Muốn điều chế các kim loại mạnh như kim loại kiềm kiềm thổ thi dùng phương pháp

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần VỊ TRÍ, CẤU TẠO, TÍNH CHẤT, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Bạn đang xem: Điều chế kim loại kiềm thổ



1. Vị trí trong bảng tuần hoàn

- Kim loạikiềmthổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn.

- Thành phần: Beri [Be]; Magie [Mg]; Canxi [Ca]; Stronti [ Sr]; Bari [Ba]; Rađi [Ra] [Rađi là nguyên tố phóng xạ không bền].

2. Cấu tạo và tính chất của kim loại kiềm thổ

Nguyên tố

Be

Mg

Ca

Sr

Ba

Cấu hình electron

2s2

3s2

4s2

5s2

6s2

Bán kính nguyên tử [nm]

0,089

0,136

0,174

0,191

0,220

Năng lượng ion hóa I2[kJ/mol]

1800

1450

1150

1060

970

Độ âm điện

1,57

1,31

1,00

0,95

0,89

Thế điện cực chuẩn E◦M2+/M[V]

-1,85

-2,37

-2,87

-2,89

-2,90

Mạng tinh thể

Lục phương

Lập phương tâm diện

Lập phương tâm khối

* Lưu ‎ý:

- Be tạo nên chủ yếu những hợp chất trong đó liên kết giữa Be với các nguyên tố khác là liên kết cộng hóa trị.

- Ca, Sr, Ba và Ra chỉ tạo nên hợp chất ion.

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

- Màu sắc: kim loại kiềm thổ có màu trắng bạc hoặc xám nhạt.

- Một số tính chất vật lý quan trọng của kim loại kiềm thổ:

Nguyên tố

Be

Mg

Ca

Sr

Ba

Nhiệt độ nóng chảy [◦C]

1280

650

838

768

714

Nhiệt độ sôi [◦C]

2770

1110

1440

1380

1640

Khối lượng riêng [g/cm3]

1,85

1,74

1,55

2,6

3,5

Độ cứng [lấy kim cương = 10]

2,0

1,5

1,8

* Nhận xét:

- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp [trừ Be]và biến đổi không theo một chiều. Vì các nguyên tố có cấu trúc tinh thể khác nhau

+ Be, Mg, Caβcó mạng lưới lục phương.

+ Caαvà Sr có mạng lưới lập phương tâm diện;

+ Ba lập phương tâm khối.

- Độ cứng: kim loại kiềm thổ mềm nhưng cứng hơn kim loại kiềm, [Độ cứng biến đổi không dần đều vì cấu trúc mạng tinh thể khác nhau: Be cứng nhất có thể vạch được thủy tinh; Ba chỉ hơi cứng hơn chì].

- Khối lượng riêng: tương đối nhỏ, nhẹ và tăng dần từ Be→Ba.

III.TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

* Nhận xét:

-Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh nhưng kém hơn so với kim loại kiềm.

- Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng từ Be → Ba.

M → M2+ +2e

1. Tác dụng với phi kim

a. Tác dụng với oxi:

- Khi đốt nóng trong không khí, các kim loại kiềm thổ đều bốc cháy tạo oxit, phản ứng phát ra nhiều nhiệt.

Xem thêm: Bruh Bruh Lmao Là Gì - Ý Nghĩa Của Dark Meme, Bruh, Bủh Bủh Lmao Ra Sao

Ví dụ: 2Mg + O2→2MgO

* Lưu ý:

-Bảo quản kim loại kiềm thổ trong bình rất kín hoặc dầu hỏa khan vì trong không khí ẩm Ca, Sr, Ba tạo nên lớp cacbonat [phản ứng với không khí như oxi].

b. Tác dụng với các phi kim khác

- Khi đun nóng, tất cả các kim loại kiềm thổ tương tác mãnh liệt với halogen, nitơ, lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic.

Ví dụ:Ca + Cl2→ CaCl2

Mg + Si→ Mg2Si

2.Tác dụng với axit

a. Tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4[l]:

- Kim loại kiềm thổ khử ion H+thành H2

Mg + 2H+→ Mg2++ H2

b.Tác dụng với dung dịchHNO3

- Kim loại kiềm thổ khử N+5thành các hợp chất mức oxi hoá thấp hơn.

