Nêu vị trí địa lý của châu Nam Cực vị trí địa lý đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu lục

Quan sát hình 47.1, xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực. Vị trí địa lí đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu lục?

Trả lời câu hỏiin nghiêng

[trang 140 sgk Địa Lí 7]:- Quan sát hình 47.1, xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực. Vị trí địa lí đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu lục?

Trả lời:

- Châu Nam Cực nằm ở vùng cực Nam của Trái Đất

- Do nằm ở vùng cực, nên về mùa đông đêm địa cực kéo dài, còn mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể. nên châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt.

[trang 141 sgk Địa Lí 7]:- Quan sát hình 47.2, nhận xét về chế độ nhiệt của châu Nam Cực.

Trả lời:

- Trạm Lin-tơn A-mê-ri-can: nhiệt độ cao nhất khoảng -10oC [Tháng 1], nhiệt độ thấp nhất khoảng -42oC [Tháng 9]; biên độ nhiệt trung bình năm khoảng: -32oC.

- Trạm Vô-xtốc: nhiệt độ cao nhất khoảng -38oC [Tháng 1], nhiệt độ thấp nhất khoảng -73oC [tháng 10]; biên độ nhiệt trung bình năm khoảng -35oC.

Nhìn chung nhiệt độ của châu Nam Cực quanh năm rất thấp, biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

[trang 141 sgk Địa Lí 7]:- Quan sát hình 47.3, cho biết đặc điểm nổi bật của bề mặt lục địa Nam Cực.

Trả lời:

Toàn bộ bề mặt lục địa Nam Cực bị băng phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.

[trang 142 sgk Địa Lí 7]:- Sự tan băng ở châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất như thế nào?

Trả lời:

Băng ở Nam Cực tan sẽ làm mực nước biển dâng cao, làm ngập các vùng đất thấp ven biển, nhất là các đồng bằng châu thổ dân .

Câu 1:Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.

Lời giải:

- Khí hậu:

+ Rất giá lạnh – "cực lạnh" của thế giới. Nhiệt độ quanh năm dưới – 10oC

- Địa hình: Toàn bộ lục địa bị băng phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.

+ Là vùng khí áp cao; gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, với vận tốc thường trên 69km/h. Là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.

- Sinh vật:

+ Thực vật không thể tồn tại.

+ Động vật: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và các loài chim biển, cá voi.

- Khoáng sản: giàu than đá, sắt, đồng,...

Câu 2:Tại sao châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có nhiều chim và động vật sinh sống?

Lời giải:

Chim cánh cụt, hải cẩu và hải báo có lớp mỡ dày tác dụng giữ nhiệt tốt, đồng thời chim cánh cụt, hải cẩu và hải báo, các loài chim biển sống ở ven lục địa và trên các đảo dựa vào nguồn cá, tôm và phù du sinh vật dồi dào trong các biển bao quanh.

Bài 1 trang 41 Tập bản đồ Địa Lí 7:Quan sát kĩ lược đồ bên và dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết:

Vị trí của châu Nam Cực

Vì sao lại nói châu Nam cực là châu lục lạnh nhất thế giới

Châu Nam Cực có đặc điểm nổi bật gì về:

• Gió bão

• Băng

• Động, thực vật

• Khoáng sản

Lời giải:

Vị trí của châu Nam Cực: Châu Nam Cực gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, chứa cực Nam địa lý, gần như nằm hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực.

Châu Nam cực là châu lục lạnh nhất thế giới vì: Vào năm 1967, các nhà khoa học Na Uy đã đo được nhiệt độ thấp nhất ở Nam cực là – 94,5oC.

Châu Nam Cực có đặc điểm nổi bật về:

• Gió bão: Có nhiều gió bão nhất trên thế giới, gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, vận tốc thường trên 60km/h

• Băng: Gần như toàn bộ bề mặt lục địa bị băng bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ, thể tích băng ở đây lên tới trên 35 triệu km3.

• Động, thực vật: Do khí hậu lạnh khác nghiệt nên thực vật không thể tồn tại; động vật có các loài: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, các loài chim biển, cá coi xanh,...

• Khoáng sản: Than đá, sắt, đồng.... và tiềm năng về dầu mỏ, khí tự nhiên.

Bài 2 trang 41 Tập bản đồ Địa Lí 7:Hãy cho biết vì sao một châu lục rất lạnh, khắc nghiệt mà các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới lại đến đây để thám hiểm và nghiên cứu.

Lời giải:

Một châu lục rất lạnh, khắc nghiệt mà các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới lại đến đây để thám hiểm và nghiên cứu vì:

- Nam Cực là châu lục được phát hiện muộn nhất và còn nhiều điều bí ẩn.

- Châu Nam Cực là một bộ phận của Trái Đất, sự di chuyển của khí quyển và sự thay đổi thời tiết ở Nam Cực cũng ảnh hưởng tới khí quyển toàn Trái Đất.

Mục lục

Lịch sử khám pháSửa đổi

Châu Nam Cực không có dân bản địa.[2] Trong hành trình thứ hai vào tháng 2 năm 1775, James Cook nêu lục địa cực như vậy có thể tồn tại và trong một bản nhật ký khác ông viết: "Tôi tin chắc điều này và chúng ta, còn hơn là có thể, đã nhìn thấy một phần của nó".[3]

Tuy nhiên, niềm tin về sự tồn tại của Terra Australis, một lục địa rộng lớn ở phương nam xa xôi để "cân bằng" với những miền đất phương bắc châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ, đã phổ biến từ thời Ptolemy hồi thế kỷ 1 trước CN. Thậm chí đến cuối thế kỷ 17 sau khi các nhà thám hiểm nhận ra Nam Mỹ và Australia không phải một phần của "châu Nam Cực" truyền thuyết, các nhà địa lý vẫn tin rằng lục địa này lớn hơn nhiều thực tế. Cái tên Terra Australis được trao cho Australia thay vì châu Nam Cực bởi suy nghĩ sai lầm rằng không còn khối đất đáng kể nào có thể tồn tại xa hơn ở phía nam. Nhà thám hiểm Matthew Flinders được tin là người đã phổ biến việc trao tên gọi Terra Australis cho Australia.[4]

Bản đồ của người châu Âu vẫn thể hiện vùng đất giả thuyết này cho đến khi các con tàu HMS Resolution và Adventure của James Cook vượt qua Vòng Nam Cực vào ngày 17 tháng 1 năm 1773, tháng 12 năm 1773 và tháng 1 năm 1774.[5] Cook đã tiến đến còn cách bờ biển châu Nam Cực khoảng 120km trước khi quay về vì gặp đồng băng vào tháng 1 năm 1773.[6]

Vào năm 1820 các con tàu chỉ huy bởi Fabian Gottlieb von Bellingshausen, Edward Bransfield, và Nathaniel Palmer đã trông thấy châu Nam Cực hoặc thềm băng của nó.[7][8][9]

Chuyến thám hiểm Nam Cực đầu tiên của người Nga do Bellingshausen và Mikhail Lazarev dẫn đầu trên con tàu chiến 985 tấn Vostok [phương Đông] và tàu hỗ trợ 530 tấn Mirny [Hòa Bình] đã đến điểm cách vùng đất Queen Maud 32km và trông thấy một thềm băng tại 69°21′28″N 2°14′50″T vào ngày 27 tháng 1 năm 1820, đó ngày nay là thềm băng Fimbul.[10][11] Ba ngày sau Bransfield trông thấy phần đất của bán đảo Trinity. Thợ săn hải cẩu người Mỹ John Davis được ghi chép là người đầu tiên đặt chân lên châu Nam Cực, có vẻ tại vịnh Hughes, gần mũi Charles, Tây Nam Cực vào ngày 7 tháng 2 năm 1821, dù vậy một số nhà sử học nghi ngờ thông tin này.[12][13] Lần đổ bộ đầu tiên được ghi nhận và xác thực là tại mũi Adair vào năm 1895 bởi một con tàu săn cá voi Thụy Điển-Na Uy.[14]

Vào ngày 22 tháng 1 năm 1840, hai ngày sau khi khám phá bờ biển phía tây quần đảo Balleny, một số thành viên đoàn thám hiểm 1837–40 của Jules Dumont d'Urville đã đặt chân lên hòn đảo cao nhất trong nhóm đảo đá ven biển nằm cách mũi Géodésie thuộc vùng đất Adélie 4km.[15] Tại đó họ lấy một số mẫu động vật, tảo, khoáng vật, giương cờ Pháp và tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.[16]

  • Người Pháp khám phá và khẳng định chủ quyền trên vùng đất Adélie vào năm 1840.

  • Tranh về chuyến thám hiểm lần hai của James Weddell vào năm 1823, miêu tả hai con thuyền Jane và Beaufroy

  • Nhóm đi về phương nam trong cuộc thám hiểm Nimrod [trái sang phải]: Wild, Shackleton, Marshall và Adams

Nhà thám hiểm James Clark Ross băng qua biển Ross và khám phá ra đảo Ross [cả hai đều mang tên ông] vào năm 1841. Ross đã đi tàu men theo một tường bằng khổng lồ mà sau này được đặt tên là thềm băng Ross. Núi Erebus và Terror mang tên hai con tàu Ross sử dụng trong chuyến đi: HMS Erebus và Terror.[17] Mercator Cooper đặt chân lên Đông Nam Cực vào ngày 26 tháng 1 năm 1853.[18]

Trong chuyến thám hiểm Nimrod do Ernest Shackleton dẫn đầu vào năm 1907, đoàn của Edgeworth David đã lần đầu tiên leo núi Erebus và đến cực từ nam. Shackleton cùng ba thành viên khác đã tiên phong làm một số điều trong thời gian từ tháng 12 năm 1908 đến tháng 2 năm 1909: những người đầu tiên đi qua thềm băng Ross, qua dãy Transantarctic [đường sông băng Beardmore], và đặt chân lên cao nguyên Nam Cực. Nhà thám hiểm người Na Uy Roald Amundsen cùng đoàn thám hiểm của mình với con tàu Fram đã lần đầu tiên đến Cực Nam địa lý vào ngày 14 tháng 12 năm 1911 theo tuyến đường từ vịnh Whales đến sông băng Axel Heiberg.[19] Một tháng sau đoàn thám hiểm người Anh cũng đến cực nam.

Richard E. Byrd dẫn đầu một vài chuyến du hành đến vùng Nam Cực bằng máy bay trong những năm 1930 và 1940. Ông được cho là đã dùng phương tiện cơ giới vận chuyển trên lục địa và tiến hành nghiên cứu sinh học, địa chất sâu rộng.[20] Caroline Mikkelsen là phụ nữ đầu tiên đặt chân lên một hòn đảo Nam Cực vào năm 1935 và Ingrid Christensen là phụ nữ đầu tiên đặt chân lên lục địa châu Nam Cực vào năm 1937.[21][22][23][24]

Mãi đến ngày 31 tháng 10 năm 1956 con người mới lại đặt chân lên Cực Nam, đó là một đội lính hải quân Mỹ do đề đốc George J. Dufek chỉ huy đã hạ cánh thành công một chiếc máy bay xuống đây.[25] Pam Young, Jean Pearson, Lois Jones, Eileen McSaveney, Kay Lindsay và Terry Tickhill là những phụ nữ đầu tiên chạm chân đến Cực Nam vào năm 1969.[26]

Vào ngày 28 tháng 4 năm 1979, máy bay McDonnell Douglas DC-10-30 trong chuyến bay 901 của Air New Zealand đã rơi xuống núi Erebus khiến toàn bộ 257 người trên máy bay thiệt mạng.[27]

Vào mùa hè Nam Bán cầu 1996-97 nhà thám hiểm người Na Uy Børge Ousland đã trở thành người đầu tiên vượt châu Nam Cực một mình từ bờ biển này sang bờ biển khác.[28] Ousland có diều trợ giúp [lợi dụng sức gió để kéo đi]. Mọi nỗ lực băng qua từ chuẩn rìa lục địa nơi băng giáp biển mà không có diều hay tiếp tế đều thất bại do khoảng cách lớn.[29] Với lần vượt này, Ousland còn giữ kỷ lục cho hành trình không hỗ trợ nhanh nhất đến Cực Nam, chỉ 34 ngày.[30]

  • Roald Amundsen và đồng đội ngắm nhìn lá cờ Na Uy tại Cực Nam, 1911

  • Trạm Dumont d'Urville của Pháp là một ví dụ về sự định cư của người hiện đại ở châu Nam Cực

  • Vào năm 1997 Børge Ousland trở thành người đầu tiên vượt châu Nam Cực một mình

Video liên quan

Chủ Đề