Nghị luận văn học về Thiên chức nhà văn

Thiên chức của nhà văn là gì?

I. Thế nào là thiên chức của nhà văn?

Bản chất của Thiên chức là cực kỳ ích kỷ. Bây giờ người ta hay dùng cặp chữ ích kỷ với cái nghĩa biểu tượng cho một cái xấu nào đó, thì không phải, ích kỷ là sự thêm vào, sự vun đắp cho một cái rường mối của một đối tượng thì Thiên chức hết sức ích kỷ. Nó gìn giữ hết sức khắt khe cái bản tính của nó, và nó, khi đã rọi sáng vào một ai, thì nó sống bền vững trong tâm hồn, trong não bộ và trong trái tim, trong cái nhìn, trong cái nghe, trong cảm xúc của người đó. Chẳng những thế, nó còn có một nội lực cực kỳ mãnh liệt, là nó bảo vệ khít khao, sáng suốt cho người nó đã rọi sáng, để chỉ thực hiện hướng tới một điều duy nhất thôi là gìn giữ sự trong sáng tuyệt đối, thanh danh tuyệt đối của bản chất của nó, và nữa là của bản thể người đó.

Người xưa khi thấy một người tài năng, những sản phẩm của người đó làm ra đều tuyệt vời, thì các cụ chiêm ngưỡng, rồi chỉ rất vắn tắt mà rằng: “Cái tài của anh ta là giời cho”. Vậy là đủ. Một người mà thiên chức nhà văn đã âm thầm chọn, suốt một đời anh ấy lầm lụi sống với thật sự sống, rồi trải qua đủ mọi công việc, và hễ làm bất cứ công việc gì, thì cũng tận tụy mà làm, không một mảy may toan tính so đo. Thế rồi có một lần, người ấy được cử làm chân thư ký cho một ông như kiểu ông chủ. Khi biết sự thể, thì đám chúng bạn anh ta thổi vào tai anh ta rằng: “Ông đang là một ông thầy, thầy giáo, thầy giáo cấp ba hẳn hoi, thì hơi đâu phải đi hầu hạ ai, dẫu hầu hạ một ông bố tướng thì vẫn cứ là hầu hạ chứ báu gì”. Thế rồi từ hồi nào thế lực ấy vẫn rọi sáng mà vẫn ẩn mặt. Kết cuộc, anh ấy nhận công việc mới và cặm cụi, tận tuỵ mà làm.

Như vậy, thiên chức nhà văn khi rọi vào anh ấy cái ánh sáng mà mắt thường [mắt của xác thịt] không nhìn thấy. Và cái thiên chức ấy cứ thế ở nguyên đấy trong thế giới nội tâm, nó ngự trị, nó dẫn dắt. Rồi đến một ngày anh ta cầm lấy một cái bút không phải cái bút của công việc thường ngày; mà là ngòi bút của sự sáng tạo, thì bỗng nhiên một truyện ngắn đích thị là văn chương, chói chang và vô cùng đáng yêu, hiện ra tràn đầy trên mấy trang giấy [khổ giấy 5 hào 2 là khổ của trang giấy vẫn quen miệng được nói đến vào thời những năm 60 của thế kỷ 20].

Thế là từ đây, thiên chức nhà văn mở toang cho chảy tràn ra toàn thế giới nội tâm của anh ấy một giòng mới, khởi đầu thôi mà đã cuồn cuộn, đó là… thiên chức văn chương. Cũng cần nói thêm, đó chính là thiên chức nhà văn, bấy giờ mới khỏi đầu từ từ mớm chân ga của một cỗ xe thiêng liêng, đó là cỗ xe của thiên chức nhà văn. Cái cỗ xe thiêng liêng đó, lại chỉ mới mớm chân ga thôi là bởi thiên chức nhà văn đã tỏ tường vô cùng cuộc lữ hành của con đường văn chương nó ra sao? Nó dài lắm! Đúng ! Nó gập ghềnh đầy đèo dốc?? Đúng! Nó chênh vênh và gian truân? Đúng! Thế rồi, chả có lẽ nó không có cái đích đến của nó? Không! Đây là con đường duy nhất không có đích đến. Tại sao? Bởi nó không có toan tính nào cả. Bởi nó là như nhiên và tự nhiên kia mà. Ô hay! Sao người đời, chưa chi đã thích bứt phá đến thế. Rồi cả lo lắng rằng sẽ bất cập. Bây giờ xin trở lại nội dung thiên chức nhà văn như đã nói ở trên kia.

Trước hết, thiên chức nhà văn đã rọi sáng vào não bộ, vào con tim, vào mọi hệ tầng của cảm xúc, vào tất cả các chiều kích của nghĩ suy của anh ấy là cái ánh sáng gì thế? Vâng, cái ánh sáng này nó có danh phận, chẳng những vậy, danh phận của nó còn rất lớn, không giới hạn, đó là thiên chức văn chương [không gọi là văn học, chỉ trong nhà trường, khi văn đem vào để học thì gọi là văn học].

Chứng minh: Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người – Nguyễn Minh Châu

II. Bản tính của thiên chức nhà văn.

Khi anh ấy đã được thiên chức nhà văn lựa chọn để rọi sáng vào cái ánh sáng có danh phận là thiên chức văn chương, thì điều tuyệt đối quan hệ là cuộc đời anh ấy phải là một cuộc đời sống thật, thật sự sống thật. Vì sao thiên chức văn chương lại đòi hỏi khe khắt đến thế, làm khó cho anh ấy người được rọi sáng cái danh phận đến thế. Là vì ở đời này, người ta sống giả nhiều, sống cho qua quýt, sống hời hợt để chỉ cốt sao hớt được lợi lộc. Người ta cũng hay gọi kiểu sống giả đó là sống thực dụng. Ai họ cũng làm thân, nhưng chỉ làm thân khi thấy người đó sẽ đem lại cho họ những lợi lộc.

Thiên chức văn chương cực kỳ căm ghét cái hạng người sống như vậy. Sống thật, cũng còn có một nghĩa lớn khác là sống kỹ, sống kỹ lưỡng. Hãy sống thật để được nhìn thấy tỏ tường mọi con người đang ở bên anh ấy, quanh anh ấy trong cái đời sống này. Và chỉ có sống thật, thì khi anh ấy nhìn thấy một ai đó, khi anh ấy quan hệ với một ai đó, dẫu tính cách người đó ra sao. Người đó đang bị những người xung quanh cười chê, giễu cợt và báng bổ vì những cái gì đó mà người đó đã và đang tỏ ra; thì với anh ấy, anh ấy lại thấy người đó thật ra không phải thế, chẳng những vậy, người đó còn đáng yêu kia, còn dễ thương kia.

Ngược lại, ai đó đang được người đời xung quanh ái mộ, ca tụng, rất có cảm tình, cả sự tung hô, thì anh ấy lại nhìn thấy cái rất đáng dè chừng, rất đáng ghét, và thậm chí kẻ đó có thể gây tội ác, kẻ đó rất giỏi biến cái độc ác ra cái thiện lành; còn anh ấy, anh ấy đã có hoàn hảo một mô hình về cái kẻ giả trá này. Tất cả những biểu thị ở trên đây, chỉ có được khi anh ấy luôn luôn, từng phút, từng giờ, từng ngày và năm tháng anh ấy đã sống rất thật, thật sự sống thật và sống kỹ. Ngoài đời, là con người, là quan hệ người với người. Nhưng trong tiểu thuyết, trong truyện ngắn thì họ trọn vẹn là những thân phận nhân vật.

Vậy thiên chức văn chương đã làm cái việc là dựng nên một xã hội thu nhỏ lại trên từng trang giấy là từng trang đời của mối quan hệ các nhân vật.Thiên chức văn chương đến trước, rồi năm năm tháng tháng nó ngự trị trong con người anh ấy, để rồi nó tận tuỵ chăm chút, xây nên, đắp nên, gây dựng nên một toà nhà, đó là toà của thiên chức nhà văn. Vậy nên, khi thiên chức văn chương làm nên được như vậy, để cho cái toà nhà tương lai kia, thời nó không thể nào lại đem vào cái của xấu [văn đạo, văn nhạt, văn xơ cứng, văn ôi thiu, văn ác và văn giả v.v.] để làm nguyên vật liệu cho toà nhà thiêng liêng đó được.

Vậy kết quả của một cuộc sống thật sự, sống kỹ là vô cùng hệ trọng. Trong thiên chức văn chương, là khi bên trong con người anh ấy đã có nguy nga cái toà của thiên chức nhà văn rồi, thì tác phẩm của anh ấy chỉ mong làm sao, khi đọc đến, thời bất cứ với bạn đọc nào, tâm thế của họ ra sao, nhãn quan của họ ra sao, cảm xúc của họ ra sao, nghĩ suy của họ nữa, ra sao; thời họ sẽ thu nhận được những gì mà tác phẩm ấy bày tỏ. Và đây, cũng là một bản tính nữa vô cùng bức thiết của thiên chức văn chương. Nếu đọc một tác phẩm văn chương nào đó, mà lại ai cũng hiểu và cảm như ai thì đó là một tác phẩm chết, và tác hại của nó là làm cho đời sống đơn điệu, cùn mòn, tẻ nhạt, thậm chí tê liệt nữa.

Đáng lẽ phải dạy làm sao, gợi ý làm sao, mà thầy giáo gọi được ra trong tâm khảm học trò, mỗi em có nói được ra cái cảm của riêng mỗi trò, cái nghĩ suy của riêng mỗi trò, về tác phẩm văn chương đó chứ. Đằng này, thì các thầy cô giáo lại dạy cho học trò, 40 trò, 50 trò nói ra như nhau thì hỏng rồi. Cũng là vì họ lười đấy thôi.”

Cái mục tiêu cao cả duy nhất của thiên chức văn chương mà thiên chức nhà văn với danh phận sang trọng và cao thượng là làm cho cuộc đời đã đáng sống còn đáng sống hơn nữa. Cũng bởi thế, thiên chức văn chương với thiên chức nhà văn đang chủ đạo trong một con người nào đó, thì không thể, và không bao giờ sản ra một tác phẩm văn chương trung bình, bởi đối với thiên chức văn chương thì sự trung bình có trong tác phẩm văn chương chính là của giả, là sự giả lộng hành. Khốn thay, ở đời này đang vào cái thời mà cái gỉ cái gì người ta cũng làm giả được. Sự trung bình, thói thường, bao giờ cũng đi sau một cái tặc lưỡi, rằng: “Quả thật cuốn sách đó chỉ ở mức trung bình”.

Với thiên chức văn chương của thiên chức nhà văn thì tuyệt nhiên không thể có điều này, bởi vì như anh ấy đã có thiên chức văn chương và thiên chức nhà văn trong con người mình, não bộ của mình, con tim của mình và danh dự của mình, thời tự khắc anh ấy sẽ biết ngay rằng, rất lố bịch, rất hôi hám, thối tha, thậm trí đê tiện ngay trong khi anh ấy sáng tác một tác phẩm. Và ngòi bút của anh ấy sẽ thẳng thừng gạch xoá đi ngay cái đoạn văn, và từng câu văn giả, câu văn nhạt, câu văn vớ vẩn và vô tích sự. Nên tác phẩm văn chương trung bình chỉ có ở những ngòi bút mà trong người cầm cái ngòi bút ấy không có thiên chức văn chương và thiên chức nhà văn tể trị.

Khốn nỗi, văn chương và thơ ca nữa, là cái thứ ai cũng tưởng rằng hễ mình cầm bút mà viết thì chắc chắn là đạt được ngay. Vậy tác phẩm văn chương trung bình bao giờ cũng được tạo ra bởi sự giảo hoạt và giả trá. Thế nên, nếu tôi không nhầm, thì Các Mác khi bàn đến văn học nghệ thuật, ông đã nói như sau: “Sự trung bình trong văn học nghệ thuật là một tội ác, không thể chấp nhận được!”

Ngoài văn chương và nghệ thuật ra, và cũng chỉ có văn chương nghệ thuật thôi, còn thì ở đời này cái sự trung bình nhiều khi cũng hết sức là cần thiết. Chứ mà lại cái gì cũng quá đi với cái sự trung bình, thì có khi là nguy to. Ví như thời tiết, thôi xin ông giời cứ cho thời tiết trung bình, một vừa hai phải thôi. Chứ mà quá đi, rồi lại hay bị cắt điện nữa, thì khổ dân lắm lắm.

Nghị luận: “Nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng – chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đó là cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng.” [ M.Gorki – Bàn về văn học].

Video liên quan

Chủ Đề