Những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Tại Quảng Ninh, thu hút FDI đã, đang đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH của địa phương. Mặc dù vậy, việc thu hút vốn FDI vào tỉnh vẫn được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Nhiều dự án FDI đang được triển khai tại Quảng Ninh năm 2021. Trong ảnh: Thi công nhà máy sản xuất của Công ty Jinko Solar PV Việt Nam tại KCN Sông Khoai. Ảnh: Đỗ Phương

2 năm đương đầu với đại dịch Covid-19, thu hút FDI tại Quảng Ninh vẫn đạt được sự tăng trưởng đáng khích lệ. Theo đó, năm 2020, tỉnh thực hiện cấp mới, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 45 dự án có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, tổng mức đầu tư đăng ký 24.109 tỷ đồng, tăng 55,5% so với năm 2019. Trong đó có 28 dự án FDI, vốn đăng ký 526,2 triệu USD, tăng 84,5% so với năm 2019. Bước sang năm 2021, dù dịch Covid-19 vẫn có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, tuy nhiên, 9 tháng năm 2021, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận thu hút 8 dự án đầu tư FDI mới và điều chỉnh tăng vốn cho 4 lượt dự án với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1,076 tỷ USD, tăng 2,73 lần so với cùng kỳ năm 2020. Dự kiến đến hết năm 2021, thu hút FDI cấp mới và điều chỉnh trên địa bàn sẽ đạt khoảng 1,3 tỷ USD, tăng gần 2,5 lần so với cả năm 2020 [589 triệu USD].

Bên cạnh những thuận lợi, việc thu hút FDI tại tỉnh thời gian qua cũng vẫn còn những tồn tại, bất cập. Trong đó có cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan, như: Thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài chưa theo kịp yêu cầu phát triển; môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh tuy đã được cải thiện, nhưng vẫn còn hạn chế; chất lượng, hiệu quả thu hút chưa đạt kỳ vọng…

Xác định thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư FDI tại tỉnh sẽ tạo nguồn lực rất lớn để Quảng Ninh tăng tốc trong phát triển KT-XH giai đoạn mới, ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW [ngày 20/8/2019] về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã khẩn trương ban hành Kế hoạch 377-KH/TU [ngày 16/1/2020] để triển khai thực hiện Nghị quyết. Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, khẳng định: “Mục đích của Kế hoạch 377-KH/TU đã được chỉ ra rất rõ. Đó là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và phát huy sự năng động, sáng tạo của người dân và doanh nghiệp trong việc hoàn thiện, thực thi và giám sát việc thực hiện thể chế, chính sách về thu hút và hợp tác đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, xác định vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế của tỉnh cũng như đối với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm quốc phòng - an ninh của toàn tỉnh; nhận định, đánh giá đúng những tồn tại, hạn chế và phát sinh những vấn đề mới trong thu hút, quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài để đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Bảo đảm yêu cầu trước mắt và lâu dài, phù hợp với thực tế của từng địa phương, cơ quan, đơn vị”.

Hạ tầng kỹ thuật tại KKT Vân Đồn đang dần được hoàn thiện đồng bộ, tạo sức thu hút đầu tư FDI. Ảnh: Mạnh Trường

Theo Kế hoạch 377-KH/TU, Quảng Ninh đã xây dựng một số chỉ tiêu thu hút đầu tư FDI trong giai đoạn 2021-2025, 2025-2030. Cụ thể như: Vốn đăng ký giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 2,5-3 tỷ USD; giai đoạn 2026-2030 khoảng 3-4,5 tỷ USD. Vốn thực hiện giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 1,5-2 tỷ USD; giai đoạn 2026-2030 khoảng 2-3 tỷ USD. Cùng với đó, đến năm 2025, tỷ lệ các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng trên 50% và 100% vào năm 2030 so với năm 2018. Tỷ lệ nội địa hóa bằng mức trung bình của cả nước [đạt mức 30% vào năm 2025 và đạt 40% vào năm 2030]; tỷ trọng lao động qua đào tạo năm 2025 đạt 87,5% [trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp đạt 50,8%]; năm 2030 đạt trên 90%.

Nhìn vào chỉ tiêu phấn đấu này, có thể thấy quyết tâm rất lớn của Quảng Ninh trong đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI vào tỉnh. Đồng thời, cũng sẽ tạo ra những “áp lực” không nhỏ, để các cấp, ngành, địa phương không thể bằng lòng với những kết quả đạt được, mà luôn phải đưa ra những giải pháp mới, mang tính đột phá, để gia tăng dòng vốn đầu tư FDI vào tỉnh, địa phương mình.

Công nhân lắp ráp linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Điện tử Bumjin Vina [KCN Đông Mai].

