Những giai đoạn của hiện đại hóa văn học việt nam?

Đôi nét về tiến trình hiện đại hóa nền văn học Việt NamA-Mở đầu:1-Văn học Việt Nam là một dòng chảy liên tục theo tiến trình lịch sử dân tộc. Từ văn học dân gianđến văn chương bác học [Văn học viết] đều diễn ra và phát triển theo những yêu cầu của thời đạivà lịch sử. Thực tế đã chứng minh rất rõ, mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể sẽ ứng với một nền văn họchọc cụ thể nhằm phản ánh chân thực thời đại của nền văn học ấy.2-Sau nhiều thế kỷ, văn học Việt Nam phát triển trong “guồng máy” của hệ thống thi pháp nghiêmngặt và chặt chẽ của văn học trung đại, vào những năm 30, để đáp ứng được yêu cầu của thời đạicũng như lực lượng sáng tác mới, nền văn học của chúng ta đã làm một cuộc “bứt phá” chưatừng có trong lịch sử văn học dân tộc. Và người ta gọi cuộc bứt phá ấy là “Văn học hiện đạihóa”.3-Nghiên cứu và tìm hiểu nền văn học hiện đại hóa cũng như tiến trình của nó, chúng ta sẽ thấyđược diện mạo và quá trình phát triển cũng như bứt phá chưa từng có trong lịch sử văn học dântộc.B- Nội dung:I- Khái quát văn học hiện đại hóa:1- Khái niệm văn học hiện đại hóa nhìn từ hệ thống thi pháp của văn học trung đại:Văn học hiện đại hóa là nền văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại.Ở đây, khái niệm văn học hiện đại được hiểu theo nghĩa đối lập với tính chất và hình thái củavăn học thời phong kiến [văn học trung đại]. Cụ thể như một vài đặc điểm: Văn học phản ánh vàsáng tạo thông qua một hệ thống ước lệ hết sức dày đặc, phức tạp và nghiêm ngặt, với ba tính chất:Uyên bác, cách điệu hóa, sùng cổ và phi ngã. Thời ấy, với tính chất “ Thiên nhân nhất thể”, người tagán cho vũ trụ đạo lý của con người và viết văn để truyền đạt đạo lý ấy…Hơn nữa, văn học trung đạichưa có sự phân biệt thật tách bạch các thể loại, vẫn tồn tại ở dạng “ văn sử triết bất phân”. Nếu vănhọc truyền thống hết sức coi trọng việc “chở” đạo đức, đạo lý , thì văn học hiện đại lại thiên về trìnhbày cái đẹp, cái thẩm mỹ, cuộc sống muôn màu , muôn vẻ .Vì vậy, văn học hiện đại hóa là nền văn học thoát khỏi, bứt khỏi hệ thống thi pháp văn học nóitrên. Song nó không hoàn toàn “đoạn tuyệt” với văn học trung đại mà nó còn giữ lại những yếu tốtích cực, phù hợp.2- Vì sao nền văn học phải làm cuộc “ hiện đại hóa” ?Vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, ở nước ta, có một loạt cây bút đầy tài năng đã muốnvẫy vùng để thoát ra khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại. Có thể kể đến như Phạm Thái,Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ…là những cây bút như thế. Đólà thời đại khủng hoảng sâu sắc của hệ thống thi pháp văn học trung đại xuất hiện trên cơ sở sựkhủng hoảng sâu sắc của chế độ phong kiến. Nhiều nhà thơ mong muốn bộc lộ cái tôi cá nhân củamình trong sáng tác. Ví dụ như trường hợp nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài thơ Mời trầu:Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,Này của Xuân Hương mới quệt rồiLần đầu tiên trong văn học, một nữ thi sĩ dám xưng tên mình, đó là một thể hiện của vẫyvùng, khẳng định cái tôi mãnh liệt. Hồ Xuân Hương đã đem đến cho văn học Việt Nam một luồnggió mới, một nhu cầu cách tân.Nhà nghiên cứu phê bình Hoài Thanh từng viết: “Một thời đại vừa chẵn mười năm. Trongmười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữquyền sống…Đừng lấy một người sánh với một người. Hãy sánh thời đại cùng thời đại”.Cuộc xâm lược của thực dân Pháp vào năm 1858 đã làm cho xã hội Việt Nam biến đổi sâusắc: Biến đổi về giai cấp, văn hóa. Từ đó kéo theo sự thay đổi của lực lượng sáng tác, lực lượng tiếpnhận và nhu cầu thẩm mỹ cũng khác đi.Hơn nữa, từ cuối thế kỷ XVII, chữ quốc ngữ được đưa vào Việt Nam theo con đường truyềnđạo. Cho đến cuối thế kỷ XIX, nền văn học bằng chữ quốc ngữ được phát triển. Mặt khác, khi ấy,một lực lượng sáng tác mới rất hùng hậu, có trình độ và tiếp thu ảnh hưởng của văn học phương Tây.Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng cho nền văn học hiện đại hóa theo yêu cầu của thời đại. Để lí giảisự ra đời của bộ phận văn học này nhiều nhà nghiên cứu đã đi lí giải. Theo giáo sư Phong Lê, cónăm thành tố khiến văn học trung đại chuyển sang văn học hiện đại. Cụ thể như sau:+ Chữ viết: từ chữ Hán Nôm sang chữ quốc ngữ.+ Biến chuyển về thể loại theo lối Tây hóa.+ Tính chuyên nghiệp của nghề văn.+ Chuyển động về đặc trưng, chức năng của văn học.+ Hình thành cái tôi cá nhân và nhu cầu giải phóng cái tôi cá nhân.3- Một nền văn học hiện đại hóa với tốc độ hết sức mau lẹ:Không phải ngẫu nhiên Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại, khẳng định: “ Ở nướcta, một năm đã có thể kể như 30 năm của người”. Sự khẳng định đó nói lên tốc độ hiện đại hóacủa văn học Việt Nam vào những năm 30 với một tốc mau lẹ và hết sức nhanh chóng. Từ năm1917, trên tờ Nam Phong, Phạm Quỳnh than phiền rằng: “ Có nước mà chưa có văn” [ý nói vănxuôi quốc ngữ], vậy mà chỉ mười năm, hai mươi năm sau, chẳng những ta đã có văn mà còn cóvăn hay nữa, thậm chí, đáng gọi là kiệt tác. Đó là các tác phẩm Gió lạnh đầu mùa của ThạchLam, Phấn thông vàng của Xuân Diệu, Đôi bạn, Bướm trắng của Nhất Linh…Và phong trào Thơmới cũng vậy, vẻn vẹn chỉ có 10 năm, thành tựu của nó đã được Hoài Thanh tập hợp thành hàngtrăm thi phẩm với phong cách đa dạng, phong phú, có thể tồn tại lâu dài với thời gian.Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao văn học lại có một tốc độ hiện đại hóa nhanh đến như vậy ?+ Trước hết, là do văn học Việt Nam có điều kiện tiếp nhận kinh nghiệm, thi pháp của vănhọc hiện đại phương Tây thế kỷ XIX, XX. Các cây bút nổi tiếng như V. Huygo, A. Lamartine, L.Tolstoi…+ Chúng ta có một lực lượng sáng tác mới, trẻ, hùng hậu, là những người nối liền “mạchmáu” của văn học và làm cho nó trào dâng, sôi sục. Có thể kể đến như Hoàng Ngọc Phách,Nhóm Tự lực văn đoàn, Thế Lữ, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân,Nam Cao, Tô Hoài…+ Tốc độ phát triển và bứt phá mau lẹ ấy bắt nguồn từ sức sống văn hóa dồi dào mãnh liệtcủa dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy được khơi dậy mạnh mẽ qua các phong trào yêu nước từkhi thực dân Pháp xân lược cho đến khi Cách mạng tháng Tám 1945. Hàng ngàn năm, chúng tavượt qua và chiến thắng mọi bành chướng xâm lược, bảo vệ được tinh hoa văn hóa của dân tộc,gìn giữ được nền văn học truyền thống, tiếng mẹ đẻ.II- Tiến trình hiện đại hóa văn học Việt NamViệc phân chia tiến trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam hiện nay chỉ mang tính tươngđối bởi có nhiều cách phân chia khác nhau. Song cần dựa trên những đặc điểm sáng tác, lựclượng sáng tác và thành tựu ở mỗi thời kỳ để phân chia. Cần bám sát từng bước đi của lịch sử đấtnước để phân kì nền văn học hiện đại hóa.1- Giai đoạn chuẩn bị, “phòng chờ” của nền văn học hiện đại hóaĐể chuẩn bị cho quá trình hiện đại hóa diễn ra có một giai đoạn được gọi là giai đoạngiao thời và mang tính chất chuyển giai đoạn: 1900 – 1930. Các nhà nghiên cứu gọi đây là“phòng chờ”chuẩn bị cho văn học được hiện đại hóa. Đây là giai đoạn xuất hiện những nhà văn,nhà thơ tiềm tàng cho khuynh hướng hiện đại. Khoảng những năm 1920, những sự kiện văn họccó sức vang dội đều gắn với tên tuổi của những sĩ phu yêu nước như Phan Châu Trinh, Phan BộiChâu, Lê Đại, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng…Họ là những nhà Hán học giác ngộ lý tưởngcách mạng du nhập từ phương Tây qua Tân thư của Trung Quốc. Ở họ chỉ có sự đổi mới về tưtưởng chính trị, xã hội, học thuật chứ chưa có sự đổi mới thật sự về tư tưởng mĩ học.Cùng với lực lượng trên là một số nhà Nho cuối mùa như Tản Đà, Nguyễn Bá Học,Nguyễn Trọng Thuật, Phan Khôi, Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách….Tản Đà là người khaisinh ra Thơ mới. Ông là người đầu tiên đem văn chương ra bán phố phường, ở đây có cái gì đóvừa thương cảm, vừa chế giễu, “văn chương hạ giới rẻ như bèo”. Hoài Thanh đã khẳng định họlà “người của hai thế kỷ”, là cầu nối giữa thơ cũ và thơ mới.2- Ba mùa gặt lớn- diện mạo mới của nền văn học hiện đại hóaa- Mùa gặt thứ nhất: Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945Trong giai đoạn này, quá trình hiện đại hóa diễn ra trong hoàn cảnh đất nước là thuộc địacủa Pháp. Giai đoạn này được coi là vụ mùa bội thu của văn học hiện đại. Diện mạo của văn họchiện đại được hình thành, hoàn thiện. Xuất hiện ba trào lưu văn học tiêu biểu: Trào lưu văn họclãng mạn, trào lưu văn học hiện thực phê phán, trào lưu văn học cách mạng.