Ngành Sư phạm Tin học và Công nghệ Tiểu học là gì

1. Sư phạm tin học là gì?

Sư phạm Tin học  là ngành sư phạm đào tạo các cử nhân có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy môn tin ở các cấp học phổ thông, các trường sư phạm, các khoa sư phạm Tin học của các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam; có khả năng học ở các trình độ cao hơn, và nắm bắt thành thạo các thao tác máy tính và kiến thức máy tính, cung cấp nguồn nhân lực đào tạo về tin học cho nước nhà trong thời cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Sư phạm tin học những gì?

Sinh viên Sư phạm tin sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn

Sinh viên thuộc ngành sư phạm Tin sẽ được đào tạo toàn diện về  phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng. Sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về khoa học, về Tin học máy tính, tin học văn phong, cách xây dựng phần mềm, về khoa học giáo dục; Có kiến thức chuyên sâu ở mức độ nhất định để có thể tiếp tục học tập ở trình độ đào tạo cao hơn. Về kỹ năng sư phạm và giảng dạy, sinh viên sẽ được đào tạo những kỹ năng đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng giảng dạy như sử dụng giáo cụ hay khả năng diễn đạt.

Về kiến thức:

Sinh viên sẽ có khả năng sư phạm cũng như nắm bắt được tâm lý học sinh, khả năng trình bày vấn đề một cách khoa học và logic. Có trình độ toán rời rạc cao để hiểu và giải quyết được các mối liên quan có bản chất toán học thuộc các vấn đề cần giải quyết.

Tự quản lý việc tự học cũng như tự nâng cao trình độ, bao gồm việc quản lý thời gian và năng lực tổ chức, giữ vững sự phát triển của cá nhân luôn theo sát sự phát triển kiến thức của công nghệ thông tin.

Về mặt kỹ năng:

Sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng phác thảo, thực hiện và nâng cao hệ thống phần mềm dựa trên cơ sở máy tính. Đồng thời có kỹ năng đánh giá hệ thống máy tính theo các thuộc tính chất lượng nói chung và khả năng ứng dụng để giải quyết các vấn đề thực tế.

Có kỹ năng sử dụng các nguyên tắc quản lý có hiệu lực những thông tin, tổ chức thông tin và năng lực thu hồi thông tin cho nhiều loại thông tin khác nhau từ văn bản đến hình ảnh và âm thanh.

Sinh viên cũng có kỹ năng phát triển công việc một cách hiệu quả  thông qua sử dụng những công cụ để thiết kế và xây dựng phần mềm cho máy tính để giải quyết vấn đề thực tiễn.

3. Sư phạm tin học ra làm gì? Cơ hội việc làm ngành Sư phạm tin học

Theo chia sẻ của những chuyên gia tư vấn tuyển sinh,Sư phạm tin học ra làm gì cũng là vấn đề nhiều thí sinh thắc mắc. Sauk hi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin, sinh viên sẽ có đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc tại nhiều vị trí khác nhau như:

Ngành Sư phạm tin có cơ hội việc làm rộng mở

  • Giáo viên giảng dạy môn Tin học tại hệ thống trường học từ Cấp Trung học cơ sở tới bậc Đại học
  • Cán bộ quản lý giáo dục tại hệ thống quản lý giáo dục từ cấp Địa phương tới Trung ương.
  • Làm việc tại các tổ chức giáo dục phi chính phủ hay các tổ chức giáo dục đa quốc gia.
  • Làm việc tại các công ty phần mềm máy tính, các công viêc liên quan đến soạn thảo hay đánh máy.
  • Nghiên cứu tìm tòi sâu hơn về Chức năng, công nghệ máy tính.

Theo những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, bên cạnh ngành Công nghệ thông tin thì Sư phạm tin cũng là ngành học được đánh giá cao hiện nay. Nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin ngày càng cao, giáo dục Công nghệ thông tin trong chương trình đào tạo hiện nay là một bước đột phá quan trọng, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.

Công nghệ thông tin không chỉ là những kiến thức xuyên suốt chương trình đào tạo từ cấp Tiểu học đến cấp Trung học phổ thông mà nó còn là một trong những năng lực quan trọng sinh viên cần có. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên có tay nghề, có tâm huyết và chuyên môn cao đang là một trong những vấn đề được ngành Giáo dục đặc biệt quan tâm.