Có thể thấy, các giải pháp mới, mang tính đột phá đã nhanh chóng được Quảng Ninh triển khai. Trọng tâm vào các nhóm nội dung lớn, như: Tăng cường chất lượng thu hút đầu tư; nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát đầu tư; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư; bảo đảm quyền sở hữu, lợi ích gắn với trách nhiệm của nhà đầu tư… Điển hình như ở cấp tỉnh, tháng 6/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1823/QĐ-UBND thành lập Tổ công tác Hỗ trợ đầu tư các dự án ngoài ngân sách [Quảng Ninh Investor Care]. Theo đó, giao 1 đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh là tổ trưởng. Đây là điểm mới trong triển khai xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua hỗ trợ các dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh. Được biết, từ khi thành lập đến nay, Quảng Ninh Investor Care đã triển khai phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương tổng hợp rà soát các dự án có vốn đầu tư ngoài ngân sách để triển khai hỗ trợ đầu tư. Trong đó, lựa chọn ưu tiên 39/101 dự án nhằm đẩy nhanh công tác phối hợp, hỗ trợ để sớm khởi công triển khai trong năm 2021 với tổng mức đầu tư trên 121.647 tỷ đồng [trong đó có 18 dự án đã được lựa chọn nhà đầu tư với tổng mức trên 71.214 tỷ đồng; 21 dự án chưa được lựa chọn nhà đầu tư với tổng mức đầu tư là trên 50.459 tỷ đồng]. Quảng Ninh Investor Care đã chủ động kết nối với các doanh nghiệp đang có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh và các nhà đầu tư tiềm năng thông qua các phương thức tạo mã QR dẫn trực tiếp tới OA Zalo, chatbox... và kết nối với các thành viên và đông đảo cộng đồng doanh nghiệp.

Từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 kéo dài, số lượt đoàn đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh chỉ bằng 30% so với cùng kỳ năm trước. Để thu hút dòng vốn đầu tư FDI, tỉnh đã tập trung các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ; tổ chức các hội nghị, hội thảo trực tuyến; chủ động kết nối, mời gọi với các doanh nghiệp đầu tư FDI đã đầu tư thành công tại Việt Nam… Cùng với đó, để hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách đối với khu vực doanh nghiệp, trong đó có khối FDI, tỉnh đã, đang triển khai có hiệu quả nhiều chỉ số cải cách. Quảng Ninh hiện là địa phương duy nhất dẫn đầu cả nước cùng lúc ở cả 4 Chỉ số [PCI, PAR Index, SIPAS và PAPI]. Đáng chú ý, tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV cũng đặt rõ chỉ tiêu trong nhiệm kỳ 2020-2025, hằng năm giữ vững vị trí nhóm đầu cả nước về các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI. Đây chính là sự cam kết, đồng hành của cả hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ninh với người dân, nhà đầu tư và doanh nghiệp về xây dựng một chính quyền phục vụ, do nhân dân, vì nhân dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đồng thời, trở thành nội dung có tính chất bắt buộc với cả hệ thống bộ máy chính trị toàn tỉnh trong thực thi công vụ.

"Quảng Ninh đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng nhiều cơ chế, chính sách mới để thu hút vốn FDI hiệu quả hơn. Trong đó, xác định rõ phương châm là chuyển từ “thu hút bằng mọi giá” sang “thu hút có chọn lọc”; từ “thu hút thụ động” sang “thu hút chủ động”; từ “thu hút dựa trên hiệu quả tài chính và quy mô dự án” sang “thu hút dựa trên hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường”. Qua đó, nhằm gia tăng hiệu quả những đóng góp của khối FDI vào sự phát triển của tỉnh theo hướng bền vững" - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tường Văn chia sẻ.

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, thu hút đầu tư kinh tế từ nước ngoài khá nhiều vì chính sách mở cửa cùng phát triển kinh tế. Nhà nước cũng đã mở cửa thị trường kinh tế, chào đón các nhà đầu tư nước ngoài bằng những chính sách ưu đãi cho các dự án đầu tư.

Trong những thời gian gần đây, chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam năm 2020 đã đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam.

Dưới đây, Luatvn.vn chia sẻ một số thông tin về mục đích, chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam hiện nay.

Mời Quý khách cùng tìm hiểu. >>>> THỦ TỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM >>>>

– Dựa vào địa điểm đầu tư:

Đối với các dự án diễn ra ở địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, một số khu công nghiệp, kinh tế, khu công nghiệp cao thì mức ưu đãi sẽ được hỗ trợ cho các nhà đầu tư.

– Dựa vào lĩnh vực kinh doanh.

Nếu nói dựa vào lĩnh vực kinh doanh thì tùy vào từng lĩnh vực mà nhà nước có những chính sách, quy định riêng biệt dành cho một số ngành nghề khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

– Dựa vào số lượng việc làm tạo ra.

Việc các nhà đầu tư có các dự án đầu tư vào Việt Nam cũng dựa vào số lượng việc làm được tạo ra, chẳng hạn như các dự án đầu tư tại vùng nông thôn mà sử dụng từ 400 – 500 lao động trở lên sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi.

– Dựa vào tổng mức đầu tư.

Các dự án sản xuất lớn mà tổng vốn đầu từ những con số nghìn tỷ trở lên và đáp ứng một số điều kiện khác cũng sẽ là tiêu chí xác định hưởng mức ưu đãi đầu tư.

Theo pháp luật hiện hành về việc thu hút đầu tư của Việt Nam 2020 thì chúng ta đang chú trọng vào những chính sách ưu đãi đầu tư, bởi những chính sách này góp phần nhằm phát triển kinh tế tại Việt Nam, khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn đặc biệt là những khu vực khó khăn ở Việt Nam.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề