Nhật ký trong tù bao nhiêu bài

Giá trị tập thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được khẳng định trong hội thảo "80 năm Nhật ký trong tù - Những giá trị bền vững, sức lan tỏa sâu rộng".

Hội thảo diễn ra ngày 18/8 ở Hà Nội, do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương tổ chức, dịp kỷ niệm 80 năm tập thơ ra đời, tính từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn thiện bài thơ cuối năm 1943.

Hơn 30 nhà nghiên cứu đã đóng góp tham luận, làm rõ các vấn đề như: Hoàn cảnh ra đời, giá trị nhân văn của tập thơ, chất thép và niềm lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cộng sản trong cảnh lao tù, quá trình chuyển ngữ Nhật ký trong tù từ tiếng Hán sang tiếng Việt, một số bản dịch ra các ngôn ngữ, việc dạy và học tác phẩm trong chương trình phổ thông.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, tại hội thảo. Ảnh: Ban tổ chức cung cấp

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương điểm lại một số dấu mốc quan trọng của tập sách. Tập thơ tên gốc chữ Hán là Ngục trung nhật ký, gồm 133 bài, được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây [Trung Quốc], từ tháng 8/1942 đến 9/1943. Tác phẩm được dịch ra tiếng Việt lần đầu năm 1960. Đến nay, Nhật ký trong tù đã được dịch ra gần 40 thứ tiếng, trong đó có tiếng Anh, Pháp, Hàn Quốc.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá tác phẩm có số phận, đời sống đặc biệt, giá trị nghệ thuật độc đáo, góp phần làm phong phú thêm di sản văn hóa, tinh thần của dân tộc, đồng thời khẳng định nhân cách, ý chí cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì thế, ngày 1/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định tôn vinh tập thơ là Bảo vật quốc gia.

Các nhà nghiên cứu khẳng định tư tưởng chủ đạo của Nhật ký trong tù là nỗi thống khổ của con người khi bị mất tự do và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đăng Suyền, hai tiếng "tự do" nhiều lần trở đi trở lại trong suốt tập thơ, trở thành tín hiệu thẩm mỹ, với những câu thơ như: "Trên đời nghìn vạn điều cay đắng/ Cay đắng chi bằng mất tự do" [Cảnh binh khiêng lợn cùng đi]; "Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do [Đêm không ngủ] hay "Hai giờ ngục mở thông hơi/ Tù nhân ngẩng mặt ngắm trời tự do" [Quá trưa].

Đó không chỉ là nỗi đau cá nhân mà còn là nỗi buồn của một con người mang chí lớn, khao khát giành tự do cho dân tộc, nhưng phải sống trong cảnh tù đày. Trong bài Buồn bực, tác giả viết: "Tráng sĩ đua nhau ra mặt trận/ Hoàn cầu bốc lửa rực trời xanh/ Trong ngục người nhàn nhàn quá đỗi/ Chí cao mà chẳng đáng đồng chinh".

Cuốn "Nhật ký trong tù", bản dịch của Quách Tấn. Ảnh: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật

Giáo sư Phong Lê nhận định Nhật ký trong tù là bức chân dung tự họa của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một thi sĩ cách mạng. Trong hoàn cảnh không thể hoạt động, người chiến sĩ đã thể hiện tư tưởng, tinh thần trong những vần thơ. Trong bài Cảm tưởng đọc Thiên gia thi, người viết: "Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong".

Theo bà Nguyễn Thu Hiền - Giảng viên Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Nhật ký trong tù được xuất bản ở Trung Quốc năm 1960, với khoảng 100 bài. Năm 1992, ấn bản trọn vẹn 133 bài thơ được công bố với người đọc nước này. Các bài phân tích tập thơ được in trên báo, tạp chí từ năm 1980, trở đi trở lại vào các dịp kỷ niệm tròn năm sinh, năm mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với độc giả phương Tây, Nhật ký trong tù có bản dịch tiếng Nga [1961], Pháp [1963], Phần Lan [1969], Đan Mạch [1970], Anh [1972], Đức [2020], Tây Ban Nha [2003].

Cuốn sách "Hồ Chí Minh và tác phẩm “Ngục trung Nhật ký" được xuất bản vào thời điểm tròn 80 năm Người viết tác phẩm "Nhật ký trong tù" [8.1942 - 8.2022].

