Giám định chữ ký bao nhiêu tiền

Luật sư Đào Xuân Thân [Công ty luật MTON Việt Nam]

Tại sao phải giám định chữ?

Giám định chữ là để xác định giấy tờ giả mạo, như di chúc giả, giấy vay nhận tiền giả, giấy cam kết giả v.v… Giám định chữ cũng để xem có phải là chữ viết thêm vào phần văn bản để trống hay không? Chữ viết đó của ai? Động cơ mục đích viết thêm, tình trạng tinh thần viết thêm? Giám định chữ có trường hợp cũng để phân nhóm loại mực viết nhằm làm rõ một tình tiết điều tra. Có rất nhiều lý do để giám định chữ, tuy nhiên tất cả không nằm ngoài mục đích làm rõ sự thật khách quan.

Không cứ vụ án xảy ra mới phải đi giám định chữ viết, trong thực tế có rất nhiều trường hợp cần giám định để tự biết trước ý đồ của đối phương từ đó có biện pháp đối phó phù hợp hơn, ví dụ tìm cách bổ sung thêm trong đoạn ghi âm, các giấy tờ khác hay đại loại như vậy.

Việc giả mạo giấy tờ diễn ra rất phổ biến ở các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vay nợ, đặt cọc, mua bán nhà, thậm chí cả hợp đồng và di chúc. Luật sư hình sự MTON cần nhận biết tường tận hình thức phạm tội để khôn khéo làm việc với điều tra viên cũng như độc lập thu thập chứng cứ [Ở loạt bài sau tôi sẽ phân tích về kỹ năng làm việc với điều tra viên và cách thức luật sư làm việc với cá nhân,cơ quan tiến hành tố tụng để thu thập chứng cứ].

Hình thức lừa đảo

Hình thức thể hiện là người phạm tội thường để trống dòng cuối cùng hoặc cách dòng hoặc ngắt dòng sớm để viết thêm vào phần giấy trống còn lại. Do vậy trong tất cả các giao dịch, tốt nhất chúng ta nên lập ít nhất 02 bản để lưu giữ làm mẫu đối chiếu cho cơ quan điều tra [nếu cần] sau này. Trong trường hợp không thể hay không tiện chúng ta cần gạch bỏ những khoảng trống có thể chèn chữ vào. [Hãy thận trọng, nếu không khéo có thể làm mất lòng tin đối tác do vậy chúng ta cần linh động, khéo léo, trường hợp tốt hơn nên để một người thứ ba soạn nội dung, ví dụ luật sư, sau đó hai bên cùng ký].

Nhưng hãy lưu ý, kể cả không có dòng trống trên văn bản thì đối tượng cũng có thể tẩy xóa tinh vi gây khó khăn cho hoạt động giám định hình sự. Thậm chí, chỉ thêm dấu chấm hoặc phẩy là có thể làm nghĩa của văn bản đó trái hoàn toàn.

Ví dụ: trong câu “Tài sản nhà nước dùng không được bán” người ta chỉ cần thêm dấu phẩy vào sau chữ “được” khi đó nghĩa sẽ ngược hẳn: “Tài sản nhà nước dùng không được, bán”. Rất nhiều người chúng ta đã biết tích truyện này, nhưng ít ai lưu tâm trong các giao dịch hợp đồng của chính mình.

Niềm tin

Với tôi, sự thật vẫn có “tiếng nói” của riêng nó, vì vậy nếu bạn là nạn nhân hay sự thật đang bị che giấu, bạn hãy yên tâm hy vọng. Việc giám định chữ viết để xác định có phải do cùng một người không, trên thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn hoàn toàn khả thi. Nó liên quan đến độ đậm nhạt, độ nghiêng, tính liên tục của mực có “bất thường” hay không khi phóng to trên kính hiển vi v.v…

Thông thường người phạm tội gần như không thể kiểm soát được toàn bộ các yếu tố trên, đó là căn nguyên để có thể lật tẩy được sự việc. Nếu đối tượng kiểm soát được độ đậm nhạt thì dễ mất độ nghiêng cần thiết, nếu độ nghiêng tốt cũng khó mà đảm bảo được tính liên tục, hơn nữa khi viết sau thì tốc độ phản ứng hóa học của hợp chất có trong mực vào giấy và vào không khí khác so với thời điểm viết trước. Nếu dùng máy đo có độ chính xác cao thì có thể thấy được khác nhau về độ “thấm”, độ “lão hóa” v.v… của mực, nếu đo trên bước sóng sẽ thấy đỉnh sóng khác nhau rõ nét, đây chính là cơ sở để “định vị” thật giả.

Trạng thái tâm lý của người viết ở hai thời điểm khác nhau là không giống nhau, khi sử dụng các máy có chức năng phân tích chỉ số trung bình của các yếu tố trên để so sánh người ta thường thấy sự khác nhau. Sơ qua, chúng ta có thể hình dung thế này, nếu người viết ở trạng thái bị ép buộc hoặc có cảm giác lo sợ thì chữ viết sẽ không được đều, độ đậm nhạt khác, độ liên tục khác, độ nghiêng thẳng không rõ, từng chữ có nhiều dấu hiệu bất thường, lấy tổng trung bình các thông số so với mẫu chữ bình thường của người đó sẽ khác nhau.

Ở Việt Nam có rất nhiều loại bút bi, bút mực khác nhau, nhưng đa số đều có những tỷ lệ hóa chất nhất định được trộn làm thành mực viết. Giám định viên hoàn toàn không khó để có được các mẫu mực làm phép đối chiếu nhận diện.

Phân tích như vậy để khẳng định được một điều, tội phạm hoặc những người có ý định phạm tội giả mạo, gian dối khi sử dụng chữ viết, chữ ký sẽ không bao giờ qua mặt được các giám định viên dày kinh nghiệm.

Sự thay đổi cần thiết

Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động giám định và kỹ thuật giám định hình sự ở Việt Nam chưa được đầu tư thỏa đáng cả về phương tiện, công nghệ lẫn con người. Theo tôi, nhà nước cần nhanh chóng xã hội hóa, tư nhân hóa hoạt động giám định này như đã làm với công chứng hay dịch vụ bảo vệ. Tôi cũng được biết hiện nay, dự thảo Luật giám định tư pháp đang lấy ý kiến của nhân dân, nhưng thiết nghĩ, nhà làm luật cần đưa ra các điều khoản phát huy được tính cạnh tranh, tính minh bạch và tạo nhiều thuận lợi cho cơ quan giám định tư pháp của tư nhân có quyền truy xuất thông tin cũng như các cơ hội tiếp cận nguồn tin do nhà nước quản lý ngang bằng với các tổ chức giám định tư pháp của Nhà nước, tránh vấp phải lỗi như hoạt động công chứng.

Trong dự thảo Luật giám định tư pháp tôi được xem qua, việc cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp là hợp lý nhưng các quy định cho phép tự các Văn phòng đó phát huy nội tại để cạnh tranh với cơ quan giám định tư pháp Nhà nước chưa được cụ thể. Tôi đề nghị bổ sung hoặc quy định rõ hơn các phạm trù sau:

[1] Cho phép thuê hoặc hợp tác với cá nhân hoặc tổ chức giám định tư pháp ở các nước phát triển trong một số lĩnh vực nhất định như giám định đường vân, giám định pháp y, giám định chữ viết v.v...

[2] Giảm thuế hoặc miễn thuế khi tổ chức giám định tư pháp đầu tư nhập khẩu máy, thiết bị giám định từ các nước phát triển.

[3] Cho phép thành lập ít nhất 02 cơ sở đào tạo trong nước về giám định tư pháp, kể cả có yếu tố nước ngoài.

[4] Công nhận một số cá nhân đã tốt nghiệp tại một số trường, tổ chức giám định tư pháp ở một số quốc gia phát triển [Chính phủ quy định cụ thể đó là những trường, tổ chức tên là gì, ở đâu].

[5] Luật đã ban hành phải có giá trị vận dụng ngay vào đời sống xã hội, không để tình trạng phụ thuộc vào Nghị định hướng dẫn của Chính phủ mới áp dụng được. Cần quan niệm Nghị định của Chính phủ đơn giản chỉ là văn bản do tự Chính phủ ban hành để áp dụng trong nội bộ, còn người dân chỉ cần áp dụng Luật.

Mong rằng người dân sẽ được hưởng lợi nhiều và không còn bị lệ thuộc vào tổ chức giám định công một cách bị động như trước nữa. Mong rằng luật sư khi bảo vệ thân chủ sẽ có tỷ lệ vụ án thành công cao hơn trong các vấn đề phải giám định hoặc lấy giám định làm kết quả tham khảo.

www.mton.vn 

Đến thời điểm bạn đọc bài viết trên, các văn bản pháp lý có thể đã được thay đổi theo thời gian, hơn nữa, các tình huống vụ việc sẽ không giống nhau. Hãng luật chúng tôi khuyến cáo độc giả không được tự ý áp dụng theo nội dung bài viết. Hãy tham khảo ý kiến luật sư tin cậy hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ ghi ở phần dưới cùng trang web này. Trân trọng cám ơn!

Vụ án liên quan

Tiệm vàng Tâm Phong ở Thái Nguyên - kết quả giám định chữ viết chưa đủ khởi tố?

Giám định chữ viết, chữ ký trong vụ án dân sựthủ tục cần thiết khi giải quyết vụ án dân sự để có thể xác định được một số chứng cứ trong vụ án đó là thật hay giả, có chính xác hay không. Vậy trường hợp nào sẽ thực hiện việc giám định chữ ký, chữ viết? Quy trình thực hiện như thế nào? Bài viết sau đây Long Phan PMT sẽ tư vấn khách hàng như sau.

Giám định chữ ký

Khi nào thực hiện việc giám định chữ ký, chữ viết?

Căn cứ quy định tại Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Luật giám định tư pháp 2012, việc giám định chữ ký được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định. Người yêu cầu giám định phải là đương sự trong vụ án.
  • Khi đã yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định mà Tòa án từ chối trưng cầu giám định thì người yêu cầu có quyền tự mình yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết trong vụ án dân sự.

Quyền yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết trong vụ án dân sự chỉ được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Hồ sơ yêu cầu giám định

Tại khoản 1 Điều 26 Luật giám định tư pháp 2012 quy định người yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu giám định;
  • Đối tượng giám định [Văn bản có chứa chữ ký, chữ viết cần giám định]
  • Các tài liệu, đồ vật có liên quan [nếu có]
  • Tài liệu chứng minh mình là đương sự trong vụ án dân sự.

Hồ sơ yêu cầu giám định phải đảm bảo đầy đủ các thông tin như tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định; Nội dung yêu cầu giám định; Tên và đặc điểm của đối tượng giám định; Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định; Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định…

Trình tự thực hiện giám định chữ ký, chữ viết

Trình tự thủ tục giám định chữ viết, chữ ký trong vụ án dân sự

Thẩm quyền giám định chữ ký, chữ viết

Theo Khoản 4 Điều 2 Luật giám định tư pháp 2012 quy định cá nhân/tổ chức giám định tư pháp bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.

Hiện nay, Nghị định 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 quy định các cơ quan sau có chức năng giám định tư pháp theo yêu cầu trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An bao gồm:

  • Viện pháp y quốc gia; Trung tâm pháp y tâm thần khu vực; Viện pháp y tâm thần Trung ương trực thuộc Bộ Y tế.
  • Viện pháp y Quân đội; Phòng giám định kỹ thuật hình sự trực thuộc Bộ Quốc phòng.
  • Viện Khoa học hình sự; TT giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự trực thuộc BCA.
  • Trung tâm pháp y cấp tỉnh thuộc UBND tỉnh; Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh.

Thủ tục nộp hồ sơ yêu cầu giám định

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật giám định tư pháp năm 2012 [sửa đổi, bổ sung năm 2018]

  • Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định.
  • Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định

Việc giám định chữ ký, chữ viết do người giám định thực hiện theo nguyên tắc sau:

  • Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn.
  • Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời.
  • Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định.

Quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ các nội dung:

  • Các thông tin cơ bản của vụ việc dân sự;
  • Loại hình trưng cầu giám định: lần đầu, bổ sung hay giám định lại
  • Trường hợp áp dụng là do đương sự có yêu cầu hay Tòa án xét thấy cần thiết.
  • Đối tượng cần giám định [ví dụ: đối với chữ ký của người bán trong hợp đồng mua bán tài sản hoặc đối với chữ viết trong bản di chúc do bị đơn giao nộp cho Toà án].
  • Tên, địa chỉ của tổ chức được trưng cầu giám định hoặc họ, tên và địa chỉ của người được trưng cầu giám định.
  • Những vấn đề cần giám định và các yêu cầu cụ thể cần có kết luận giám định.
  • Các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo, số lượng cụ thể, ký hiệu;Thời hạn tổ chức giám định tư pháp hoặc giám định viên được trưng cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Toà án.

>>Xem thêm: thủ tục trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự?

Chi phí cho giám định là bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Điều 36 Luật giám định tư pháp 2012 thì người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp.

Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể chi phí giám định chữ ký, chữ viết hết bao nhiêu tiền.

Luật sư tư vấn thủ tục giám định chữ ký, chữ viết

Luật sư tư vấn về thủ tục giám định chữ viết, chữ ký trong vụ án dân sự

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dân sự, luật sư Long Phan PMT sẽ giúp khách hàng các công việc có liên quan đến thủ tục này như sau:

  • Tư vấn quy định pháp luật trong việc giám định chữ viết, chữ ký theo quy định của pháp luật;
  • Tư vấn cho khách hàng thủ tục cần thực hiện khi gây tai nạn giao thông;
  • Tư vấn về chi phí phải trả khi khách hàng có yêu cầu giám định
  • Soạn thảo đơn từ, giấy tờ có liên quan
  • Đại diện khách hàng gặp gỡ cơ quan nhà nước

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp thông tin cho quý bạn đọc về Thủ tục giám định chữ viết, chữ ký trong vụ án dân sự. Nếu như bạn đọc còn thắc mắc, gặp khó khăn liên quan đến thủ tục trên hoặc cần Luật sư dân sự hỗ trợ tư vấn pháp luật dân sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Video liên quan

Chủ Đề