Nghị quyết hướng dẫn đương sự ở nước ngoài

Ủy thác tư pháp về dân sự là yêu cầu bằng văn bản của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ủy thác tư pháp chính là một hình thức để thực hiện tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Theo quy định tại Điều 13 của Luật Tương trợ tư pháp thì Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau đây:

     - Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang ở nước được yêu cầu;

     - Triệu tập người làm chứng, người giám định ở nước được yêu cầu;

     - Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ việc dân sự tại Việt Nam;

     - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Tòa án Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự khi cần tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự tại nước ngoài.

Theo hướng dẫn tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Phần I của Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31 tháng 3 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì những vụ việc dân sự “Cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài” là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập theo nguyên tắc có đi có lại.

Pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa quy định cụ thể trong trường hợp nào và những vụ việc dân sự nào thì Tòa án phải tiến hành ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định khác nhau của pháp luật thì thông thường những vụ việc dân sự phải tiến hành ủy thác tư pháp là những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam có quy định tại khoản 2 Điều 405 về vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo đó, vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa các đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

“Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” cũng có thể được xác định qua việc xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, theo đó khoản 2 Điều 410 của Bộ luật tố tụng dân sự có quy định:

“Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

- Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;

- Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;

van phong luat su

- Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ;

luat su

- Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam là nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam;

- Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;

- Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân “Việt Nam”.

- Tuy nhiên, việc xác định “vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” và việc xác định việc phải ủy thác tư pháp trong một số trường hợp khá phức tạp và không phải “vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” nào Tòa án cũng phải tiến hành ủy thác tư pháp và ngược lại, nhiều vụ việc dân sự khi Tòa án tiến hành thụ lý, giải quyết thì không phải là “vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” và không phải tiến hành ủy thác tư pháp nhưng sau đó một hoặc nhiều đương sự ra nước ngoài công tác, học tập, lao động dẫn đến Tòa án phải tiến hành ủy thác tư pháp. Do đó, việc xác định “vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” để xác định việc Tòa án có phải tiến hành việc ủy thác tư pháp hay không chỉ mang tính chất tương đối. Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà mình đang giải quyết để xác định xem có cần tiến hành hoạt động tố tụng ở nước ngoài hay không, từ đó xác định việc có phải tiến hành việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài hay không.

luật sư

Qua thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án nhân dân các cấp thì các vụ việc sau đây thì Tòa án sẽ phải tiến hành ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài:

- Yêu cầu bắt giữ tàu biển, thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự có yếu tố nước ngoài; Yêu cầu Tòa án có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện ủy thác tư pháp cho Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam bắt giữ tàu biển.

- Yêu cầu bắt giữ tàu bay, thả tàu bay đang bị bắt giữ tại cảng hàng không, sân bay để bảo đảm lợi ích của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay hoặc để thi hành án dân sự có yếu tố nước ngoài.

văn phòng luật sư

- Yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có yếu tố nước ngoài.

- Yêu cầu công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài, bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài.

- Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài, bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

luật sư thừa kế

- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại, lao động của Trọng tài nước ngoài.

luat su thua ke

- Yêu cầu liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có yếu tố nước ngoài.

- Các vụ án khác về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài.

- Các vụ việc khác về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài.

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC:

Thẩm quyền và chi phí trong ủy thác tư pháp về dân sự

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực đã cơ bản khắc phục được khó khăn vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự. Tuy nhiên trường hợp ly hôn giữa nguyên đơn trong nước và bị đơn đang sống ở nước ngoài nhưng cố tình dấu địa chỉ và trốn tránh thì luật còn quy định chung chung và chưa có hướng dẫn cụ thể.

1. Tình huống xử lý

Nguyên đơn là người trong nước có đơn gửi đến TAND cấp tỉnh yêu cầu được ly hôn với bị đơn đang sinh sống tại nước ngoài vì đã lâu không còn liên lạc, không quan tâm và không còn tình cảm với nhau. Trong đơn xin ly hôn, nguyên đơn đã cung cấp địa chỉ của bị đơn tại nước ngoài. Tòa án đã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài theo đường ngoại giao gửi văn bản đến địa chỉ của đương sự đang cư trú nhưng bị đơn không hợp tác. Xác minh tại địa chỉ người thân trong nước của bị đơn thì họ cho rằng bị đơn vẫn sống và làm việc ở nước ngoài và vẫn liên lạc thường xuyên với người thân thích trong nước. Tòa án cũng đã nhờ người thân của bị đơn liên hệ và yêu cầu về nước để giải quyết việc nguyên đơn yêu cầu ly hôn họ nhưng bị đơn không về nước cũng không có thông tin phản hồi về việc nguyên đơn có yêu cầu ly hôn. Tình huống này gây khó khăn cho Tòa án khi thụ lý giải quyết vụ án.