Ảnh: Nhà xuất bản

"Ngục trung nhật ký" [Nhật ký trong tù] gồm 134 bài thơ viết bằng chữ Hán, theo thể tứ tuyệt được Hồ Chí Minh viết từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943 khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam khi Người sang Quảng Tây, Trung Quốc để liên lạc với lực lượng cách mạng Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong suốt 1 năm 12 ngày ở tù, bị giam giữ và giải qua 18 nhà tù của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn giữ chí khí cách mạng, phong thái hết sức ung dung tự tại và sáng tác nên tác phẩm đặc biệt này.

Tập thơ là tiếng lòng của một con người vĩ đại trong một hoàn cảnh đen tối. Hoàn cảnh đó là hoàn cảnh tù đày, giam hãm, xiềmg xích, tra xét. Con người mất tự do, còn là sự lo âu về sống chết, mất còn. Vậy mà Người vẫn ung dung làm thơ, làm được nhiều và làm được thơ hay.

Ngày 14.9.1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tập thơ "Nhật ký trong tù" cho Ban tổ chức triển lãm tại Hà Nội để trưng bày lần đầu tiên trước công chúng.

Cuốn sách “Hồ Chí Minh và tác phẩm Ngục trung Nhật ký” giới thiệu một cách khách quan và chính xác sự ra đời và nội dung của tác phẩm "Nhật ký trong tù". Ảnh: Nhà xuất bản

Tháng 5.1960, nhân kỉ niệm lần thứ 70 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Văn nghệ thuộc Viện Văn học và Nhà xuất bản Phổ thông đã xuất bản tập thơ "Nhật ký trong tù" bằng tiếng Việt đầu tiên.

Từ đó đến nay, "Nhật ký trong tù" đã được hơn 30 nhà xuất bản trong nước và trên thế giới in, phát hành với số lượng hàng chục vạn bản và gần 25 ngôn ngữ khác nhau.

Ngày 1.10.2012, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định công nhận bảo vật quốc gia cho tác phẩm "Ngục trung Nhật ký", trở thành di sản vô giá của dân tộc Việt Nam.

Cuốn sách “Hồ Chí Minh và tác phẩm “Ngục trung Nhật ký” được xuất bản vào thời điểm tròn 80 năm Người viết tác phẩm Nhật ký trong tù [8.1942 - 8.2022], 35 năm UNESCO tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất [11.1987- 11.2022].

Cuốn sách một lần nữa giới thiệu một cách khách quan và chính xác sự ra đời và nội dung của tác phẩm "Nhật ký trong tù", đồng thời sưu tầm và đem đến cho độc giả những bài viết là nhận xét, cảm nghĩ của các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình trong nước và quốc tế đối với áng văn thơ này.

Một lần nữa, độc giả được chiêm nghiệm, thẩm thấu những giá trị lớn lao của một tác phẩm văn học vì là một bảo vật quốc gia mà qua thời gian, luôn có sức cuốn hút, lan tỏa diệu kỳ.

Nhật ký trong tù gồm bao nhiêu?

Nhật ký trong tù [nguyên văn chữ Hán: 獄中日記; Hán-Việt: Ngục trung nhật ký] là tập thơ chữ Hán gồm 134 bài theo thể Đường luật do Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc, từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943.

Nhật ký trong tù được viết vào năm bao nhiêu?

Tập Nhật ký trong tù này đã được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia chính thức cho ra mắt ngày hôm qua [10/9] - ngày mà cách đây 60 năm [10/9/1943], Bác đã viết bài thơ cuối cùng của một tập thơ đánh dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp văn chương Cách mạng của Người.

Tập thơ Nhật ký trong tù Hồ Chí Minh có bao nhiêu bài thơ?

Trong thời gian bị cầm tù, Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán được ghi trong một cuốn sổ tay mà Bác đặt tên là Ngục trung nhật ký [ tức Nhật ký trong tù]. Tiếng thơ được ngân rung từ trái tim một con người vĩ đại trong một hoàn cảnh rất đen tối.

Ai dịch Nhật ký trong tù?

[ĐCSVN] - Nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh [19/5/1890 - 19/5/2023] và 80 năm Bác Hồ viết tác phẩm “Ngục trung nhật ký” [1943-2023], Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt cuốn sách “Nhật ký trong tù” bản phỏng dịch của nhà thơ Quách Tấn.

Chủ Đề