Những trường học mang tên các vị anh hùng

Phan Bội Châu đã thành lập [Lịch sử - Lớp 11]

2 trả lời

Nguyen nhân suy tàn của đô thị cổ Thăng Long [Lịch sử - Lớp 7]

1 trả lời

Nêu ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng [Lịch sử - Lớp 4]

1 trả lời

“Mỗi thành tích, mỗi giải thưởng không chỉ mang đến cho chúng tôi niềm vui mà còn tạo ra rất nhiều động lực phấn đấu: ngày mai phải luôn tốt hơn ngày hôm nay, niềm vui của các em học sinh năm học tới đây phải nhiều hơn so với năm học vừa qua”. Đó là những bộc bạch chân thành của cô giáo Vũ Thị Việt Hoa [trong ảnh], một trong ba cá nhân của ngành giáo dục vừa được tôn vinh tại chương trình Vinh quang Việt Nam do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.

Rời quê nhà ở Hải Dương vào định cư tại thành phố Vũng Tàu và gắn bó với ngành giáo dục từ năm 1992, cô giáo Vũ Thị Việt Hoa là một trong số ít những giáo viên được luân chuyển qua rất nhiều vị trí công tác. Năm 2015, nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường tiểu học Quang Trung, một ngôi trường không mấy “tiếng tăm” sau nhiều năm làm quản lý ở những trường nằm trong tốp đầu của thành phố, việc làm đầu tiên của cô Hoa là “tiếp lửa nhiệt huyết” cho hơn 120 giáo viên, trong đó đa phần là các cô giáo trẻ. Ai cũng có những thế mạnh của riêng mình, người lãnh đạo phải biết khơi gợi thế mạnh của từng cá nhân để cùng phát triển, là điều cô giáo Hoa luôn tâm niệm. Nhưng để làm được điều đó không đơn giản. Niềm tin chỉ được chứng minh qua thời gian và thử thách. Với vai trò người đứng đầu, để các thầy giáo, cô giáo hiểu và tin thì bản thân mình phải gương mẫu, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân vì tập thể. Vì vậy, ở Trường tiểu học Quang Trung, mọi hoạt động đều minh bạch và trở thành động lực để đội ngũ giáo viên không ngừng vươn lên cả về trình độ chuyên môn lẫn phẩm chất, đạo đức người thầy. Từ chỗ nhà trường hằng năm có rất ít giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và cấp tỉnh, đến nay đã có nhiều thầy giáo, cô giáo đạt các danh hiệu khác nhau. Từ chỗ giáo viên chỉ thuần túy dạy trên lớp, dạy trong sách vở thì đến nay có nhiều tiết học trực quan sinh động ngoài sân trường, trong thư viện... Cô Hoa cho biết, Vũng Tàu là thành phố du lịch biển nổi tiếng thì không lẽ nào học sinh Vũng Tàu lại không biết bơi. Và đề xuất đưa môn bơi vào học chính khóa ở Trường tiểu học Quang Trung đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của giáo viên, các bậc phụ huynh và đơn vị trở thành trường tiểu học đầu tiên của Vũng Tàu chính thức đưa môn bơi vào dạy học. Hay như việc xây dựng mô hình “Thư viện xanh” của nhà trường cũng rất được các em ủng hộ. Các em có thể tranh thủ đọc sách bất cứ lúc nào, nhất là trong thời gian chờ bố mẹ đến đón, nên các em rất hào hứng. Đáng chú ý, những buổi lễ chào cờ đầu tuần của Trường tiểu học Quang Trung không đơn điệu như những buổi nhắc nhở, dặn dò của giáo viên với học sinh mà đã trở nên sinh động với nhiều nụ cười lẫn nước mắt của các em bằng những câu chuyện sinh hoạt dưới cờ. “Hằng tuần, chúng tôi phân công các giáo viên chuẩn bị những câu chuyện dưới cờ. Các giáo viên phải chủ động tìm những câu chuyện hay, cách trình bày, tương tác với học sinh, để các em cảm thấy hấp dẫn. Đặc biệt là những câu chuyện xưa, tích cũ, gần gũi nhưng có tính giáo dục, hướng thiện cao. Đây cũng là cách để giáo viên trau dồi thêm kiến thức và phát triển thêm các kỹ năng mềm” - cô Hoa chia sẻ. Hay như ở môn học Lịch sử, để giúp các em dễ học, dễ nhớ, 15 tấm bảng hiệu của 15 vị danh nhân có công với đất nước được nhà trường cho dựng quanh sân đã trở thành “địa chỉ đỏ” của rất nhiều học sinh trong những giờ ra chơi, ngoại khóa. Chưa hết, những tiết học trên máy tính, kết nối mạng, trình chiếu trên ti-vi cũng khiến các em rất thích thú. Chính từ đây, những phong trào văn nghệ, thi đua của cô và trò Trường tiểu học Quang Trung đã trở thành “hình mẫu” của nhiều trường tiểu học khác. Không chỉ quan tâm đến việc học, việc chăm lo sức khỏe, bữa ăn bán trú cho học sinh cũng luôn được chú trọng. Đây là ngôi trường duy nhất tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức nấu ăn tại trường cho học sinh thay vì cho các em sử dụng suất ăn công nghiệp. Những nỗ lực không ngừng nghỉ của các thầy, cô giáo đã đưa Trường tiểu học Quang Trung trở thành điển hình trong ngành giáo dục tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Kết quả ấy có phần đóng góp không nhỏ của cô giáo, Hiệu trưởng Vũ Thị Việt Hoa, người đã “tiếp lửa sáng tạo” cho tập thể hơn 120 giáo viên của nhà trường trong suốt những năm qua.