M + HNO3→ M[NO3]n+{NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3}+ H2O

Ví dụ:4Ca + 10HNO­3[l] → 4Ca[NO3]2+ NH4NO3+ 3H2O

c.Tác dụng với dung dịchH2SO4đđ:

- Kim loại kiềm thổ khửS+6thành các hợp chất mức oxi hoá thấp hơn.

M +H2SO4đặc, nóng → M2[SO4]n+{SO2, S, H2S}+ H2O

Ví dụ:4Mg + 5H2SO4[đặc]→4MgSO4+ H2S + 4H2O

3. Tác dụng với nước

- Be không tan trong nước dù ở nhiệt độ cao vì có lớp oxit bền bảo vệ. Nhưng Be có thể tan trong dung dịch kiềm mạnh hoặc kiềm nóng chảy tạo berilat:

Be + 2NaOH + 2H2O → Na2 + H2

Be + 2NaOH[nóng chảy]→ Na2BeO2+ H2

- Mg không tan trong nước lạnh, tanchậmtrong nước nóng tạo thành dung dịch bazơ yếu

Mg + 2H2O → Mg[OH]2 + 2H2↑

* Lưu ý: Mg tác dụng mãnh liệt với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành MgO

Mg + H2O → MgO + H2↑

- Ca, Sr, Ba tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch bazơ:

Ba + 2H2O → Ba[OH]2+ H2↑

IV.ĐIỀU CHẾỨNG DỤNG

1.Điều chế kim loại kiềm thổ

- Trong tự nhiên, kim loại kiềm thổ chỉ tồn tại dạng ion M2+trong các hợp chất.

- Phương pháp cơ bản là điện phân muối nóng chảy của chúng.

Ví dụ:CaCl2→ Ca + Cl2↑

MgCl2→ Mg + Cl2↑

- Một số phương pháp khác:

+ Dùng than cốc khử MgO; CaO từ đolomit bằng febositic [hợp chất Si và Fe ] ởnhiệt độ caovàtrong chân không.

MgO + C → Mg + CO

CaO + 2MgO + Si → 2Mg + CaO.SiO2

+ Dùng nhôm hay magie khử muối của Ca, Sr, Ba trong chân không ở 1100◦C→1200◦C.

2Al + 4CaO → CaO.Al2O3+ 3Ca

2Al + 4SrO → SrO. Al2O3+ 3Sr

2Al + 4BaO → BaO. Al2O3+ 3Ba

2.Ứng dụng

- Kim loại Be: làm chất phụ gia để chế tạo hợp kim có tính đàn hồi cao, bền, chắc, không bị ăn mòn.

- Kim loại Ca: dùng làm chất khử để tách oxi, lưu huỳnh ra khỏi thép, làm khô 1 số hợp chất hữu cơ.

- Kim loại Mg có nhiều ứng dụng hơn cả: tạo hợp kim có tính cứng, nhẹ, bền để chế tạo máy bay, tên lửa, ôtô… Mg còn được dùng để tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ. Bột Mg trộn với chất oxi hóa dùng để chế tạo chất chiếu sáng ban đêm dùng trong pháo sáng, máy ảnh.

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng


LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

ĐÀO TẠO NTIC


Chuyên mục: Kiến thức thú vị

Môn Hóa - Lớp 12


Câu hỏi:

Phương pháp chung dùng để điều chế kim loại kiềm và kiềm thổ trong dung dịch là

  • A Điện phân dung dịch.       
  • B Điện phân nóng chảy.      
  • C Nhiệt luyện.                  
  • D Thủy luyện.

Phương pháp giải:

Lý thuyết điều chế kim loại

Phương pháp điều chế kim loại:

*Phương pháp điện phân:

+ Điện phân nóng chảy: điều chế các KL kiềm, kiềm thổ, nhôm

+ Điện phân dung dịch: điều chế các kim loại hoạt động trung bình hoặc yếu [KL đứng sau Al]

*Phương pháp thủy luyện [dùng KL mạnh đẩy KL yếu ra khỏi muối]: điều chế các kim loại có tính khử trung bình yếu

*Phương pháp nhiệt luyện [dùng những chất khử mạnh như CO, H2, C để khử oxit KL]: điều chế những KL đứng sau Al

Lời giải chi tiết:

Để điều chế các kim loại kiềm và kiềm thổ ta sử dụng phương pháp điện phân nóng chảy.

Đáp án B


Quảng cáo

Câu hỏi trước Câu hỏi tiếp theo


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2022 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề