Nguyễn tiến dũng show là ai

04/06/2015 | 20

Chương trình THE GIÁNG NGỌC SHOW kỳ này có dịp trò chuyện cùng Như Ý và Nguyễn Tiến Dũng để nói về một số hình ảnh, ánh sáng lấp lánh của một đời nghệ sĩ trên sân khấu và sau bức màn nhung. Ngoài ra, 2 ca sĩ sẽ chia sẻ đôi chút về cuốn CD mới mang tên Tình Đời Nghệ Sĩ sắp được phát hành với sự góp mặt của Như Ý, Nguyễn Tiến Dũng và Giáng Ngọc. Nguyễn Tiến Dũng sẽ gửi đến quý khán giả ca khúc Tình Đời Nghệ Sĩ, cũng chính là ca khúc chủ đề của cuốn CD. Mời quý vị cùng theo dõi chương trình sau đây.

Nguyễn Tiến Dũng [sinh năm 1970, tại Hà Nội, Việt Nam] hay Nguyễn Tiến Zũng là một giáo sư Toán học mang hai quốc tịch Pháp và Việt Nam. Ông giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế [IMO] vào năm 1985 ở tuổi 15 và cho đến nay vẫn là học sinh Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt thành tích này.[1][2]

Năm 1985, ông đỗ đầu kỳ thi chọn đội tuyển IMO và cùng 5 học sinh khác tham dự IMO lần thứ 26 tại Phần Lan. Tại kì thi IMO, ông đã đoạt huy chương vàng với số điểm 35/42[1][3].

Năm 1986, Nguyễn Tiến Dũng sang Liên Xô học ở khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp Lomonosov. Cuối năm 2 đầu năm 3, ông làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo sư A.T. Fomenko. Đến những năm cuối đại học, ông đã có 4 bài báo khoa học [trong đó có 2 bài viết chung với thầy hướng dẫn] đăng ở tạp chí toán có uy tín của Liên Xô cũ là Russian Math. Surveys, Adv. Soviet Math.

Tốt nghiệp cử nhân, ông làm việc tại Trung tâm Quốc tế Vật lý lý thuyết ở Trieste, Ý.

Năm 1994, ở tuổi 24, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ toán học có nhan đề "Symplectic topology of integrable Hamiltonian systems" dưới sự hướng dẫn của Michèle Audin tại Đại học Strasbourg.[4]

Sau đó có một thời gian ông làm việc tại Montpellier, Pháp, trước khi chuyển về làm giáo sư chính thức tại Đại học Toulouse, Pháp.

Năm 2007, Nguyễn Tiến Dũng được Ủy ban Quốc gia về đại học của Pháp [CNU] phong hàm giáo sư hạng nhất, khi mới 37 tuổi.[1]

Năm 2015, ông được CNU phong hàm giáo sư hạng đặc biệt.[1]

GS Dũng làm việc trong nhiều lĩnh vực của toán học gồm: Hình học vi phân, hình học simpletic và hình học Poisson, lý thuyết ergodic và hệ động lực, vật lý toán, phương pháp toán trong tài chính, lý thuyết độ phức tạp[1][5]…

Đến nay, ông đã có hơn 50 bài báo khoa học, trong đó có tạp chí hàng đầu như: Ann. of Math., Ann. Sci. École Norm. Sup., Lett. Math. Phys., Phys. Lett. A[1]

Ông là đồng tác giả của các sách chuyên khảo sau

  • Dufour, Jean-Paul; Zung, Nguyen Tien. Poisson structures and their normal forms. Progress in Mathematics, 242. Birkhauser Verlag, Basel, 2005. xvi+321 pp.
  • Bolsinov, Alexey; Morales-Ruiz, Juan J.; Tien Zung, Nguyen. Geometry and dynamics of integrable systems. Birkhauser/Springer, Cham, 2016. viii+140 pp.

Dù rời đất nước hơn 30 năm, nhưng ông vẫn giữ quốc tịch và thường xuyên về giảng dạy, trao đổi học thuật tại các viện nghiên cứu ở Việt Nam. GS Nguyễn Tiến Dũng được cho là sẵng sàn góp ý thẳng tính không nể nang. Các ý kiến của ông về các vấn đề như đánh giá tổng quan về nền toán học Việt Nam, sách giáo khoa, chương trình giáo dục tổng thể... luôn được giới chuyên môn đánh giá cao.[1]

Ngoài toán, GS Dũng còn nghiên cứu về tin học, khoa học máy tính, làm chuyên gia phân tích chứng khoán cho một công ty trong nước. Năm 2015, ông cùng GS Hà Huy Khoái, GS Đỗ Đức Thái và một số người bạn khác lập ra “Tủ sách Sputnik” dành cho các bạn học sinh.[1]

Đánh giá về những nhà khoa học Việt Nam mua danh hiệu của nước ngoài [trong đó có GS Nguyễn Cảnh Toàn], ông trao đổi với báo VietNamNet [tháng 1/2006][6]:

Có vị mang danh "viện sỹ nổi tiếng", "một trong mấy trăm bộ óc vĩ đại nhất của thế kỷ trên thế giới", tự so sánh "cống hiến khoa học" của mình ngang tầm với những nhà toán học tên tuổi như Lobachevsky, trong khi "công trình" của vị chẳng được ai trên thế giới quan tâm đến.

Trao đổi với PV Báo Trí thức trẻ về khả năng ngoại ngữ của các giáo sư ở Việt Nam, GS Dũng nhận xét rằng[cần dẫn nguồn]

Khái niệm "thạo tiếng Anh" là một khái niệm khá tương đối ở Việt Nam, và có GS tự ghi là "thạo tiếng Anh" nhưng chưa chắc đã biết tiếng Anh tốt bằng một học sinh trung học cơ sở.

Ngày 18/2/2018, GS Dũng gửi bản báo cáo dài 10 trang tới tổng thư ký của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, GS Trần Văn Nhung, nói về “sự giả khoa học” cũng như “thiếu cả về đạo đức và trình độ” của Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ. Trao đổi với đài VOA Việt Ngữ, ông cho rằng[7]

.. một người đã là giả khoa học thì không xứng đáng với một chức vụ nào hết. Nếu hội đồng thẩm định công nhận chuyện ông Phùng Xuân Nhạ là một người giả khoa học, thì theo tôi ông ta sẽ không đủ tư cách để giữ một chức vụ quản lý nào hết.

  1. ^ a b c d e f g h “Giáo sư Việt được Pháp phong hàm hạng nhất khi 37 tuổi”. VnExpress. 26 tháng 7 năm 2017.
  2. ^ “Những con số biết nói về Việt Nam trong các kỳ Olympic Toán học quốc tế”. Giáo dục Việt Nam. 29 tháng 7 năm 2017.
  3. ^ “Nguyễn Tiến Dũng - Individual ranking”. International Mathematical Olympiad.
  4. ^ “Nguyen Tien Zung”. Mathematics Genealogy Project.
  5. ^ “Chủ nhân huy chương Olympic Toán quốc tế bây giờ ra sao”. VnExpress. 22 tháng 9 năm 2014.
  6. ^ “Toán học Việt Nam: Danh và thực”. Vietnamnet. 10 tháng 12 năm 2007.
  7. ^ “GS ở Pháp: Bộ trưởng Nhạ 'tự đạo văn, không xứng đáng với chức vụ nào'”. VOA Việt Ngữ. 20 tháng 2 năm 2018.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyễn_Tiến_Dũng&oldid=67992954”


Ðức Tuấn/Người Việt


WESTMINSTER [NV]
Cuốn CD số 4 “Thôi người ở lại! Em đi” sắp được chủ nhân – ca sĩ Nguyễn Tiến Dũng – cho trình làng.

Sau một thời gian ấp ủ, chuẩn bị khá lâu, ca sĩ Nguyễn Tiến Dũng được sự giúp đỡ của nhạc sĩ Huỳnh Nhật Tân, cuối cùng cũng đã hoàn tất đứa con tinh thần số 4 của anh.