+ Văn học hiện thực:Văn học hiện thực đã hướng ngòi bút vào sự thật đen tối nhằm vạch trần bộ mặt thật củagiai cấp cầm quyền; đồng thời nói lên tiếng kêu của người dân nô lệ. Nhiều cây bút nổi tiếng vớinhững tác phẩm giá trị như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,Nam Cao, Vũ Trọng Phụng….Đứng bên nhau mà họ không hòa lẫn vào nhau, bởi lẽ tất cả những cây bút này đều thống nhất vềquan điểm nghệ thuật đó là : anh hãy viết về sự thật. Vũ Trọng Phụng từng khẳng định: các anhmuốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết, tôi muốn tiểu thuyết phải là sự thật ở đời. Nhưng họ khácnhau về phong cách. Nguyễn Công Hoan độc đáo trong dựng những nghịch cảnh xã hội, VũTrọng Phụng là tiếng chửi vỗ mặt độc đáo nhất vào xã hội thực dân phong kiến…Đặc biệt Nam Cao là nhà văn đưa văn học hiện thực lên đến đỉnh cao và kết thúc vẻ vangtrào lưu đó. Những tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao thực sự là những “bức tranh” chân thựcnhất về hiện thực xã hội đương thời; tác phẩm của ông vừa là lời kết tội đanh thép với bè lũ taysai, thống trị, vừa là lời cảm thương, thông cảm cho số phận người dân khi sống trong xã hội bấtcông, đen bạc.+ Văn học lãng mạn:Một trong những đặc điểm độc đáo của bộ phận văn học hiện đại là xuất hiện cái tôi cánhân và nhu cầu giải phóng cái tôi cá nhân. Văn xuôi Tự lực văn đoàn đề cập đến giải phóng cánhân trong hôn nhân và tình yêu.Thơ mới là tiếng nói cá nhân và khẳng định tiếng nói của mình. Bản hòa tấu nhiều sắc màuchỉ có trong Thơ mới. Hoài Thanh đã từng nhận định: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiệncùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng nhưHuy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như NguyễnBính, ….thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”.[Thi nhân Việt Nam].+ Văn học cách mạng:Xuất hiện trào lưu văn học cách mạng với các tác gia tiêu biểu như Tố Hữu, Hồ ChíMinh… Những tác phẩm nổi tiếng của Hồ Chí Minh như : Nhật kí trong tù, Tuyên ngôn Độc lập,…. Song, hầu hết những tác phẩm văn học cách mạng giai đoạn này đều viết dưới hình thức bímật bởi chịu sự khống chế của thực dân Pháp và bọn tay sai, phản động.Như vậy, có thể nói, giai đoạn phát triển của văn học 1930-1945 được coi là mộc quantrọng trong lịch sử phát triển văn học nước nhà. Sự phát triển phong phú của các trào lưu vănhọc, phương pháp sáng tác và đặc biệt là đội ngũ sáng tác cùng các tác phẩm nổi tiếng đã làmcho diện mạo của nền văn học có sự chuyển biến rõ rệt và ngày càng đi sâu vào quỹ đạo chungcủa hiện đại hóa. Xứng đáng là mùa gặt đầu tiên của nền văn học hiện đại hóa.b. Mùa gặt thứ hai: Văn học giai đoạn 1945- 1975.Văn học giai đoạn này phát triển từ Cách mạng tháng 8 /1945 đến ngày đất nước giànhđược độc lập và thống nhất trọn vẹn. Tiến trình hiện đại hóa văn học giai đoạn này chịu sự chiphối quyết định của hoàn cảnh chiến tranh, đất nước lại bị chia cắt làm 2 miền với chế độ chínhtrị khác nhau. Hiện thực cách mạng và chiến tranh đã mang đến cho văn học một kho tư liệusống vô cùng phong phú. Lúc này, văn học đứng ở tuyến đầu.Văn học được cách mạng hóa, văn học làm chức năng ngoài nghệ thuật hướng về đạichúng, phục vụ cách mạng. Trong mùa gặt này, văn học chia nhỏ thành các thời kỳ như:+ Thời kỳ 1945-1954: Văn học kháng chiến phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dânPháp.+ Thời kỳ 1954-1960: Văn học gắn liền với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miềnBắc.+ Thời kỳ 1960-1975 là giai đoạn cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ và điđến đại thắng mùa xuân năm 1975.Văn học giai đoạn này mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Với cáccây bút nổi tiếng:+ Thơ: Chính Hữu, Tố Hữu, Hồng Nguyên, Hồ Chí Minh, Chế Lan Viên, Huy Cận,Nguyễn Đình Thi…+ Văn xuôi: Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Châu…C. Mùa gặt thứ 3: Văn học giai đoạn sau năm 1975 đến nayVăn học Việt Nam giai đoạn này là văn học của cả nước độc lập, thống nhất và hòa bình.Nhưng khi ấy, nền văn học của chúng ta vẫn chịu nhiều biến động dữ dội, đặc biệt là chịu sự tácđộng của hai sự kiện lớn là chủ trương đổi mới đất nước năm 1986 và sự sụp đổ của chế độXHCN ở một số nước như Liên Xô và các nước Đông Âu.Đứng trước yêu cầu của lịch sử, văn học Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, đápứng yêu cầu của cuộc sống mới khi đất nước không còn chiến tranh. Lúc này, văn học dầnchuyển từ đề tài chiến tranh sang đề tài thế sự. Sự kiện và hiện thực trong các tác phẩm văn họcgiai đoạn này không còn lớn lao, sử thi hoành tráng như trước mà là những mảng hiện thực hiệnhữu trong đời sống của con người.Các nhà văn đi sâu khám phá thế giới nội tâm phong phú, lắm uẩn khúc của con người. Đólà khả năng hình dung và tái hiện bộ mặt lịch sử thông qua các hình tượng cụ thể, các số phậnriêng tư. Mỗi tác phẩm là những lát cắt của cuộc sống với sự bộn bề, nhiều chiều, muôn vẻ củanó. Thông qua những câu chuyện đời thường nhỏ nhặt, vụn vặt tưởng như tẻ nhạt và nhàm chánấy, các tác giả khiến người đọc trăn trở với vấn đề: Con người phải ứng xử, cư xử sao cho đúngvà phù hợp. Dường như mỗi nhà văn đang làm một cuộc đối chứng giữa các giá trị đạo đức: Cáicũ và cái mới. cái gì nên bỏ và cái gì nên tiếp tục phát triển.Những cây bút tiêu biểu như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, NguyễnHuy Thiệp, Lê Lựu, Thanh Thảo, Xuân Quỳnh…C- Kết luậnTìm hiểu về văn học Việt Nam hiện đại và tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam,chúng tôi thấy được những nét chính sau:1- Tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam, và nói chung sự vận động và phát triểncủa văn học Việt Nam, trước hết và trực tiếp chịu sự chi phối của những điều kiện lịch sử, xã hộivà văn hóa Việt Nam, nhưng cũng có liên quan nhất dịnh đến những đặc điểm của sự vận độngvà phát triển chung của văn học phương Đông.2- Do phải đấu tranh liên tục cho nền độc lập của đất nước suốt trong lịch sử lâu dài vàngay trong thời hiện đại, cho nên văn học Việt Nam thường xuyên nêu cao một mục tiêu phấnđấu lớn là tinh thần dân tộc, bản lĩnh dân tộc ,do vậy tính hiện đại của văn học luôn đi đôi vớitính dân tộc.3- Hiện đại hóa văn học là hiện đại hóa một cách toàn diện cả về nội dung và hình thức,trên cả ba mặt cơ bản của văn học là tư tưởng, nghệ thuật và ngôn ngữ, mặc dù từng người, từnglúc, tùy hoàn cảnh cụ thể, tùy sở trường, có thể nhấn mạnh, đi sâu, đổi mới chỉ một vài mặt nàođó.4- Từ đây, càng rõ rằng cốt lõi, nền tảng của tiến trình hiện đại hóa của văn học và nghệthuật nói chung là chủ nghĩa nhân văn, là sự quan tâm đến con người, chăm lo cho cuộc sống củacon người ngày một tốt đẹp hơn, tạo điều kiện cho con người phát triển tận độ những khả năngsẵn cóvà tiềm ẩn của mình. Không thể nhân danh hiện đại hóa để quay lưng lại với con người,chối bỏ con người, coi thường con người, mất lòng tin ở con người.5- Hiện đại hóa và tiến trình hiện đại hóa nền văn học không chỉ dừng lại ở đây mà trướcmắt chúng ta còn cả một chặng đường dài. Điều đó, đặt ra vấn đề cho những người cầm bút phảitiếp tục tìm tòi, đổi mới hơn nữa để đưa văn học vào quỹ đạo chung của cuộc sống hiện tại.Chúng ta cần công nhận và xem xét thành tựu của văn học đương đại với những yếu tố tích cựccủa nó. Xem xét những tác phẩm ưu tú đưa vào giảng dạy trong chương trình sách giáo khoatrong nhà trường. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI:Theo GS Trần Đình Sử, văn học trung đại có năm đặc điểm loại hình mà sự khái quát dựa trên đềxuất của Viện sỹ D. X. Likhatrốp cùng nhiều học giả khác khi nghiên cứu văn học Nga cổ và vănhọc trung cổ phương Tây. Nếu căn cứ vào văn học trung đại Việt Nam để xác định tính khu biệtrõ rệt với văn học hiện đại, theo chúng tôi chỉ có bốn [trong năm] đặc điểm là tiêu biểu để tiếnhành đối lập được. Bốn đặc điểm đó có thể tóm tắt:+ Quan niệm vừa rất rộng vừa rất hẹp hòi với những gì được gọi là văn học. Các “thể loại hànhchức” [thuật ngữ của GS Trần Đình Sử] tạo ra sự mở rộng biên giới của khái niệm văn học. Đólà các thể loại có chức năng ngoài nghệ thuật [chỉ có chức năng hành chính, công vụ hoặc chứcnăng tôn giáo, tế lễ…] không hoặc có rất ít chất thẩm mỹ, nhưng lại được quan tâm đầy đủ,chiếm vị trí trung tâm, hàng đầu của nền văn học trung đại. Trong khi đó, các thể loại nghệ thuậtthuần tuý lại nhận một cái nhìn hẹp hòi: bị xem thường hoặc không được tính đến trong hệ thốngphân loại.+ Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ: văn học trung đại là một nền văn học song ngữ bất bìnhđẳng. Đó là một hiện tượng thế giới. Văn học viết bằng ngôn ngữ ngoại nhập được đề cao, coitrọng; văn học viết bằng ngôn ngữ bản địa bị xem nhẹ, coi thường.+ Văn học trung đại chịu sự chi phối nghiệt ngã của hệ ý thức phong kiến và các tôn giáo trungđại, hình thành các quy tắc sáng tác, các định chế nghệ thuật, cầm tù cá tính sáng tạo của nhàvăn.+ Đặc điểm ước lệ mang tính tập cổ, phục cổ của văn học trung đại, lấy ngày xưa, người xưa, tácphẩm xưa làm mẫu mực nghệ thuật, hình thành các mô hình bất biến, công thức, sáo mòn trongsáng tác.“LƯỢC ĐỒ” VĂN HỌC QUỐC NGỮ VIỆT NAM TRƯỚC 1945 NHÌN TỪ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNHVÀ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI [NGUYỄN THÀNH THI]Thứ ba, 16 Tháng 4 2013 06:04Several Circles, January-February 1926Wassily Kandinsky [Russian, 1866-1944].1. 1. Lịch sử văn học nhìn từ quá trình hình thành và tương tác thể loại, một hướng tiếpcận có ý nghĩaTrong các bộ giáo trình lịch sử văn học ở Việt Nam – cho đến thời điểm này – nói đến sự vận độngvăn học, các nhà nghiên cứu thường chỉ nói nhiều đến bức tranh văn học với tác phẩm và đội ngũ tácgiả, sự hình thành, phát triển của các trào lưu, trường phái, tổ chức văn học,…Trong khi đó, sự hìnhthành, phát triển và quá trình hoàn thiện bức tranh thể loại – loại sự kiện trung tâm của lịch sử vănhọc – thì lại rất ít được nói đến, ít được đầu tư nghiên cứu một cách kĩ lưỡng.Tiếp cận lịch sử văn học từ góc nhìn thể loại, đặc biệt là từ sự hình thành và tương tác thể loại, nhànghiên cứu sẽ có thêm những sự kiện, tư liệu thuyết phục để miêu tả, cắt nghĩa một cách đầy đủ khoahọc hơn về tiến trình văn học.Theo hướng tiếp cận đó, bài viết này bước đầu tìm cách mô tả quá trình vận động, phát triển của vănhọc quốc ngữ Việt Nam từ buổi sơ khai cho đến ngày nay như là quá trình hình thành và tương tácthể loại. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hơn một thế kỉ, quá trình ấy diễn ra hết sức sinh động,phức tạp, với bộn bề sự kiện, tác giả bài viết này chỉ cắt lấy một đoạn [văn học quốc ngữ Việt Namtrước năm 1945] để tìm hiểu. Tác giả cũng không tham vọng dựng lại toàn cảnh bức tranh thể loạivăn học trong hơn nửa thế kỷ mà chỉ đưa ra một “lược đồ” với những nét chấm phá, nhằm, trước là,đề xuất thêm một cách tiếp cận vấn đề; sau là, thấy rõ và đánh giá đúng hơn vai trò của việc phát triểnthể loại văn học trong lịch sử phát triển của văn học nước nhà.1. 2. Văn học quốc ngữ Việt Nam – bức phác thảo nhìn từ quá trình hình thành và tươngtác thể loại2.1. Những biến cố trung tâm của lịch sử văn học Việt Nam hơn một thế kỉ qua, bao gồm: quá trìnhhiện đại hóa văn học [từ cuối thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945]; quá trình chính trịhóa và đại chúng hóa văn học trong hơn ba thập niên chiến tranh vệ quốc và xây dựng chủ nghĩa xãhội [từ năm 1946 đến cuối thập niên 70]; quá trình dân chủ hóa và đổi mới văn học thời hội nhậptoàn cầu hóa [từ đầu thập niên 80 thế kỉ XIX đến thập niên đầu thế kỉ XXI]. Suy cho cùng, tất cả cácloại biến cố này đều nằm trong hành trình hiện đại hóa văn học. Công cuộc hiện đại hóa văn học chođến Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực ra chưa hoàn tất. Văn học hiện đại – với các đặc điểm cơbản của chủ nghĩa hiện đại, như: a] tính duy lí [hay cổ xúy cho tính duy lí]; b] tính chất chuyênnghiệp, đặc tuyển và c] tính chất cá nhân chủ nghĩa – vừa được xây dựng, thì, do những hoàn cảnhriêng của đất nước, các đặc điểm này đa phần tạm thời bị xóa bỏ. Văn học 1946-1975, sáng tác theođịnh hướng “tất cả vì Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội”, đương nhiên không thể dung nạp một số tínhchất của văn học hiện đại chủ nghĩa, đặc biệt là tính chất đặc tuyển, tính chất cá nhân chủ nghĩa.Công cuộc hiện đại hóa văn học, tạm thời bị gián đoạn ở một số phương diện. Từ sau 1975, đặc biệttừ thời kì đổi mới [sau 1986], văn học Việt Nam tiếp tục vận động theo hướng hiện đại hóa,nhưng hiện đại hóa, giờ đây bao gồm cả việc phát triển thêm những yếu tố của văn học hiện đại màtrước đây chưa hoàn tất và hình thành, phát triển các yếu tố văn học hậu hiện đại hoàn toàn mới mẻ.Hai quá trình hiện đại hóa và hậu hiện đại hóa văn học xâm nhập vào nhau, được tiến hành đồngthời.Nhưng, thực chất của việc hiện đại hóa văn học trong hơn một thế kỉ qua của văn học quốc ngữ ViệtNam là gì? Nhà nghiên cứu văn học không thể né tránh việc trả lời câu hỏi này.Trong rất nhiều cách trả lời câu hỏi nêu trên của các nhà làm văn học sử, thì cách hiểu “hiện đại hóa”như là quá trình văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp trung đại để xây dựng một hệ thống thi phápmới theo mô hình của văn học phương Tây[1] là sáng rõ và gần “thực chất” hơn cả.Việc tìm kiếm những dấu hiệu chứng tỏ văn học “thoát khỏi hệ thống thi pháp trung đại…” có ưuđiểm quan trọng là, trong khi hệ thống thi pháp hiện đại đang hình thành, biến đổi, chưa rõ hình thùdiện mạo, thì việc miêu tả những đặc điểm chung nhất mang tính bất cập, lỗi thời của hệ thống thipháp trung đại có thể giúp người ta – một cách gián tiếp – hình dung được ý niệm chung và quantrọng nhất về văn học hiện đại và quá trình hiện đại hóa. Chẳng hạn: văn học trung đại là phi ngã, thìvăn học hiện đại phải lại duy ngã; văn học trung đại ưa tập cổ, sùng cổ thì văn học hiện đại lạimuốn thoát bỏ mọi khuôn mẫu và coi trọng cái mới, cái riêng; văn học trung đại coi trọng lối nói ướclệ, kinh viện, thì văn học hiện đại lại đề cao tinh thần thực tiễn, thích tả thực; văn học trung đại chỉ đềcao cái đẹp cách điệu, sang trọng, cao nhã thì văn học hiện đại lại chủ trương sáng tạo cái đẹp củabản thân đời sống muôn hình muôn vẻ; văn học trung đại dày đặc khuôn phép, quy phạm thì văn họchiện đại đề cao tinh thần sáng tạo phóng túng, tự do, v.v.Tuy nhiên, một cách tiếp cận trên tinh thần so sánh đối lập như vậy cũng đặt nhà nghiên cứu trướcnguy cơ phạm không ít sai lầm, như, dẫn đến cách hiểu cực đoan, rằng: thứ nhất, giữa hai thời kì vănhọc [trung