Bài, ảnh: ANH TUẤN và NGUYỄN NAM

Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, Cao Thắng chiêu mộ lực lượng cùng em ruột là Cao Đạt đem 60 người đến hợp tác với Phan Đình Phùng đánh Pháp và được phong chức Quản cơ. Năm 1887, khi Phan Đình Phùng ra Bắc liên lạc với các lực lượng kháng Pháp, Cao Thắng được giao quyền chỉ huy nghĩa quân.


[1864-1893]

     Khi mới 10 tuổi, Cao Thắng đã đi theo Đội Lựu [Trần Quang Cán] làm liên lạc cho nghĩa quân mà triều đình Huế gọi là giặc Cờ Vàng. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, Cao Thắng chiêu mộ lực lượng cùng em ruột là Cao Đạt đem 60 người đến hợp tác với Phan Đình Phùng đánh Pháp và được phong chức Quản cơ. Năm 1887, khi Phan Đình Phùng ra Bắc liên lạc với các lực lượng kháng Pháp, Cao Thắng được giao quyền chỉ huy nghĩa quân.

     Nhà sử học Phạm Văn Sơn kể lại: Khó khăn nhất đối với nghĩa quân lúc bấy giờ là vấn đề vũ khí. Kinh nghiệm cho thấy gươm giáo, gậy guộc không chống nổi súng đồng, cho nên Cao Thắng liền nghĩ cách chế tạo súng đạn...Trong một trận giáp chiến ở Hương Sơn - Nghệ An, Cao Thắng đoạt được 17 khẩu súng bắn mau của quân Pháp, ông liền cho thợ rèn ở hai làng Vân Chàng và Trung Lương [Hà Tĩnh] lấy súng làm mẫu...Sau mấy tháng ròng đúc được 350 khẩu như hệt kiểu súng năm 1874 của Pháp.


     Ngoài chế tạo vũ khí, ông còn xây dựng được một đội quân có tính chiến đấu cao, kỷ luật nghiêm, làm giặc Pháp khiếp đảm. Tháng 9 năm 1889, Phan Đình Phùng trở về căn cứ, cử Cao Thắng làm tổng chỉ huy nghĩa quân và thu được nhiều thắng lợi trong những năm 1890 - 1891. Năm 1893, trong trận đánh Đồn Nu [Thanh Xuân - Thanh Chương - Nghệ An], ông bị trúng đạn và hy sinh lúc mới 29 tuổi.


     Phan Bội Châu viết trong “Việt Nam vong quốc sử”: Ở hạt Hà Tĩnh, trong khoảng 11 năm, [nhiều người] đã liều mạng đánh nhau với Pháp, vất vả trăm trận đánh trở thành danh tướng một thời, trong số ấy nổi bật có Chưởng doanh nghĩa binh Cao Thắng... Thắng quả cảm, thiện chiến, thấy một cái súng tây mà có thể y theo kiểu chế tạo ra tinh xảo không kém gì của Pháp. Đánh nhau với Pháp, ông đã chém được đầu những quan một, quan hai của Pháp, quân Pháp đã phải khuyên nhau hễ gặp Thắng là phải tránh đi. Giá mà trong nước có được mấy trăm ông Thắng thì người Pháp chả phải rút về Tây ư?... Thắng chết, người Pháp đốt chỗ làng [ông] quật mộ ông lên... Tiếc thay! [Nguyễn] Chanh, Thắng chết rồi, Hà Tĩnh không có danh tướng nữa.

Kiểu súng năm 1874 của Pháp

Súng do ông Cao Thắng chế tạo

     Cái chết của Cao Thắng đã gây xúc động lớn trong nghĩa quân. Chính tay cụ Phan Đình Phùng viết hai câu đối và đọc bài văn tế thống thiết:


- Thôi! Thôi! Cửa tía lầu vàng đành kẻ khuất, đem thân bách chiến, để tiếng thơm cho tỏ mặt anh hùng. Súng đồng gươm bạc mặc người còn, truyền lệnh ba quân, thét hơi mạnh để xây nền thịnh trị. Thương ôi là thương!

Kể sao xiết kể!

- Trích Tập san 105 năm -  

 Theo đó, Trường THCS Đông Hà đổi tên thành Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi; Trường THCS Trà Tân đổi tên thành Trường THCS Trần Quốc Toản; Trường THCS Tấn Hà đổi tên thành Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền; Trường THCS Đức Hạnh đổi tên thành Trường THCS Trần Quốc Tuấn; Trường THCS Đức Tín đổi tên thành Trường THCS Lương Thế Vinh; Trường THCS Võ Đắt đổi tên thành Trường THCS Phan Bội Châu; Trường THCS Đức Chính đổi tên thành Trường THCS Nguyễn Khuyến; Trường THCS Nam Chính đổi tên thành Trường THCS Nguyễn Du; Trường THCS Vũ Hòa đổi tên thành Trường THCS Lê Hồng Phong; Trường THCS Võ Xu đổi tên thành Trường THCS Nguyễn Trãi; Trường THCS Mê Pu đổi tên thành Trường THCS Lê Thánh Tông; Trường THCS Sùng Nhơn đổi tên thành Trường THCS Lý Tự Trọng; Trường THCS Đa Kai đổi tên thành Trường THCS Phan Châu Trinh.

     Đến nay, tất cả 13/13 trường THCS trên địa bàn huyện đều được đổi, lấy tên của các danh nhân, anh hùng dân tộc, anh hùng liệt sĩ. Việc đổi tên trường là một trong những nội dung trong Nghị quyết của Huyện ủy về nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện đến năm 2020; qua đó nhằm góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam đến học sinh. 


Video liên quan

Chủ Đề