm mọi cách phát huy tính tích cực xã hội, khả năng sáng tạo của người lao động để ngày càng nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác làm cho nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển góp phần chiến thắng chủ nghĩa tư bản.

Dưới chủ nghĩa xã hội, có điều kiện đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải xã hội phục vụ quần chúng nhân dân lao động, vì có sự thống nhất về lợi ích giữa cá nhân, tập thể và xã hội.

Chủ nghĩa xã hội thực hiện phân phối theo lao động, do vậy, năng suất lao động, hiệu quả công tác là thước đo đánh giá sự đóng góp của mỗi người cho xã hội. Năng suất lao động, hiệu suất công tác là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước, ý thức giai cấp, ý thức dân tộc của mỗi người ở trong xã hội.

Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá: Trong các xã hội trước đây, giai cấp bóc lột nắm tư liệu sản xuất vật chất, họ cũng nắm luôn công cụ thống trị về mặt tinh thần. Dưới chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động đã là những người làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, do vậy, cũng là những sáng tạo ra những giá trị tinh thần của xã hội. Người lao động là người sáng tạo, làm phong phú thêm những giá trị văn hoá tinh thần của xã hội, đồng thời cũng là những người hưởng thụ những giá trị văn hoá tinh thần đó.

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và nâng cao các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, tiếp thu các giá trị văn hoá tiên tiến của thời đại, cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hoá thực hiện việc giải phóng những người lao động về mặt tinh thần thông qua việc xây dựng từng bước thế giới quan và nhân sinh quan mới cho người lao động, hình thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, giàu lòng yêu nước, thương dân, có bản lĩnh chính trị, nhân văn, nhân đạo, có hiểu biết và biết giải quyết đúng đắn mối quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội..., có năng lực làm chủ xã hội.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra đồng thời trên các lĩnh vực và các lĩnh vực đó có quan hệ mật thiết, tác động, thúc đẩy lẫn nhau.

Nhìn chung, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quá trình cải biến toàn diện xã hội cũ thành xã hội mới, trong đó công cuộc cải tạo kết hợp chặt chẽ với công cuộc xây dựng mà xây dựng là chủ yếu. Cải tạo đóng vai trò như một phương tiện phục vụ cho mục tiêu xây dựng xã hội mới, ngược lại, công cuộc xây dựng xã hội mới tạo ra những điều kiện có ý nghĩa quyết định để triển khai công cuộc cải tạo.

"Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước đến nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số".

Cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục đích giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động ra khỏi tình trạng áp bức bóc lột, do vậy, thu hút được sự tham gia của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.

Giai cấp công nhân ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, ngày càng giác ngộ về lợi ích giai cấp của mình thông qua sự lãnh đạo của đảng cộng sản, cho nên là động lực cơ bản, chủ yếu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vai trò động lực và vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân là yếu tố hàng đầu bảo đảm cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thực tế lịch sử đã chỉ ra rằng, khi nào và ở đâu phong trào công nhân vững mạnh, sự lãnh đạo của giai cấp công nhân sáng suốt thì cách mạng thắng lợi, những lực lượng phản động quốc tế bị đẩy lùi. ở đâu và khi nào phong trào công nhân suy yếu, sự lãnh đạo của giai cấp công nhân giảm sút thì phong trào cách mạng sẽ gặp khó khăn.

Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân, do vậy, giai cấp này trở thành động lực cách mạng to lớn trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đấu tranh giành chính quyền, giai cấp công nhân chỉ giành thắng lợi khi giai cấp nông dân đi theo giai cấp công nhân, làm cho sức mạnh của cách mạng tăng lên. Trước đây, C. Mác đã chỉ ra, nếu giai cấp công nhân không thực hiện được bài đồng ca cách mạng với giai cấp nông dân thì bài đơn ca của giai cấp công nhân sẽ trở thành bài ai điếu.

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng vậy, giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành được sứ mệnh lịch sử khi đại đa số giai cấp nông dân đi theo giai cấp công nhân, cùng giai cấp công nhân xây dựng xã hội mới ngày càng tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.

Sự tham gia đông đảo của giai cấp nông dân vào cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo của đảng, là cơ sở xây dựng chính quyền nhà nước vững mạnh, xây dựng một xã hội quyền lực thuộc về nhân dân. Giai cấp nông dân là lực lượng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước, cùng với giai cấp công nhân xây dựng nền kinh tế ngày càng phát triển - điều kiện đảm bảo cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản.

Trí thức là những người có vị trí quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong quá trình đấu tranh giành chính quyền và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước đây V.I. Lênin đã khẳng định, không có tri thức không thể có chủ nghĩa xã hội. Trí thức là những người có đóng góp to lớn trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phát triển dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, tham gia xây dựng đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, đưa chúng vào trong quần chúng nhân dân và tổ chức quần chúng thực hiện cho được đường lối, chính sách đó.

Trong thời đại khoa học công nghệ, lượng giá trị lao động chất xám ngày càng chiếm tỉ lệ cao trong sản phẩm hàng hoá, thì vai trò động lực phát triển xã hội của trí thức lại càng cao. Ngày nay, không một sản phẩm nào trong công nghiệp, trong nông nghiệp lại không gắn với khoa học công nghệ.

Vai trò trí thức ngày càng tăng trong xã hội. Trí thức ngày càng có ý nghĩa to lớn với sự phát triển đất nước, nhưng trí thức không bao giờ trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng, vì họ không đại biểu cho bất cứ một phương thức sản xuất nào, không có hệ tư tưởng độc lập. Trí thức phục vụ cho giai cấp nào thì mang ý thức hệ của giai cấp đó. Trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa thì theo ý thức hệ của giai cấp công nhân - chủ nghĩa Mác-Lênin.

Báo cáo tổng kết 20 năm đổi mới [1986-2006] của Đảng đã chỉ rõ: Để đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, phải tạo lập và phát huy các động lực của nó, có như vậy mới giải phóng được lực lượng sản xuất, giải phóng con người.

- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là nguồn sức mạnh và là động lực chủ yếu bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới.

- Kết hợp hài hoà lợi ích xã hội, tập thể và cá nhân, quan tâm lợi ích thiết thân của con người.

- Trong sự nghiệp đổi mới, cần quan tâm tới các động lực khác rất quan trọng, như phát triển văn hoá, xây dựng con người, thi đua xã hội chủ nghĩa,... kể cả động lực tinh thần [tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý chí vươn lên, tự lực tự cường, khoa học – công nghệ...]. Bản thân đổi mới cũng là một động lực của sự phát triển.

Video liên quan

Chủ Đề