đại và hiện đại] chỉ có sự đứt đoạn, không có nối tiếp, không còn mối liên hệ gì quan trọngđáng kể; thứ hai, có thể lầm tưởng sự khác biệt, đối lập, chỉ tồn tại nhất thời giữa hai hệ thống thipháp mà không phải như một trạng thái tồn tại phổ biến, thường xuyên giữa các thể loại văn học ngaytrong cùng một hệ thống thi pháp [cũng giống như mâu thuẫn luôn tồn tại trong các sự vật, các quátrình, tương sinh, tương khắc trong thế giới tự nhiên, xã hội; chính sự khác biệt, đối lập này, trongnhững hoàn cảnh nhất định, là tác nhân tạo ra những sự chuyển hóa, xâm nhập, tương tác giữa các thểloại văn học và tiếp tục hoàn thiện hệ thống thi pháp mới “theo mô hình văn học phương Tây”]; thứba, nhận thức về đặc trưng thi pháp văn học hiện đại hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức đặc trưng thipháp trung đại. Nếu hệ tiêu chí nhận diện văn học trung đại khác đi thì, hệ tiêu chí nhận diện văn họchiện đại cũng sẽ khác đi[2].Mặt khác, xét trên một bình diện nào đó, cách tiếp cận khái niệm hiện đại hóa văn học như vậy, chỉmới là một cái nhìn tổng quát trong tương quan giữa hai hệ thống thi pháp, chưa phải là cái nhìn trựcdiện vào các bộ phận, thành tố cốt lõi, giúp nắm bắt đúng đắn và đầy đủ hơn bản thể của đối tượngnghiên cứu. Nhiều câu hỏi cụ thể hơn sẽ được đồng thời đặt ra, chờ được trả lời thỏa đáng. Chẳnghạn, các thể loại văn học sẽ vận động như thế nào để tạo được bước chuyển từ văn học trung đại sangvăn học hiện đại và sau đó là hậu hiện đại?Bakhtin khi nghiên cứu lí luận và thi pháp tiểu thuyết, đã quả quyết xem thể loại [và chỉ có thể loại]là nhân vật chính[3] của tiến trình văn học; còn các nhân tố, khác [như trào lưu, trường phái,…] chỉ là“những nhân vật hạng nhì, hạng ba”. Và, lịch sử văn học, theo ông, trước hết là lịch sử hình thành,phát triển, tương tác giữa các thể loại[4]. Tất nhiên, ông có phân biệt rõ điểm khác biệt quan trọngtrong chiều hướng và cách thức tương tác thể loại giữa hai thời đại văn học [trung đại, hiện đại]: mộtbên là tương tác theo lối bổ sung, hài hòa [như trong một “cuộc hòa tấu của các thể loại” văn học],một bên là tương tác theo lối “tiểu thuyết hóa” [ở đó vị trí “thống trị”, “thống ngự”, “ưu thắng” baogiờ cũng thuộc về tiểu thuyết][5].Như vậy, bản chất của quá trình vận động văn học, coi như vẫn chưa được xem xét, nhận thức đầy đủmột khi chưa nắm bắt và miêu tả được quá trình vận động của thể loại văn học. Quá trình hiện đại hóavăn học, nhìn từ bên trong, chính là một quá trình hình thành và tương tác thể loại rất phức tạp, mànếu được nghiên cứu đầy đủ, sẽ giúp ích nhiều cho cho những người viết lịch sử văn học trong việcnỗ lực đưa ra một lịch sử trung thực và giàu tính khoa học hơn.2.2. Nhưng căn cứ vào đâu để quan sát, nhận diện mô hình thể loại của tác phẩm văn học và nắm bắtđược sự tương tác giữa các thể loại ấy?Nhà văn khi sáng tác tác phẩm bao giờ cũng sáng tác theo một mô hình thể loại xác định. Thể loại tácphẩm văn học, thường được hiểu, là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm trong đó ứng vớimột loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tạichỉnh thể.Khi phân chia thể loại [hay thể tài] tác phẩm văn học, người ta thường căn cứ vào ba loại tiêu chí chủyếu: 1]tố chất thẩm mĩ chủ đạo; 2] giọng điệu; 3] dung lượng và cấu trúc chung của tác phẩm.[6] Một tổng hòa các tiêu chí như vậy làm nên “nòng cốt” [hay mô hình] thể loại.Thực tế đời sống văn học cho thấy mỗi một “nòng cốt” thể loại tồn tại như là những mô chuẩn nghệthuật ít nhiều mang tính quy ước, chỉ có ý nghĩa tương đối, và luôn có khả năng biến đổi. Vì vậy, nhàvăn khi sáng tác theo một thể loại nào đó, một mặt luôn tôn trọng, tuân thủ những mô chuẩn nghệthuật quy ước, mặt khác – ít hoặc nhiều – luôn có nhu cầu thoát bỏ khỏi những mô chuẩn quy ước ấy,bằng cách “nhìn sang” những thể loại xung quanh, rút tỉa lấy tinh hoa của chúng, tổng hợp kinhnghiệm của hai hay nhiều thể loại, tạo ra những tác phẩm “lệch chuẩn”. Nếu nhà văn thành công ôngta sẽ có những tác phẩm hay hơn, mới hơn; còn nếu chưa thành công thì những thử nghiệm như vậy ítra cũng là một gợi ý, một sự chuẩn bị cho tác phẩm sau, người đi sau.Cho nên, việc thoát bỏ mô hình thể loại, mang thêm vào tác phẩm yếu tố của thể loại khác như vậy,sẽ góp phần điều chỉnh mô hình, nắn lại nòng cốt thể loại của tác phẩm, tránh được sự xơ cứng, thúcđẩy sự vận động, phát triển của các thể loại văn học. Đây là một hiện tượng phổ biến và mang tínhquy luật, từng được nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu văn học thừa nhận.Chẳng hạn, đúc kết từ chính thực tế sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng, truyện ngắntrong khi phát triển, đã “nhìn sang” tiểu thuyết, bởi: “[…] Truyện ngắn, trong suốt quá trình pháttriển, luôn luôn đứng trước một thách thức: phải làm sao sức chứa và sức nặng vượt thoát ra ngoàicái khuôn khổ nhỏ bé mà nghệ thuật khuôn nó vào. Lẽ dĩ nhiên truyện ngắn phải tự tìm tòi, đồng thờinó cũng nhìn sang tiểu thuyết, được tiểu thuyết kích thích và dần dần nảy nở một loại truyện ngắn tôitạm gọi là truyện ngắn - triết lí.” [7]Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu văn học cũng cho rằng một thể loại, trong quá trình hình thành, pháttriển có thể tổng hợp vào nó đặc điểm hay ưu thế của một vài thể, loại khác, chẳng hạn: “ Kí là sự hợpnhất truyện và nghiên cứu” và trong kí, “vừa có những yếu tố của truyện, vừa có sự tham gia trựctiếp của tư duy nghiên cứu”[8]; hoặc: “Người viết tiểu thuyết có thể vận dụng nhiều phương thức: tựsự, trữ tình, kịch […]”[9] ; hoặc: “[…] ở một khía cạnh nào đó, truyện ngắn gần với thơ. Ở một khíacạnh khác, truyện ngắn gần với kịch […].”[10]Hiện tượng các thể loại “gần” nhau, “nhìn sang” nhau, “hợp nhất” vào nhau, hay việc nhà văn “vậndụng nhiều phương thức” trong khi sáng tác một tác phẩm như vậy, có thể gọi là tương tác thể loại.Thực ra, khái niệm tương tác thể loại – có thể hiểu bao quát hơn – là hiện tượng hai hay nhiều thểloại của một giai đoạn, một thời kì, một nền văn học, thuộc về một hay nhiều hệ thống thể loại, tácđộng, ảnh hưởng lẫn nhau, xâm nhập vào nhau, mô phỏng nhau,…để cùng biến đổi hoặc hình thànhthể loại mới [với một cấu trúc ít nhiều thay đổi về “tố chất thẩm mĩ chủ đạo”, “giọng điệu”, “dunglượng và cấu trúc chung của tác phẩm”].Sự tương tác thể loại có thể diễn ra trên các loại[giữa loại với loại, thể với loại, thể vớithể, yếu tố với yếu tố], bao gồm:quanhệkhácnhau– Tương tác giữa loại với loại, loại với thể tạo ra những thể loại trung gian, lưỡng hợp, mang đặcđiểm “kép” của cả hai phương thức phản ánh đời sống, hai hình thức kĩ thuật, chất liệu phản ánh đờisống vốn rất khác biệt nhau.Ví dụ: Tương tác giữa loại trữ tình với loại kịch tạo nên kịch thơ; tương tác giữa loại tự sự vớiloại trữ tình tạo nên truyện thơ [hay thơ-tiểu thuyết, như thể nghiệm của Trần Dần vào đầu nhữngnăm 60 của thế kỉ XX]; tương tác giữa loại tự sự với loại kịch tạo nên kịch-tự sự [như kịch tự sự trongvăn học phương Tây]; tương tác giữa thể truyện ngắn với loại trữ tình tạo nên loại hình truyện ngắnđậm chất trữ tình [như những truyện ngắn-trữ tình hóa của Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh,…];tương tác giữa thể truyện ngắn với loại kịch tạo nên loại hình truyện ngắn giàu kịch tính [nhưnhững truyện ngắn-kịch hóa của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng,…].