2.Các trường hợp xử lý

Đối chiếu với quy định của BLTTDS hiện hành thì có hai trường hợp tương tự quy định về việc bị đơn không hợp tác như sau:

2.1. Tuyên bố đương sự mất tích hoặc chết:

Tại khoản 2 Điều 473 BLTTDS 2015 quy định: “Trường hợp không xác định được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài thì người khởi kiện, người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác định địa chỉ của đương sự hoặc có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú hoặc yêu cầu Tòa án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tuyên bố đương sự mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trả lời cho Tòa án Việt Nam không xác định được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài hoặc sau 06 tháng mà không có trả lời thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu”.

Đối chiếu vào trường hợp này, Tòa án không thể áp dụng khoản 2 Điều 473 hay điểm b khoản 6 Điều 477 BLTTDS để tuyên bố tuyên bố mất tích vì theo người thân thích của bị đơn cung cấp là họ vẫn liên lạc được với bị đơn, đã thông báo với bị đơn theo yêu cầu của Tòa.

2.2.Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án:

Đối với quy định tại điểm b khoản 6 Điều 477 BLTTDS: “Nếu nguyên đơn, người thân thích trong nước của đương sự không cung cấp được hoặc người thân thích trong nước của đương sự từ chối cung cấp địa chỉ đúng hoặc địa chỉ mới của đương sự ở nước ngoài hoặc đương sự ở nước ngoài không có người thân thích ở Việt Nam thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Đồng thời, Tòa án giải thích cho người khởi kiện biết quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm đương sự vắng mặt tại nơi cư trú hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố đương sự mất tích hoặc đã chết”.

Tuy nhiên, nếu Tòa đình chỉ việc giải quyết vụ án thì nguyên đơn là công dân trong nước bị bỏ lửng không ly hôn được và như vậy là không đảm bảo quyền lợi của đương sự, vi phạm luật hôn nhân gia đình về quyền được kết hôn và ly hôn của đương sự.

Do đó, Tòa án không thể đình chỉ việc giải quyết vụ án.

3. Những vướng mắc khi xét xử vắng mặt bị đơn

Xét xử vắng mặt bị đơn được quy định tại điểm b,c khoản 5 và điểm c khoản 6 Điều 477 BLTTDS 2015 như sau:

Khoản 5 Điều 477 BLTTDS: “Tòa án xét xử vắng mặt đương sự ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

b] Tòa án đã thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 474 của Bộ luật này;

c] Tòa án không nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều này về kết quả thực hiện việc tống đạt cho đương sự ở nước ngoài”.

Tại điểm c khoản 6 Điều 477 BLTTDS quy định: “Trường hợp nguyên đơn là công dân Việt Nam yêu cầu ly hôn với người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài mà không thể thực hiện việc cung cấp đúng họ, tên, địa chỉ hoặc địa chỉ mới của người nước ngoài theo yêu cầu của Tòa án mặc dù nguyên đơn, thân nhân của họ hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài đã tiến hành xác minh tin tức, địa chỉ của người nước ngoài đó nhưng không có kết quả thì nguyên đơn yêu cầu Tòa án thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án [nếu có], Cổng thông tin điện tử của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của nguyên đơn, Tòa án có thể thông báo qua kênh dành cho người nước ngoài của Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.

Trong trường hợp này, Tòa án không phải tống đạt lại văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài. Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày đăng thông báo, Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt đương sự”.

Xét tình hình thực tiễn, đương sự trong nước bị bỏ lửng nhiều năm, hai bên không còn quan tâm đến nhau, mục đích của hôn nhân không đạt được… bị đơn cố tình giấu địa chỉ, theo Luật HNGĐ và căn cứ điểm b,c khoản 5 hoặc điểm b khoản 6 Điều 477 BLTTDS 2015 thì Tòa án có thể xử vắng mặt đương sự. Tuy nhiên căn cứ để xử vắng mặt và căn cứ để đình chỉ vụ án là tương đối giống nhau. Do đó, trên thực tiễn đây là vấn đề gây lúng túng, vướng mắc đối với các Thẩm phán trong quá trình giải quyết.

Trước đây việc bị đơn giấu địa chỉ được giải quyết theo hướng dẫn tại điểm b mục 2.1 phần II Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của HĐTP TANDTC quy định về Ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:

– Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ [kể cả thân nhân của họ cũng không có địa chỉ, tin tức gì về họ], thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết.

– Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước, nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Toà án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử Toà án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.

Theo Luật HNGĐ và theo hướng dẫn này thì Tòa đủ căn cứ để xử vắng mặt bị đơn.Tuy nhiên Nghị quyết này đến nay đã hết hiệu lực pháp luật mà chưa có hướng dẫn mới thay thế. Qua tổng kết thực tiễn, hướng xử lý vẫn được áp dụng theo hướng dẫn tại điểm b mục 2.1 phần II Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của HĐTP TANDTC và Công văn 253/TANDTC-PC về giải quyết vụ án ly hôn có bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài nhưng không rõ địa chỉ ngày 26/11/2018 của TANDTC.

Theo Tạp chí tòa án

Video liên quan

Chủ Đề