Theo dự báo của những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, nhu cầu nhân lực của ngành Sư phạm tin tăng mạnh trong thời gian tới. Đây chính là cơ hội thuận lợi để những sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm phù hợp với năng lực chuyên môn.

Trên đây là một số thông tin về ngành Sư phạm tin học. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp thí sinh tìm hiểu thông tin ngành đào tạo hiệu quả.

//credit-n.ru/order/zaymyi-greenmoney-leads.html

Ngành Sư phạm tin học là gì? Học gì? Ra trường làm gì? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giải đáp tất cả để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này!

Ngành Sư phạm tin học là gì? Ra trường làm gì?

  • Ngành đào tạo: SƯ PHẠM TIN HỌC
  • Tên tiếng Anh: Infomatics Teacher Education
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Sư phạm
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Tin học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ và xử lý thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng [ảo]. Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin. Trong nghĩa thông dụng, tin học còn có thể bao hàm cả những gì liên quan đến các thiết bị máy tính hay các ứng dụng tin học văn phòng.


Ngành Sư phạm Tin học là ngành đào tạo các cử nhân có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy môn Tin ở các cấp học phổ thông, các trường sư phạm, các khoa sư phạm Tin học của các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam.

Có thể chia làm làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Đào tạo cử nhân Sư phạm Tin học:

  • Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo việc tổ chức dạy học môn Tin học cho các lớp trung học phổ thông cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trung học phổ thông về quy mô, chất lượng, hiệu quả phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn tin học.
  • Có khả năng đảm nhiệm công việc khác ngoài môn Tin học trong kế hoạch dạy học ở trường trung học phổ thông: làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp…

Mục tiêu đào tạo ngành Sư phạm tin học giúp cho sinh viên:


  • Có khả năng sư phạm và hiểu biết tâm lý học sinh cũng như năng lực trình bày cô đọng các vấn đề khoa học.
  • Có khả năng làm việc có hiệu quả như thành viên của một nhóm nghiên cứu tin học và phát triển phần mềm.
  • Có trình độ toán rời rạc cao để hiểu và giải quyết được các mối liên quan có bản chất toán học thuộc các vấn đề phải giải quyết.
  • Tự quản lý việc tự học và tự nâng cao trình độ, bao gồm việc quản lý thời gian và năng lực tổ chức; giữ vững sự phát triển của cá nhân luôn theo sát sự phát triển kiến thức của công nghệ thông tin.
  • Có kỹ năng thực hiện, phác thảo và nâng cao hệ thống phần mềm dựa trên cơ sở máy tính.
  • Có kỹ năng đánh giá hệ thống máy tính theo các thuộc tính chất lượng nói chung và các khả năng ứng dụng để giải quyết các vấn đề thực tế.
  • Có kỹ năng sử dụng các nguyên tắc quản lý có hiệu lực các thông tin, tổ chức thông tin và năng lực thu hồi thông tin cho các loại thông tin khác nhau, kể cả văn bản, hình ảnh, âm thanh và băng hình.
  • Có kỹ năng áp dụng các nguyên lý về sự giao tiếp người – máy để đánh giá và thiết kế một khối lượng lớn các sản phẩm dựa trên sử dụng giao diện chung, các trang Web và các hệ thống truyền thông.
  • Có kỹ năng phát triển công việc một cách hiệu quả thông qua sử dụng các công cụ để thiết kế và xây dựng các phần mềm cho máy tính để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
  • Biết cách thao tác các công cụ máy tính và sử dụng hệ thống phần mềm một cách hiệu quả.

Ngành Sư phạm Tin học xét tuyển các tổ hợp môn sau:


  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh 
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Sư phạm tin học. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Có hiểu biết và thành thạo về lĩnh vực công nghệ thông tin;
  • Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
  • Nhạy cảm, có khả năng nắm bắt tâm lý con người;
  • Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao;
  • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
  • Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu;
  • Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi;
  • Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Sư phạm tin học uy tín hiện nay:


Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Đại học Sư phạm [Đại học Thái Nguyên]

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Sư phạm [Đại học Đà Nẵng]
  • Đại học Sư phạm [Đại học Huế]
  • Đại học Vinh
  • Đại học Quy Nhơn

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Sư phạm TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Đồng Tháp
  • Đại học Phú Yên

Học ngành Sư phạm tin học ra trường làm gì? Isinhvien sẽ giới thiệu một số công việc để bạn tham khảo:

  • Làm công tác giảng dạy môn Tin học ở các trường Trung học Phổ thông, Trung học Chuyên nghiệp, các trường Cao đẳng, Đại học;
  • Nghiên cứu viên trong các trường Đại học hay Viện nghiên cứu về lĩnh vực Công nghệ thông tin;
  • Đảm nhiệm được các vị trí công tác cụ thể: lập trình viên, thiết kế chương trình và dữ liệu, quản trị các hệ cơ sở dữ liệu, kiểm thử viên phần mềm, nghiên cứu viên…
  • Có khả năng sử dụng Tin học để làm việc trong các tổ chức hành chính, các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục và đào tạo…

Cơ hội việc làm ngành Sư phạm tin học

Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học tư nhân thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn.


Ngoài ra, nếu bạn làm các công việc liên quan đến công nghệ thông tin như lập trình viên, thiết kế dữ liệu… thì có mức lương trung bình từ 10 – 15 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm, đơn vị bạn làm việc.

Chương trình đào tạo của ngành này có thể chia làm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành

  1. Tiếng Anh 1
  2. Tiếng Pháp 1
  3. Tiếng Nga 1
  4. Tin học đại cương
  5. Giáo dục thể chất 1
  6. NLCB của CN Mác-Lênin-phần 1
  7. Tiếng Anh 2
  8. Tiếng Pháp 2
  9. Tiếng Nga 2
  10. Giáo dục thể chất 2
  11. Âm nhạc
  12. Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ
  13. Kỹ năng giao tiếp
  14. NLCB của CN Mác-Lênin-phần 2
  15. Tiếng Anh 3
  16. Tiếng Pháp 3
  17. Tiếng Nga 3
  18. Tâm lý học
  19. Giáo dục thể chất 3
  20. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  21. Giáo dục học
  22. Giáo dục thể chất 4
  23. Đường lối CM của ĐCS Việt Nam
  24. Thực tập sư phạm 1
  25. Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục
  26. Thực tập sư phạm 2
  1. Giải tích 1
  2. Đại số tuyến tính & Hình học giải tích
  3. Cấu trúc đại số và lý thuyết số
  4. Vật lý đại cương
  5. Xác suất thống kê
  6. Toán rời rạc
  7. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
  8. Giải tích 2
  9. Kỹ thuật lập trình nâng cao
  10. Phương pháp tính và tối ưu
  11. Cơ sở dữ liệu
  12. Kiến trúc máy tính
  13. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  14. Phương trình vi phân
  15. Phương pháp nghiên cứu khoa học
  16. Nguyên lý hệ điều hành
  17. Lập trình hướng đối tượng
  18. Ngôn ngữ hình thức
  19. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
  20. Giáo dục quốc phòng
  21. Lập trình mạng I
  22. Mạng máy tính
  23. Nguyên lý các ngôn ngữ lập trình
  24. Tiếng Anh cho công nghệ thông tin I
  25. Cơ sở dữ liệu nâng cao
  26. Đồ họa máy tính
  27. Xử lý song song
  28. Phương pháp dạy học Tin học đại cương
  29. Trí tuệ nhân tạo
  30. Phân tích và Thiết kế hệ thống thông tin
  31. Phân tích và Thiết kế thuật toán
  32. Lập trình mạng II
  33. Tiếng Anh cho công nghệ thông tin II
  34. Bài tập nghiên cứu
  35. Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên
  36. Thực tập sư phạm 1
  37. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
  38. Phần mềm dạy học
  39. Công nghệ phần mềm
  40. Chương trình dịch
  41. Một số vấn đề xã hội của công nghệ thông tin
  42. Truyền và bảo mật thông tin
  43. Lý thuyết mật mã và an toàn thông tin
  44. Phương pháp dạy học Tin học chuyên ngành
  45. Quản lý hệ thống máy tính
  46. Lý thuyết độ phức tạp
  47. Thực tập sư phạm 2
  48. Khoá luận tốt nghiệp
  49. Chuyên đề tốt nghiệp khoa học máy tính
  50. Chuyên đề tốt nghiệp công nghệ phần mềm
  51. Chuyên đề tốt nghiệp phương pháp giảng dạy tin học

Trên đây, là những thông tin về ngành Sư phạm tin học là gì, cơ hội việc làm ngành Sư phạm tin học sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến khối ngành sư phạm

Video liên quan

Chủ Đề