– Tương tác giữa thể với thể cũng tạo ra những thể loại trung gian, tổng hợp mang đặc điểm “kép”của hai nòng cốt hay mô hình thể loại.Ví dụ: Tương tác giữa thể truyện ngắn với thể tiểu thuyết tạo nên truyện ngắn-tiểu thuyết hóa, truyệnngắn viết dài hoặc tiểu thuyết viết ngắn; tương tác giữa truyện ngắn với các thể văn học “ngắn”, cực“ngắn” [chỉ gồm 56 chữ, 28 chữ, 24 chữ, 20 chữ,… như thơ thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lụcngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt,…] tạo nên những thể loại “mi ni” [truyện ngắn “mi ni”: “truyện cựcngắn” một vài trăm chữ, hay “truyện rất ngắn” chừng trên dưới một ngàn chữ,…; thơ “mi ni”: kiểuthơ “mi ni” của Trần Dần, hoặc thơ lục bát bốn dòng mà một số người làm thơ hiện đại vẫn thường sửdụng].– Tương tác giữa các yếu tố thuộc nhóm thể loại sáng tác có hư cấu [fiction] như tiểu thuyết, truyệnngắn,…và các yếu tố thuộc nhóm thể loại sáng tác không hư cấu [non fiction] như hồi kí, kí sự, nhậtkí, ghi chép,…tạo nên các thể loại đan xen giữa các yếu tố hư cấu với yếu tố không hư cấu[như truyện kí, tự truyện, tiểu thuyết tự thuật,…].Sự tương tác thể loại vốn phức tạp, đa chiều, càng trở nên phức tạp, đa chiều khi nó luôn chịu tácđộng từ nhiều phía của các yếu tố ngoài thể loại. Vì vậy, khi khảo sát miêu tả sự hình thành và tươngtác thể loại trong văn học quốc ngữ Việt Nam hơn một thế kỉ qua, nhà nghiên cứu không thể chỉ quantâm đến tương tác nội tại của hệ thống thể loại mà còn phải lưu ý đến sự chi phối của các yếu tố nhưbối cảnh tâm lí, văn hóa, xã hội,… [có thể xem đây là những yếu tố “siêu thể loại”]. Cụ thể là:a] Về các nhân tố trực tiếp tạo thế năng bên trong của quá trình tương tác thể loại văn học hiện đại,cần phải lưu ý đến:– Sự xuất hiện các mô hình thể loại tiêu biểu trên cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của nhiều nền văn họchiện đại nước ngoài, trong điều kiện cụ thể của văn học quốc ngữ Việt Nam.– Sự vận động, biến đổi tất yếu, nội tại của thể loại văn học khi chúng tồn tại cạnh nhau, “nhìn sangnhau”, cùng chịu sự chi phối của một tư tưởng chính trị, một tâm lí xã hội cụ thể, một bối cảnh giaolưu văn hóa cụ thể.– Ý thức tìm tòi, thể nghiệm, sáng tạo không ngừng và tài năng nghệ thuật của đội ngũ nhà văn.– Yêu cầu đổi mới không ngừng của thực tiễn sáng tác trước những nhu cầu cấp bách của đời sốngvăn học và, phần nào, của đời sống xã hội.b] Tương tác thể loại luôn luôn mang tính lịch sử, phản ánh lịch sử vận động của tư tưởng văn học,của triết học, mĩ học trong văn học, và, luôn tương ứng với những điều kiện giao lưu văn hóa cụ thể.Theo đó, có thể phân định những chặng đường chính của quá trình tương tác thể loại trong văn họcquốc ngữ Việt Nam như sau:– Tương tác thể loại trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đông - Tây [từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945].– Tương tác thể loại trong bối cảnh giao lưu văn hóa có định hướng chặt chẽ và có “giớituyến”[11] [từ năm 1945 đến năm 1986].– Tương tác thể loại trong bối cảnh giao lưu văn hóa “mở” [toàn cầu hóa, từ năm 1986 về sau].c] Tương tác thể loại có thể diễn ra theo các hình thức chính: 1] hình thức “tổng hợp” thể loại [thểloại hòa nhập làm một hoặc song song tồn tại]; 2] hình thức “đổi ngôi”-“tiếp sức” giữa các thể loại; 3]hình thức loại bỏ, thay thế thể loại…. Hình thức thứ nhất – rất phổ biến – mang tính đồng đại; hìnhthức thứ hai –với một lộ trình ít nhiều quanh co, ít phổ biến hơn – mang tính chất lịch đại. Hình thứcthứ ba thường diễn ra vào những thời điểm bước ngoặt mang tính cách mạng, thay đổi phạm trù vănhọc của vận động thể loại.Sau đây là một số nét phác thảo cụ thể – chủ yếu với hai hình thức [1] và [2] – trong mỗi chặngđường vận động thể loại nói trên.3. Những chặng đường chính trong quá trình hình thành và tương tác thể loại của văn học quốcngữ Việt Nam trước 1945 [Tương tác thể loại trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đông-Tây và hiện đạihóa văn học từ cuối thế kỉ XIX đến 1945]3.1. Sự hình thành và tương tác thể loại trong buổi bình minh của văn học quốc ngữ Việt Nam [từcuối thế kỉ XIX đến 1932]3.1.1. Ở thời đoạn này, trọng lực tương tác thể loại trong buổi văn học giao thời dồn vào mấy tâmđiểm sau:Thứ nhất, tương tác giữa văn chương quốc ngữ và văn chương Hán, Nôm vào những năm cuối thế kỉXIX, đầu thế kỉ XX, kết quả là văn chương quốc ngữ dành thế thượng phong và sau đó, chữ quốcngữ được dùng thay thế hẳn chữ Hán và chữ Nôm.Thứ hai, tương tác giữa văn xuôi và thơ trên cả hai bình diện nội dung và hình thức. Văn xuôi đượcđổi mới trước. Sự tấn công của chất văn xuôi vào thơ làm cho thơ biến đổi quan trọng và dĩ nhiên vănxuôi cũng biến đổi theo. Sự tương tác giữa văn xuôi truyện, kí và văn vần truyện, kí trong tình hình ấycũng có nhiều thành tựu. Những vấn đề nóng bỏng, bề bộn của đời sống có thể tìm được hình thứcbiểu đạt thích hợp ở các thể văn xuôi: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí. Tất cả các thể loại văn học nàytrong buổi giao thời, đều có xu hướng tăng cường chất “văn xuôi” hoặc “văn xuôi” hóa. Chẳng hạn,truyện thơ, truyện kí viết bằng văn vần, đều được “văn xuôi” hóa. Thơ trữ tình tăng cường chất “vănxuôi”, hoặc cố mang lấy cái dáng dấp tự do, phóng túng của “văn xuôi”[12] [có thể xem các bàithơ Hầu trời của Tản Đà, Tình già của Phan Khôi, Chùa Hươngcủa Nguyễn Nhược Pháp, Lỡ bướcsang ngang của Nguyễn Bính, Chơi giữa mùa trăng của Hàn Mặc Tử,… là những trường hợp tiêubiểu].Thứ ba, sự tương tác giữa truyện [hư cấu] và kí [không hư cấu]; giữa truyện, kí “kể” với truyện,kí “viết”,truyện, kí “nghe” với truyện, kí “đọc”; giữa “thơ điệu ngâm” và “thơ điệu nói”,… cũng manglại sự thay đổi về chất cho nhiều thể loại trong bức tranh văn học buổi giao thời.Thơ lục bát, song thất lục bát được dùng để viết truyện, kí quốc ngữ, đó không còn là “thơ” như“thơ” ở trong truyện thơ Nôm nữa. Hình thức câu thơ lục bát, song thất lục bát đã thay đổi. Ngườiviết có xu hướng “văn xuôi” hóa hình thức cấu trúc câu và tổ chức ngôn ngữ truyện kí quốc ngữ viếttheo hai thể thơ này bằng hình thức lục bát và song thất lục bát. Ví dụ: U tình lục [Hồ Biểu Chánh] làtruyện quốc ngữ viết bằng văn vần truyền thống, không phải truyện thơ. Câu lục bát trong U tìnhlục không cần chia khổ, xuống dòng, viết liền một mạch là dấu hiệu muốn xóa nhòa ranh giới giữavăn vần và văn xuôi. Chư quấc thại hội [Trương Minh Ký] là thiên du kí 2000 câu, dùng câu thơ songthất lục bát – không phải câu song thất lục bát ngâm, kể để nghemà là song thất lục bátđược viết để đọc. Tác giả có ý thức muốn định dạng lại hình thức câu của thể thơ này cho giống vớihình thức văn xuôi [xem văn bản tác phẩm này, bản in lần thứ hai, năm 1896][13].Truyện Thầy Lazarô Phiền [Nguyễn Trọng Quản] tiêu biểu cho truyện [văn xuôi, hư cấu], và Chuyếnđi Bắc Kì năm Ất Hợi 1876 [Trương Vĩnh Ký] tiêu biểu cho kí [văn xuôi, không hư cấu]. U tìnhlục [Hồ Biểu Chánh] tiêu biểu cho truyện [văn vần, hư cấu], Chư quấc thại hội [Trương Minh Ký]tiêu biểu cho kí [văn vần, không hư cấu]. Đó đều là kết quả của việc tổng hợp thể loại, làm cho cácthể loại xâm nhập vào nhau, mang đặc điểm “kép”.Việc tổng hợp thơ trữ tình và thơ tự sự, giữa thơ điệu ngâm và thơ điệu nói đã tạo động lực sáng tạomới mẻ giúp Tản Đà của thập niên XX viết thành công Hầu trời[14] [Tuyển tập Tản Đà], mộtlối thơ-tự sự, hay một kiểu du kí tưởng tượng bằng thơ, kết hợp trong nó hai nội dung kể và tự bộclộ. Cũng theo cách đó, Nguyễn Nhược Pháp, cuối thập niên 30, viết thành công bài thơ ChùaHương như là “thiên kí sự của một cô bé ngày xưa”[15]. Chỉ khác ở chỗ sự tổng hợp thể loạitrong Chùa Hương mềm mại hơn, ngọt hơn so với Hầu trời của tản Đà, và đã đi xa hơn rất nhiều sovới sự tổng hợp thể loại của Trương Minh Ký trong các du kí Chư quấc thại hội hay Như Tây nhựttrình. Như vậy, sự tổng hợp hay tương tác thể loại là cả một quá trình, ở đó, mỗi nhà văn, mỗi chặngđường tự ghi lấy những dấu mốc thành tựu của mình.Rõ ràng, trong buổi giao