Ca sĩ Nguyễn Tiến Dũng và bạn đời [cô Mai, chủ nhân nhà hàng Ngự Bình]. [Hình: Nguyễn Tiến Dũng cung cấp]

Nói với nhật báo Người Việt, Nguyễn Tiến Dũng cho hay: “Dù biết thời gian này ra CD mới là bất lợi vì bên ngoài nạn đĩa giả tràn lan, một cuốn CD chỉ sau khi trình làng được 1 hay 2 ngày là đã thấy ngoài chợ có bày bán hàng giả rồi… Bởi vậy, càng lúc càng thấy ít các ca sĩ thực hiện CD, thế nhưng vì CD giống như giấy phép hành nghề, để nhắc nhở khán giả sự hiện hữu của người ca sĩ trong làng âm nhạc, nên mình cũng ráng…”

Chủ đề “Thôi người ở lại! Em đi” là tựa của một ca khúc hoàn toàn mới, do nhạc sĩ Huỳnh Nhật Tân sáng tác cách đây không lâu.

Bài hát có nội dung kể lại chuyện tình đẹp, lãng mạn của đôi trẻ đang yêu nhau, rồi định mệnh trớ trêu, những hiểu lầm, đưa đến hờn giận, rồi chia tay, mỗi người mỗi ngả…

Ngay từ lúc vừa viết xong bài hát này, Huỳnh Nhật Tân đã cho một số anh em, bạn bè nghe thử và anh cho biết sẽ gửi cho ca sĩ Nguyễn Tiến Dũng, chọn làm chủ đề cho cuốn CD số 4 của Dũng.

Nguyễn Tiến Dũng sở hữu chất giọng tenor trung, truyền cảm, ấm áp, cách chuyển tải nhẹ nhàng, đôi lúc làm người nghe cứ ngỡ anh đang trò chuyện chứ không phải là một bài nhạc đang được truyền đến tai mọi người.

Ngày xưa, lúc trước khi sang Hoa Kỳ định cư, Nguyễn Tiến Dũng là nghệ sĩ múa của một đoàn ca nhạc thành phố Sài Gòn.

Sang Mỹ, giống bao người khác, Nguyễn Tiến Dũng bắt đầu đi lại con đường đầy gian nan, trắc trở, chỉ vì cần tiền để chăm sóc cho hai đứa con trai. Nguyễn Tiến Dũng tâm tình: “Có thời gian tôi đã muốn ngừng hát một thời gian để lo kiếm tiền lo cho con cái, gia đình, nhưng rồi dường như tất cả là sự sắp xếp của Thượng Ðế, nên loay hoay, cuối cùng cũng quay về chuyện đi hát.”

“Thôi người ở lại, em đi” gồm 10 bài hát: Anh Sẽ Về, Gặp Mẹ Trong Mơ, Thôi, Người Ở Lại! Em Ði, Cho Người Tình Xa, Tình Ðầu Nghệ Sĩ, Lời Cuối Cho Cuộc Tình, Tình Yêu Xin Ðừng Ðến, Nói Với Tôi Một Lời, Một Mai Em Ði, Ngựa Ô Thương Nhớ.

Tất cả là những ca khúc chứa đầy tình cảm mượt mà, Nguyễn Tiến Dũng giống như đang kể lại chuyện tình của anh. Anh nói với chúng tôi: “Mỗi bài hát đều có đời sống riêng, mỗi ca khúc chứa đựng nỗi niềm sâu lắng, tôi chỉ là người đưa khách trên những thuyền tình, qua phía bên kia của dòng sông âm nhạc.”

Trong 10 ca khúc này, có hai nhạc phẩm được Nguyễn Tiến Dũng trình bày song ca, bài thứ nhất anh hát với ca sĩ Kim Anh [Lời Cuối Cho Cuộc Tình], một bài hát nói về tâm sự của cô gái đang yêu thắm thiết, bài nhạc là một tình khúc nhạc Hoa, lời Việt, tiết tấu vui, đặc biệt hơn nữa, chính ca khúc này đã khẳng định được giọng hát của Kim Anh.

Còn ca khúc thứ hai “Thôi, người ở lại! Em đi,” Nguyễn Tiến Dũng trình bày chung với Ngọc Thúy, bài hát này Ngọc Thúy đã thoát ra được giới hạn của làn hơi từ buồng phổi, để cùng Nguyễn Tiến Dũng chinh phục người nghe.

Video liên quan

Chủ Đề