thời, văn học quốc ngữ Việt Nam phải chuẩn bị cho mình cả về ngôn ngữ,văn tự và cả về thể loại như là những phương tiện mới để chuyển tải nội dung tư tưởng mới, bộc lộnhững quan điểm thẩm mĩ mới. Sự tương tác thể loại văn học trong giai đoạn này tập trung vào việctìm kiếm, thể nghiệm các hình thức thể loại tự do, linh hoạt, cơ động. Sự tương tác – thường là dướihình thức tổng hợp thể loại – trở thành vừa là thách thức vừa là cơ hội, đòi hỏi người cầm bút tìm tòithể nghiệm, sáng tạo nhiều hơn.3.1.2. Nhìn một cách tổng quát, có thể tóm lược đặc điểm hình thành phát triển thể loại văn học trongbuổi sơ khai ở hai tính chất nổi bật: tính ngập ngừng và tính trung chuyển của tiến trình thể loại.Tương các thể loại buổi giao thời đúng là đã diễn ra với những thể nghiệm mới mẻ và đầy ngậpngừng, bỡ ngỡ. Việc chấp nhận một bước lùi dài gần nửa thế kỉ của tiểu thuyết hiện đại từ khi có môhình lí tưởng của thể loại này trong truyện Thầy Lazarô Phiền cuối thế kỉ XIX [1887], qua nhữngcuốn truyện của các nhà văn quốc ngữ tiên phong trong gần hai thập niên đầu thế kỉ XX, rồi sau đó,của Hồ Biểu Chánh và Hoàng Ngọc Phách vào thập niên thứ ba thế kỉ XX, đến những cuốn tiểuthuyết lãng mạn đầu tiên – Hồn bướm mơ tiên[1933] của Khái Hưng, hay cuối cùng Bướmtrắng [1942, Nhất Linh] – vào thập niên thứ tư, thứ năm của hành trình hiện đại hóa văn học… làbằng chứng đầy đủ cho tính ngập ngừng này. Trong khoảng lùi thời gian nửa thế kỉ ấy, có những thậpniên thay vì tiếp tục phát triển tiểu thuyết hiện đại theo mô hình của Nguyễn Trọng Quản, thì truyệnthơ quốc ngữ, truyện phỏng dịch, phóng tác theo lối Tây, hay lối Tàu dựa trên thi pháp của các thể tựsự truyền thống lại phát triển áp đảo. Cũng từ truyện Thầy Lazarô Phiền [1887], quaSống chết mặcbay [1918, Phạm Duy Tốn] đến truyện ngắn của các nhà văn thế hệ 1932-1945 như Nguyễn CôngHoan, Thạch Lam, Nam Cao,… là một nhánh phát triển “ngập ngừng” khác dành cho thể “đoản thiêntiểu thuyết”-truyện ngắn hiện đại.Trong buổi đầu hiện đại hóa văn học, các tương tác thể loại chưa đưa đến những kết quả dứt khoát,triệt để. Văn học tạm thời chấp nhận những thể loại mang tính trung chuyển, dung hòa giữa hệ thốngthi pháp văn học trung đại và hệ thống thi pháp hiện đại: truyện dịch, truyện thơ quốc ngữ, du kí viếtbằng thơ hoặc văn vần,…Thơ tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu, những trước tác duy tân của Phân Châu Trinh, vềcăn bản, vẫn là các thể loại thơ Hán hoặc Nôm, ở đó có sự kết hợp – theo một tương quan nào đó –phong vị cổ điển và tinh thần hiện đại. Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh buổi đầu dung hòa nội dungđạo đức truyền thống với những nội dung hiện thực của đời sống đương thời, dung hòa hình thức tựsự hiện đại với hình thức tự sự trung đại. Tiểu thuyết của Nhất Linh trước 1932 vẫn sử dụng kết cấu,chất liệu hình ảnh, văn phong của truyện Nôm thế kỉ XVIII. Và tác giả Nho phong [in 1927], Ngườiquay tơ [in 1928] dường như rất an tâm với việc học tập kinh nghiệm viết truyện thơ Nôm củaNguyễn Du[16].Sau 1887, tức là sau truyện Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản, mô hình thể loại truyệnđọc theo kiểu tiểu thuyết phương Tây vẫn bị lạnh lùng bỏ rơi. Cả người sáng tác và người tiếp nhậnvẫn chưa thoát khỏi sức hút của truyện kể truyền thống. Mô hình tiểu thuyết mới vừa manh nha, đãchịu một lực cản rất mạnh của kinh nghiệm viết truyện kể, cũng như kinh nghiệm nghe truyện kể, đọctruyện kể trong công chúng văn học.Hồ Biểu Chánh vẫn dùng thơ lục bát để khởi đầu sự nghiệp tiểu thuyết của mình [U tình lục].Trong khi Trương Vĩnh Kí dùng văn xuôi quốc ngữ viết du kí “Chuyến đi Bắc kì năm Ất-Hợi 1876”,từ thập niên 70 thế kỉ XIX, thì người học trò xuất sắc của ông là Trương Minh Kí, hơn mười năm sau,vẫn dùng thể văn vần song thất lục bát [hình thức của thể khúc ngâm truyền thống] để viết du kí [Chưquấc thại hội, Như Tây nhựt trình].Phan Bội Châu dùng thơ truyền thống để viết thư cho đồng bào mình [Hải ngoại huyết thư, Ngụctrung thư, Lưu cầu huyết lệ tân thư,…], dùng văn chương quốc ngữ để soạn niên biểu [Phan BộiChâu niên biểu], viết văn tế [Văn tế Phan Châu Trinh].Tản Đà – người đầu tiên của văn học giao thời có ý thức sáng tác chuyên nghiệp – rất quyết tâm vàthực sự đã sống bằng nghề văn, là nhà thơ có ý thức thay đổi nội dung và phương thức biểu hiện củatác phẩm văn học. Nhưng Tản Đà căn bản vẫn dùng hình thức truyền thống [có ít nhiều cách tân] dùông đã cố gắng làm thơ theo kiểu Tống biệt, Hầu trời, viết những thiên truyện rất giàu tưởng tượng vàmơ mộng.Như vậy, các yếu tố của hai thệ thống thi pháp vẫn song song tồn tại trong nhiều thể loại văn học buổigiao thời. Đó là biểu hiện của tính chất “trung chuyển” trong tương tác thể loại.3.2. Tương tác thể loại khi văn học quốc ngữ đã áp đảo và thay thế hẳn văn học Hán Nôm [từ1932 đến 1945]Bức tranh thể loại của nền văn học ở chặng cuối hành trình hiện đại hóa [1932-1945] có thể nói lànhộn nhịp, rộn ràng. Trong loại trữ tình đã có thơ trữ tình, tùy bút và văn xuôi trữ tình. Riêng về loạihình câu thơ, có thơ năm chữ, bảy chữ, tám chữ, thơ tự do, thơ lục bát, song thất lục bát,…Trong loại kịch [kịch bản văn học] đã có bi kịch, hài kịch, kịch thơ, kịch lịch sử,…Trong loại tựsự, mà tiêu biểu nhất là tiểu thuyết, truyện ngắn đã nở rộ: tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết trinh thám,tiểu thuyết xã hội-phong tục, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết tình cảm, tâm lí, tiểu thuyết đường rừng,v.v; tương tự, các thể truyện ngắn, kí, văn chính luận cũng phân hóa thành nhiều tiểu loại khác nhau.Các thể loại văn học chủ chốt trên đây, đến lượt chúng, lại tự vượt lên giới hạn của chính mình, tựlàm mới theo hình thức tương tác “tổng hợp” thể loại. Chẳng hạn: tương tác tổng hợp giữa tiểuthuyết và phóng sự, làm xuất hiện phóng sự - tiểu thuyết [Cơm thầy cơm cô, Kĩ nghệ lấy Tây – VũTrọng Phụng, Việc làng – Ngô Tất Tố, Đồng quê – Phi Vân]; hoặc tiểu thuyết-phóng sự [Lềuchõng – Ngô Tất Tố]. Sự tương tác giữa các thể loại truyện ngắn cũng tạo ra những kết quả phongphú không kém: Truyện ngắn-trữ tình hóa [Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan, Cô hàng xén, Quyểnsách bỏ quên, Tình xưa, Sợi tóc – Thạch Lam; Tình trong câu hát, Làng, Bến nứa – ThanhTịnh]; truyện ngắn-kịch hóa [Kép Tư Bền, Người ngựa, ngựa người, Mất cái ví, Tinh thần thể dục –Nguyễn Công Hoan; Bộ răng vàng, Bà lão lòa –Vũ Trọng Phụng]; truyện ngắn-tiểu thuyết hóa [ChíPhèo, Đời thừa, Lão Hạc, Dì Hảo, Nửa đêm – Nam Cao; Mợ Du – Nguyên Hồng].Tương tác tổng hợp giữa thơ và kí có kí sự-thơ [Chùa Hương – Nguyễn Nhược Pháp]; tương tácgiữa thơ vàkịch có kịch-thơ, hoạt cảnh-thơ [Anh Nga – Huy Thông; Sơn Tinh - Thủy Tinh – NguyễnNhược Pháp]. Tương tác giữa tiểu thuyết, truyện ngắn và kí tạo ra thể tiểu thuyết tự thuật, hay hồikí tự truyện, truyện ngắn tự truyện [Con ngựa trắng của ba tôi, Em Dìn, Chân trời cũ – HồDzếnh; Cái mặt không chơi được, Những truyện không muốn viết – Nam Cao], v.v.Trên đây là nội dung, kết quả tương tác thể loại trong quá trình hiện đại hóa văn học. Sau nhữngthành tựu hiện đại hóa văn học 1932-1945, văn học quốc ngữ Việt Nam bước sang những chặngđường phát triển trong bối cảnh mới, tình hình tương tác văn học đã và sẽ diễn ra theo những chiềuhướng, cách thức nào? Vấn đề xin được tiếp tục bàn bạc, trao đổi trong một số bài viết khác.TP Hồ Chí Minh tháng 3 năm 2008N.T.T.Báo cáo tham luận tại Hội thảo EuroViet, Hamburg, tháng 6/2007Trích đăng [phần đầu] Tạp chí khoa học Trường ĐHSP TP HCM,Khoa học Xã hội và Nhân văn, số năm 2008.Quátrìnhhiệntừ đầu thế kỉ XX đến năm 1945đạihóavănhọcI] Dẫn nhập:1. Hiện đại hóa văn học là một quá trình, theo quy luật: kế thừa và tiệm tiến của văn học. Vàđặc biệt trong sự tràn lấn, giao lưu với văn hóa văn học phương Tây, qua trình ấy có tính chấttiếp biến, từ văn hóa văn học ngoại lai thành văn học dân tộc với tất cả những tính chất cổ điểnvà hiện đại của nó.2. Nhưng vấn đề hiện đại hóa diễn ra ở bình diện nào, vấn đề cơ bản nào làm thay đổi diệnmạo của văn học. Phải chăng đó là sự thay đổi về: ý thức cá nhân của nghệ sĩ, quan điểm vănhọc, hệ thống chủ đề, hệ thống hình tượng, thể loại, ngôn ngữ văn học,... làm rõ những nét truyềnthống và những nét cách tân hiện đại của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945.II] Quá trình hiện hóa văn học Việt Nam đầu XX-1945:1. Cắm mốc cho quá trình hiện đại hóa:1.1. Có nhiều ý kiến: 1930, 1932, lại có ý kiến 1920 [sự kiện văn chương của Nguyễn ÁiQuốc]. Thực ra, những yếu tố, mầm mống cho chất hiện đại đã có trong văn xuôi chữ Quốc ngữtừ những năm cuối thế kỉ XIX , tiêu biểu là "Truyện thầy Lazaro Phiền" của Nguyễn Trọng Quảnin ở Sài Gòn năm 1887, một tác phẩm có tính tiên phong và hiện đại cả nội dung lẫn hình thức.1.2. Mốc 1900 là hợp lí, bởi văn học Việt Nam đi vào quỹ đạo hiện đại hóa là xuất phát từbản thân đời sống văn học, những chuyển động của nó và từ góc nhìn văn học bằng thế kỉ: Thế kỉXX, văn học Việt Nam chuyển động và vận động theo một hướng mới, một quá trình mới. Quátrình này không tách rời quá trình biến đổi của lịch sử trong một tình thế tất yếu khách quan: yêucầu canh tân đất nước và cũng nằm trong xu hướng chung của khu vực châu Á.2. Chữ Quốc ngữ với sự phát triển thơ ca:2.1. Chữ Quốc ngữ và vai trò hiện đại hóa thơ ca dân tộc:2.1.1. Những năm cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp bỏ chữ Hán, bỏ thi cử cũ. Những năm đầuthế kỉ XX, trí thức yêu nước Việt Nam cổ súy việc dùng chữ Quốc ngữ, tạo điều kiện nâng caodân trí, tự cường dân tộc. Trong số đó tiêu biểu có Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, TrầnQuý Cáp,... và các nhà nho trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục:Trước hết phải học ngay chữ Quốc ngữ,Khỏi đôi đường tiếng, chữ khác nhau.Chữ ta, ta đã thuộc làu,Nói ra nên tiếng, viết câu nên bài.[Nguyễn Phan Lãng]Từ những phong trào trên, bước sáng thế kỉ XX, ngôn ngữ văn học dựa trên ngôn ngữ nói.Quốc ngữ trở thành quốc văn. Chữ Quốc ngữ là dấu hiệu nhưng cũng là nhân tố tích cực đẩynhanh quá trình hiện đại hóa và góp phần hoàn tất quá trình hiện đại hóa văn học, hiện đại hóathơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự,... .2.1.2. Chữ Quốc ngữ ghi lại lời ăn tiếng nói hằng ngày, tiếng nói đời sống, Chữ Quốc ngữlàm thay đổi quan niệm văn học, nên nhanh chóng trở thành phương tiện đắc lực cho các nhàvăn, nhà thơ sử dụng trong nghề văn của mình. Các nhà thơ quan niệm: Làm thơ là truyền bá tưtưởng yêu nước, thức tỉnh và kêu gọi hợp quần tự cường, tự chủ; làm thơ là thể hiện tình cảmmột cách tự nhiên. Tình cảm thay đổi, thơ phải thay đổi.Câu thơ Việt bắt đầu có sự rõ ràng, sáng sủa. niêm luật bị phá bỏ. Thơ không bị ràng buộc bởihình thức. Tình cảm trong thơ được thể hiện phong phú và chân thật. Hoài Thanh: "Tôi quyếtrằng trong lịch sử thơ ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này.Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màngnhư Lưu trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não nhưHuy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,... và thiết tha rạo rực như XuânDiệu." [Thi nhân Việt Nam].2.1.3. Chữ Quốc ngữ ghi lại lời ăn tiếng nói của đời sống phong phú, thơ gần đời sống hơn,chất thực được gia tăng. Thơ Quốc ngữ trọng trực tiếp, diễn đạt tinh tế vóc dáng và tâm hồn,cảnh vật và con người với những cảm nhận riêng độc đáo, giàu cảm xúc, giọng điệu.- Thơ Tản Đà là vẻ đẹp quê hương, xứ sở, đất trời phảng phất sông thu, sương thu, khói htu,trăng thu, "lá thu rơi rụng".- Thơ Trần Tuấn Khải là cảnh gánh nước đêm, là anh Khóa đi, anh Khóa về.- Thơ Thế Lữ là tiếng sáo diều trên bầu trời cao rộng, là nỗi nhớ một thời oanh liệt của mộtcon hổ khát khao tự do.- Thơ Xuân Diệu là khát vọng sống, khát vọng yêu với những sớm xuân, chiều thu, nhữngđêm trăng và mùi hoa bưởi.- Thơ Huy Cận có cảnh chiều tà, cồn cát, đường làng thơm mùi rơm rạ, bãi sống, "củi mộtcành khô lạc mấy dòng".- Thơ Hàn Mặc Tử có "đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng", có cô gánh thóc "dọc bờ sông trắngnắng chang chang", có cô gái thôn Vĩ bên những hàng cau, những vườn cây "mướt xanh nhưngọc".- Thơ Nguyễn Bính có thôn Đoài, thôn Đông, vườn trầu, hàng cau, giếng nước, cây đa vànhững mối tình quê dang dở.- Thơ Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Bàng Bá Lân rực rỡ cảnh chợ Tết, cảnh trẩy hội mùa xuân,cảnh buổi sáng ra đồng, bến đò ngày mưa, cảnh làng quê với những sinh hoạt và công việc từngàn xưa lưu lại.- Thơ Chế Lan Viên, những bài thơ ngậm ngùi cảm thương cho một quốc gia đã mất.Thơ Quốc ngữ đã tạo nên một thời đại của chữ TÔI và thi pháp hiện đại trong thi ca. Cảm xúcchủ quan qua cá thể hóa được thể hiện phóng túng trong những câu thơ không bị gò bó bởikhuôn khổ và niêm luật. Thi tứ thay đổi thì thể thi cũng thay đổi. Vũ Ngọc Phan: "Người ta nhậnthấy một phong trào rõ rệt: các nhà thơ đã đi từ những lối rất bó buộc đến những lối thật tự do,để rồi quay về với cái phải chăng có tính chất Việt Nam không quá thiên về Tàu như xưa, cũngkhông thiên quá Tây như trước" [Nhà văn Việt Nam hiện đại].2.1.4. Chữ Quốc ngữ với sự thay đổi hình thức thơ:Tản Đà từng nêu tuyên ngôn về văn chương mới:Nếu không phá cách bỏ vận luậtKhó cho thiên hạ đến bao giờ.Từ đây đã có sự chuyển đổi về nhiều mặt. Trước hết là thơ dịch. Nguyễn Văn Vĩnh dịch thơLa fontaine, Con ve sầu và con kiến không theo thể cách cũ, đăng trên Đông Dương tạp chí, số40, năm 1914 :Ve sầu kêu ve veSuốt mùa hèĐến gió bấc thổiNguồn cơn thật bối rốiMột miếng cũng chẳng cònRuồi bọ không một con...Còn Tản Đà thì phá vỡ khuôn khổ câu thơ cũ khoảng từ năm 1914 với bài Hoa rụng trongKhối tình con:Đang ở trên cành bỗng chốc rơiNhị mềm cánh úaHương nhạt màu phaiSống chửa bao lâu đã hết đờiThế mà hoa lại sướng hơn người.Năm 1921, Tản Đà viết Cảm thu, tiễn thu:Từ vào thu đến nayGió thu hiu hắtSương thu lạnhTrăng thu bạchKhói thu xây thànhLá thu rơi rụng đầu ghềnhSông thu đưa lá bao ngành biệt li.Năm 1925 trong Giấc mộng con, Tản Đà lại viết:Non xanh xanhNước xanh xanhNước non như vẽ bức tranh tìnhNước non tan tànhGiọt lệ tràn năm canh.Thơ Tản Đà đã "phảng phất chút bâng khuâng, chút phóng túng của thời sau" [Hoài ThanhThi nhân Việt Nam] và hình thức tự nhiên như giọng điệu tiếng Việt, khi ngắn khi dài tương tựnhững bài sa mạc, những bài phong dao của dân gian.Năm 1932, Phan Khôi kết án thơ cũ câu thúc và ông trình làng thơ một bài thơ "đem ý thật cótrong tâm khảm mình phả ra bằng những câu có vần mà không bó buộc bởi niêm luật gì hết".Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưaDưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai cái đầu xanhkề nhau than thởÔi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng. Mà lấy nhauhẳn đà không đặngĐể đến nỗi tình trước phụ sau, chi bằng sớm liệu màbuông nhau.[Tình già]2.1.5. Thay đổi từ ngữ, tạo sự kết hợp từ ngữ mới:Những cách sử dụng kết hợp từ ngữ mới đậm chất biểu cảm, có khả năng diễn tả được nhữngrung động tinh tế đa dạng tâm hồn con người, vẻ đẹp thiên nhiên và những biến thiên xã hội.Có thể so sánh:Thú thiên nhiên đâu bằng Hương TíchĐã thanh cao cảnh lịch trăm chiềuNgười thì vui sô, lạp, ngư, tiều,Kẻ thì thích yên hà phong nguyệt,Kho vô tận những thế nào chưa biết,Thú hữu tình sơn thủy thật là vui.Khi đăng lâm có lối lên trời,Mây dưới gót đủ xanh, đen, vàng, đỏ, trắng.[Dương Khuê -Cảnh Hương Tích]Hôm nay đi chùa HươngHoa cỏ mờ hơi sươngCùng thầy me em dậyEm vấn đầu soi gương...Em đi chàng theo sauEm không dám đi mauNgại chàng chê hấp tấpSố gian nan không giàu[Nguyễn Nhược Pháp- Đi chùa Hương]Với Dương Khuê, chùa Hương là một thiên nhiên kì thú đầy sắc màu, có non nước, có tài tửgiai nhân; từ ngữ đã được khách thể hóa, phù hợp với sự diễn tả mối quan hệ giữa người và cảnh.Con người tách ra khỏi thiên nhiên, chiêm ngưỡng thiên nhiên trong tâm thế an nhàn, tĩnh tại.Với Nguyễn Nhược Pháp, chùa Hương hiện lên qua một bảng từ ngữ gần gũi với đời sống,diễn tả được tâm hồn trong sáng trong sáng của một cô thiếu nữ lên chùa mà lòng thì hé mở niềmxao xuyến của tình yêu.Từ ngữ đời sống phong phú tạo nên những cách diễn đạt, kết hợp từ, ngữ sáng tạo thể hiệnđúng sự tinh vi và cảm quan phức tạp.Mây biếc về đâu bay gấp gấpCon cò trên ruộng cánh phân vânChim nghe trời rộng dang thêm cánhHoa lạnh chiều thưa sương xuống dần[Xuân Diệu - Thơ duyên]Rưng rưng hoa phượng màu thương nhớSon đậm trên thành một sắc xưa.[Huy Cận]Ánh xuân lướt cỏ xuân tươiBên rừng thổi sáo một hai Kim đồngTiếng đưa hiu hắt bên lòngBuồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn.[Thế Lữ - Tiếng sáo Thiên Thai]Từ ngữ tiếng Việt đã thực sự dậy lên hương thơm, tràn thấm những sắc màu của nhạc, củahoa, của tâm hồn. Tiếng Việt giàu có nên có sự kết hợp từ ngữ biến hóa rất nghệ thuật.2.1.6. Theo lối tả thực, trực tiếp rõ ràng, bảng từ ngữ mới mở rộng, biến đổi những hình thứccũ, tạo ra hình thức thơ mới. Dù kế thừa thơ ca truyền thống nhưng vần nhịp đã đổi thay. Đườngluật vắng bóng. Lục bát vẫn được trân trọng. Thơ bảy, tám chữ, năm chữ có khả năng tấu nhạc,khi réo rắc, khi êm đềm.Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngờiĐàn ghê như nước lạnh trời ơi!Long lanh tiếng sỏi vang vang hậnTrăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người.[Xuân Diệu - Nguyệt Cầm]Đêm hôm ấy em mừngMùi trầm hương bay lừngEm nằm nghe tiếng mõRồi chim kêu trong rừng.[Nguyễn Nhược Pháp - Đi chùa Hương]Thơ hai chữ một sáng tạo đặc biệt độc đáo:Từng giọtTơi bờiMưa rơiGió rơiLá rơiEm ơi![Nguyễn Vỹ - Sương rơi]Thơ tám chữ dựa vào thể hát nói, vin vào hình thức thơ phương Tây định hình thể thơ tám chữViệt Nam vần liên tiếp từng cặp một:Làng tôi vốn làm nghề chài lưới,Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng,Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã,Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt Trường Giang.[Tế Hanh - Quê hương]Trong thơ mới, thơ tự do chỉ là một phần nhỏ, nhưng từ ngữ, cấu trúc câu, vần nhịp lại rấtđáng chú ý:Sớm nay tiếng chim thanhTrong gió xanhDìu vương hương ấm thoảng xuân tình[Đoàn Phú Tứ - Màu thời gian]Như vậy chữ Quốc ngữ ra đời và phát triển đã đánh bật "cuộc xâm lăng của văn xuôi", từ xungkhắc đi đến sự "hòa giải với truyền thống" [Trần Đình Hượu].2.2. Sự phát triển thơ ca từ 1900 đến 1945:2.2.1 Cuộc cách mạng thơ ca từ đầu thế kỉ XX nằm trong dòng chảy của quá trình hiện đại hóađất nước, hiện đại hóa đời sống, tư tưởng văn hóa của dân tộc. Sự phát triển thơ ca trong giaiđoạn này vẫn có sự chuyển giao của các thế hệ nhà thơ.2.2.2 Thế hệ nhà thơ của những năm 1900 đến 1932:- Phan Bội Châu: Là một nhà nho chí sĩ yêu nước và cách mạng. Thơ ca của ông có sự biếnđổi về nội dung tư tưởng, ý thức hệ; nhưng thể loại vẫn chưa có gì đổi thay, có chăng là từ ngữbớt đi tính uyên bác, gần với đời sống hằng ngày hơn. Trước sự phát triển rầm rộ của phong tràothơ mới, ông viết ba bài: Uống rựou dưới trăng, Khóc hòa phú và Khóc bạn trẻ. Uống rượu dướitrăng có hồn và đậm chất thơ hơn cả.Ta say, mày say, chẳng bao giờ rờiChốc lại trông trăng, trăng mỉm cườiMình với trăng với bóng thành ba ngườiChén đầy chén với, chén đầy rồi lại chén vơiMình dậy múa, bóng theo hoàiMình ngồi hát, trăng nghe chơi.Bài thơ có sự cách tân thể tài nhưng nội dung cảm xúc vẫn cũ, vẫn in dấu thơ ca cổ điểnphương Đông. Nhà thơ một mình với trăng, với vũ trụ để cảm nhận cái vĩnh hằng vô cùng củakhông- thời gian đối lập với kiếp người hữu hạn. Bài thơ vẫn nằm trong hệ thống đề tài cũ: chủthể trữ tình - trăng - rượu, hướng tới sự cô đơn và yên tĩnh.- Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu: Là một nhà nho tài tử, Tản Đà bộc lộ cái tôi của mình rõ néttrong thơ nhất. Cái tôi khoe tài [Xuống ngọn bút mưa sa gió táp - Vạch câu thơ quỷ thảm thầnkinh], cái tôi đa tình [Người đâu cũng giống đa tình - Tưởng là ai, lại là mình với ta] của nhà thơrất thích hợp với cái nhẩn nha, uyển chuyển của thể từ khúc, ca trù và phong thi [ca dao] nhằmthể hiện nội dung cảm xúc trữ tình tình yêu. Tình yêu trong thơ Tản Đà có cái tế nhị, nhẹ nhàngcủa tài tử giai nhân, nhưng cũng có lúc vội vàng, giục giã. Dẫu sao, ứng xử tình yêu trong thơông vẫn có nét đẹp của ca dao:Mỗi năm mỗi tuổiNhư đuổi xuân điMăng mọc có lứaĐôi ta có thìChơi đi thôiChơi mau đi thôi!Cho trống thủng,Cho chiêng long,Cho cờ quấn ngược,Kẻo cái già xồng xộc nó thi theo sau.[Chơi xuân kẻo hết xuân đi]Tuy vậy cấu trúc nghệ thuật ca dao trong bài thơ đã bị phá vỡ. Tản Đà nhìn đời bằng con mắtphong tình ái ân nên để cho nguồn cảm xúc tự do chảy tràn, bất chấp vần luật, âm điệu. Ngay cảthể thơ thất ngôn trang nghiêm dưới ngọn bút của Tản Đà cũng trở nên xộc xệch, buông thả; âmđiệu khuôn thước trong niêm luật cũng trở thành tiếng nói ngang ngang, khác lạ:Chơi lâu, nhớ quê về thăm nhàĐường xa, người vắng, bóng chiều tàMột dãy lau cao, làn gió chạyMấy cây thưa lá sắc vàng pha.[Thăm mã cũ bên đường]Cách phố Hà Nội gần không xaThú đâu hơn thú Trại Hàng HoaCó dịp đi chơi buồn giải buồnTrưa lên hóng mát ngồi ngâm nga.[Chơi Trại Hàng Hoa]Có thể nói, Tản Đà là người mở đường chuyển dịch từ câu thơ ngâm sang câu thơ nói. ThơTản Đà có nhiều chất liệu cuộc đời trần tục, đời sống thị thành đang tư sản hóa, cho nên hìnhthức cũ biến dạng trở nên phóng túng tự do hơn. Thể thơ bảy chữ liền nhau tạo một vần bằng:Chàng đi xa cách, nhớ quê hươngQuê hương, đất khách người một phươngMong chàng chẳng thấy, lòng ngùi thươngBuồng không, canh vắng, bóng in tường.[Thu khuê oán]Cho dù có cách tân, nhưng thơ Tản Đà chưa thể hòa vào dòng thác thơ mới [1932-1945]. Làcon người tài tử, ông chỉ thể hiện cái tôi hồn nhiên, nhẹ nhàng chứ chưa ý thức khẳng định nó.Là con người đa tình, ông yêu mà không cần chung thủy, không đi đến hôn nhân. Là con ngườitrần tục trong nếp sông nhà nho, ông vẫn giữ được nét ung dung, kiểu cách. Vì vậy, ca dao, từkhúc, hát nói là phương thức biểu hiện thích hợp với tư tưởng, cá tính của ông. Cả nội dung vàhình thức, Tản Đà chỉ cách tân trên những gì quen thuộc của truyền thống.- Á Nam Trần Tuấn Khải: Là nhà thơ cùng thời với Tản Đà, nhưng cảm hứng thơ lạinghiêng về yêu nước thương nòi. Thơ Trần Tuấn Khải rất phong phú về hình thức biểu hiện,nhưng đáng chú ý là thể thơ lục bát, "câu hát vặt" là lục bát biến thể ngân nga, chậm rãi nhưgiọng điệu sa mạc, thêm nhiều ý tứ, rất linh họat, vì vậy tâm trạng được thể hiện cụ thể, sinhđộng và tha thiết hơn.Anh khóa ơi! Lúc đêm thâu ngồi tựa chốn buồng điềuMột mình em mở quyển Kim Vân Kiều em đọc em ngâmĐọc đến câu: "Đã nguyền đôi chữ đồng tâm"Giật mình tưởng khách xa xăm em lại sầu.[Mong anh khóa]Tâm trạng yêu nước bùi ngùi, man mác bao trùm lên khắp sáng tác của Trần Tuấn Khải. BàiGánh nước đêm [1917] lời giản dị, ý tứ sâu xa:Em bước chân raCon đường xa títCon sông mờ mịtBên vai kĩu kịtNặng gánh em trở ra về... Cái bước đêm khuya thân gái ngại ngùngNước non gánh nặngCái đức ông chồng hay hỡi có hay?Em trở vai nay.Bài thơ đúng là nỗi đau mất nước, một lời kêu gọi kín đáo mà không kém thiết tha.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề