Mục tiêu có tác dụng thúc đẩy và hướng dẫn chúng ta đi đến thành công

Mục tiêu SMART giúp bạn định hướng rõ ràng lộ trình làm việc nhằm tối ưu hóa kết quả đạt được. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Mục tiêu SMART là gì. Để giúp bạn đọc tiếp cận gần hơn với nguyên tắc SMART trong thiết lập mục tiêu, TopCV sẽ giải thích và đưa ra ví dụ trực quan tại bài viết sau.

1. Mục tiêu SMART là gì?

Trong quá trình học tập và làm việc, con người luôn phải đặt mục tiêu cho bản thân. Điều này không chỉ tăng tính chủ động mà còn là thước đo đánh giá sự tiến bộ của bản thân. Hiện nay, có rất nhiều nguyên tắc xây dựng mục tiêu khác nhau. Nổi bật phải kể đến là nguyên tắc SMART. Vậy mục tiêu SMART là gì? Hiểu đơn giản tiêu chí SMART có sự kết hợp của năm yếu tố là: Specific, Measurable, Attainable, Relevant, Time-Bound. Cụ thể: 

Specific - Tính cụ thể

Mục tiêu của bạn càng lớn thì càng cần sự cụ thể. Không nên đặt mục tiêu một cách mơ hồ, chung chung. Ví dụ, trong trường hợp bạn muốn giảm cân. Thay vì "tôi sẽ giảm cân" hãy đặt mục tiêu "tôi sẽ chạy bộ mỗi ngày". Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mục tiêu càng rõ ràng thì sự khả thi càng cao. Khi xác định rõ mình muốn gì, bạn sẽ biết mình cần làm gì để đạt được điều đó. 

Thuật ngữ Mục tiêu SMART là gì?

Measurable - Đo lường

Một dự án có thành công hay không phụ thuộc vào khả năng đo lường. Tức là khi xây dựng mục tiêu theo nguyên tắc SMART, bạn phải đưa mục tiêu gắn với con số cụ thể. Ví như bạn muốn kỳ thi TOEIC sắp tới sẽ đạt điểm cao, vậy "điểm cao" là bao nhiêu? 800? 900? 990?? thế nào là cao đối với bạn? Đưa ra những con số giúp tăng sức nặng, thúc đẩy tinh thần cố gắng.  

Attainable - Khả năng thực hiện

Bạn nên đặt những mục tiêu có khả năng thực hiện được ứng với năng lực của bản thân. Quay lại với bài toán giảm cân, không nên đặt mục tiêu chạy bộ mỗi ngày 2h khi sức chỉ có thể chạy 1h. Hãy chia thành nhiều mục tiêu nhỏ, ví dụ tuần đầu chạy 1h, tuần tiếp theo 1h15 phút,...cứ như vậy bạn sẽ đạt được mục tiêu ban đầu khi hoàn thành các mục tiêu nhỏ. 

Relevant - Tính thực tế

Tính thực tế cũng tương đồng với khả năng thực hiện. Hãy tính toán đến các yếu tố để tăng tính thực tế cho mục tiêu như: kinh phí thực hiện, nhân lực, nguồn vốn, thời gian,...Ví dụ bạn muốn đi du lịch Châu Âu thì mục tiêu SMART là gì? Đó chính là mục tiêu về tài chính cá nhân, chi phí đi lại, ăn ở, sức khỏe hiện tại,...

Nguyên tắc SMART trong thiết lập mục tiêu là tính thực tế

Time bound - Khung thời gian

Thời gian thực hiện sẽ ảnh hưởng đến khả năng thành công đồng thời là đòn bẩy thúc đẩy sự nỗ lực của bạn. Ví dụ khi muốn giảm cân, hãy xác định bạn sẽ giảm bao nhiêu cân trong bao lâu. Xây dựng khung thời gian thực hiện còn tăng tính kỷ luật. Bạn có thể điều chỉnh thời gian sao cho hợp lý để mục tiêu nhanh chóng hoàn thành.

>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng quản lý thời gian là gì? Những phương pháp quản lý thời gian hiệu quả nhất

2. Một vài ví dụ về mục tiêu SMART

Những ứng dụng trong cuộc sống của mục tiêu SMART là gì? Một vài ví dụ về mục tiêu SMART để cải thiện cuộc sống bạn có thể tham khảo là:

  • Học ngoại ngữ 30 phút/ngày, 6 ngày/tuần: Đưa ra thời gian cụ thể thực hiện nghiêm túc việc học tập sẽ giúp bạn biết được khả năng thực hiện của bản thân và đánh giá độ hiệu quả.
  • Thuyết trình trước đám đông: Hãy tìm hiểu về những chủ đề và chuẩn bị PowerPoint cho những buổi thuyết trình mà bạn sắp tham gia. Diễn tập liên tục với sự nghiêm túc, bạn sẽ mang đến những buổi thuyết trình thú vị
  • Xây dựng mối quan hệ xã hội: Đặt mục tiêu tham dự 3-5 buổi gặp gỡ, giao lưu với đồng nghiệp, đối tác vào các tháng hoặc quý. Bạn sẽ có thêm nhiều mối quan hệ tăng cơ hội phát triển bản thân.
  • Ngủ sớm dậy sớm: Đặt mục tiêu ngủ vào 12h và thức dậy vào 5h sáng. Hãy dùng quỹ thời gian một cách thông minh, thói quen tốt sẽ giúp bạn có sức khỏe tuyệt vời
  • Lên kế hoạch công việc: Xác định lịch trình làm việc mỗi ngày giúp bạn tránh được sự cố phát sinh bất ngờ. Lên kế hoạch cho công việc theo mục tiêu SMART là gì? Chính là sự cụ thể trong khung giờ như: giờ nào gửi báo cáo, giờ nào họp bộ phận, giờ nào đi khảo sát thị trường...
  • Chữa chứng nghiện mạng xã hội: Đặt ra quy định mỗi ngày online facebook 1-2h và dành thời gian để làm những công việc khác.
Những ví dụ về mục tiêu SMART

Khi đã thiết lập được mục tiêu SMART và nghiêm túc thực hiện, bạn sẽ thu về những trái ngọt bởi sự cố gắng của bản thân, chất lượng cuộc sống sẽ ngày một tốt hơn. 

3. Cách đặt mục tiêu SMART

Khi đã biết mục tiêu SMART là gì bạn có thể tự xây dựng một mô hình cụ thể. Cách đặt mục tiêu SMART là bám sát vào 5 yếu tố Specific, Measurable, Attainable, Relevant và Time-Bound. Cụ thể như sau:

  • Định hướng mục tiêu: Hãy xác định bạn đang muốn gì,. Khi xác định mục tiêu hãy cân nhắc đến tính khả thi và thực tế đồng thời có thời gian thực hiện. Tuân theo từng quy tắc của S, M, A, R, T đồng thời bám sát mục tiêu.
  • Viết ra giấy: Cách tạo động lực hiệu quả chính là viết những gì bạn muốn đạt được ra giấy. Cách viết mục tiêu nghiên cứu theo SMART là viết theo thứ tự ưu tiên, từ mục tiêu lớn đến mục tiêu nhỏ. Hãy dán ở bất cứ đâu mà bạn có thể nhìn thấy. Điều này thôi thúc bạn thực hiện.
  • Xây dựng kế hoạch thực hiện: Hãy chia nhỏ mục tiêu thành từng giai đoạn thực hiện và phương pháp thực hiện chúng. Bạn nên xây dựng kế hoạch theo ngày/tuần/tháng/quý.
Hướng dẫn cách đặt mục tiêu theo mô hình SMART

Cách xây dựng mục tiêu theo nguyên tắc SMART rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ. Khi thực hiện mục tiêu, bạn phải liên tục kiểm tra để biết tiến độ đang như thế nào, có thể rút ngắn thời gian thực hiện hay không và cần có những thay đổi nào để tối thiểu hóa thời gian thực hiện. 

4. Kết luận

Xác định mục tiêu là điều tối quan trọng quyết định sự thành công của bất kỳ dự án nào. Mục tiêu không những tạo ra động lực mà còn khiến quá trình thực hiện trở nên thuận lợi hơn. Thiết lập mục tiêu SMART là phương án thông minh giúp bạn quản lý thời gian thực hiện mục tiêu. Không chỉ có nhà quản trị mà chính nhân viên cũng là cũng là đối tượng nên xác lập mục tiêu theo phương thức SMART. Với một quỹ thời gian như nhau, khi áp dụng phương pháp SMART bạn có thể hoàn thành mục tiêu trong thời gian mong muốn. 

Hy vọng thông qua những chia sẻ của chúng tôi về câu hỏi “Mục tiêu SMART là gì?”, bạn sẽ có thêm những kiến thức thú vị. Khi đã xác định được mục tiêu SMART việc bạn cần làm chỉ là lên phương án cụ thể và áp sát thực hiện, kết quả thu về sẽ khiến bạn hài lòng.

>>  Khám phá thêm những việc làm tốt nhất với đãi ngộ xứng đáng trên TopCV

Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA.
Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.

“Người không có mục tiêu cũng giống như con tàu không có bánh lái.” [A man without a goal is like a ship without a rudder.] _ Thomas Carlyle

Lập mục tiêu là bước chân đầu tiên để đi đến thành công

Thiết lập mục tiêu chính là sự chỉ dẫn cho ta hành động, là bí quyết của sự thành công. “Mục tiêu gì là không quan trọng, điều quan trọng là bạn phải có mục tiêu”. Một khi đánh mất mục tiêu có nghĩa là mất phương hướng. Người ta thường cảm thấy sung sướng hạnh phúc khi đang thực hiện một điều gì đó hơn cả khi đã đạt được nó.

Mục tiêu là thứ giúp chúng ta tồn tại và đi mãi trên những đoạn đường đời. Một khi chúng ta mất mục tiêu, mất phương hướng thì chúng ta trở nên tiêu cực, mất hứng thú, không biết phải làm gì.

Nhà tâm lý học Ken Loughnan đã nói: “Nếu không biết mình đang đi đâu thì mọi ngọn gió đưa đẩy con thuyền đều là ngọn gió đúng và nếu bạn cứ đi theo mọi hướng gió thì thuyền của bạn sẽ chạy lòng vòng”.

Có thể lấy ví dụ minh họa về tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu trong cuộc sống: Như khi xem 1 trận bóng đá; điều gì sẽ xảy ra khi trận bóng này hoàn toàn không có khung thành? Lúc này các cầu thủ trên sân có thể di chuyển, có thể có những pha phối hợp đẹp mắt. Nhưng chắc chắn một điều rằng: Trận đấu này sẽ nhàm chán cho cả khán giả lẫn chính các cầu thủ. Vì khi không có khung thành, các cầu thủ sẽ không có mục tiêu để thi đấu; khán giả sẽ không có mục tiêu để thưởng thức.

Tham khảo thêm  RA QUYẾT ĐỊNH - BÀI HỌC TỪ CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN DAEWOO

Một mục tiêu có thể là mục tiêu trước mắt, ngắn hạn, trung hạn hoặc mục tiêu dài hạn:

– Trước mắt: Trong vòng 1 – 2 tháng;

– Ngắn hạn: Trong vòng 1 năm;

– Trung hạn: Trong vòng 3 năm;

– Dài hạn: Trong vòng 5 năm.

– Mục tiêu có thể dài hơn 5 năm, nhưng khi đó nó có thể gần như trở thành mục tiêu cuộc đời.

Đặt ra mục tiêu cho bản thân là điều rất quan trọng. Nếu không, tầm nhìn của bạn sẽ bị hạn chế. Mục tiêu sẽ dễ đạt hơn nếu nó được chia nhỏ ra [thành các mục tiêu có thời hạn ngắn hơn] và lần lượt thực hiện. “Đường đời tính bằng dặm thì rất khó, nhưng tính bằng mét thì lại là dễ dàng.” [Gean Gordon].

Kế hoạch là công cụ giúp bạn thực hiện mục tiêu

Vào năm 1953, Trường Đại học Yale [top 3 đại học tốt nhất nước Mỹ] khởi đầu một nghiên cứu đặc biệt. Số sinh viên sắp tốt nghiệp được yêu cầu cho biết: “Bạn có mục tiêu cụ thể nào cho cuộc sống sau khi tốt nghiệp?”. Kết quả thống kê không khỏi làm chúng ta bất ngờ.

  • 3% sinh viên trả lời:  có đặt ra mục tiêu về công việc, sự nghiệp, thu nhập… cho 15-20 năm sau;
  • 97% sinh viên trả lời – họ không đặt ra mục tiêu cho bản thân mình, tới đâu hay tới đó, chuyện gì tới sẽ tới theo kiểu “nước chảy bèo trôi”

Tham khảo thêm  CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NHÓM LÀM VIỆC HIỆU QUẢ.

20 năm sau [1973], Đại Học Yale đo lường kết quả thực nghiệm từ nhóm sinh viên này. Kết quả thật sự gây bất ngờ kho tổng thu nhập của 3% số sinh viên có đặt mục tiêu đạt gấp 3 lần tổng thu nhập của 97% số còn lại.  Phải chăng đấy chỉ là một trường hợp cá biệt, một sự trùng hợp ngẫu nhiên về việc mục tiêu sẽ ảnh hưởng đễn cuộc đời của chúng ta? Câu trả lời là không.

Vào 1979, Trường Kinh doanh Harvard lặp lại nghiên cứu tương tự với nghiên cứu sinh tốt nghiệp MBA. Kết quả là:

  • 3% trả lời họ có viết mục tiêu rõ ràng trên giấy;
  • 13% trả lời, họ có đặt mục tiêu nhưng không viết ra;
  • 84% không đề ra mục tiêu cho cuộc đời mình

10 năm sau, vào năm 1989, kết quả thực nghiệm cho thấy nhóm 13% có thu nhập bình quân gấp đôi người thuộc nhóm 84%; nhóm 3% có thu nhập bình quân gấp 10 lần so với 97% còn lại. Kết quả này lại một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc sống có Tầm nhìn, có mục tiêu trong cuộc đời.

Ở khía cạnh cá nhân, có thể hình dung việc không xác định được mục tiêu cho mình cũng giống như khi bạn lên một chiếc taxi nhưng không nói được với tài xế bạn muốn đi đâu, điều đó sẽ làm bạn tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian và công sức. Vì thế, đặt mục tiêu là việc làm cần thiết trong cuộc sống mỗi người chúng ta. Mục tiêu được sử dụng hầu hết bởi các doanh nhân thành đạt trong mọi lĩnh vực. Thiết lập mục tiêu cho bạn tầm nhìn dài hạn và động lực ngắn hạn. Nó tập trung kiến thức của bạn, giúp bạn tổ chức thời gian và nguồn lực để có thể tận dụng tối đa vào cuộc sống. Bạn cũng sẽ nâng cao sự tự tin khi nhận ra khả năng của mình trong việc đạt được những mục tiêu. Đây cũng là quá trình mạnh mẽ để suy nghĩ về ý tưởng, thúc đẩy bản thân để biến tầm nhìn tương lai thành hiện thực. Quá trình thiết lập mục tiêu giúp định vị được điều bạn muốn. Khi biết chính xác, nhất định bạn sẽ nổ lực hết mình để hoàn thành.

Tham khảo thêm  5 YẾU TỐ TẠO NÊN MỘT QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ

Trong kinh doanh, có một thực tế là nhiều doanh nghiệp Việt Nam đưa ra chiến lược theo kiểu làm đến đâu sửa đến đó. Cách làm này cũng có thể mang lại thành công, nhất là trong môi trường kinh doanh nhiều biến động như Việt Nam. Nhưng thiếu một tầm nhìn dài hạn khiến doanh nghiệp chỉ “luẩn quẩn” trong một quy mô nhỏ hẹp, khó có thể bứt phá, dẫn dắt thị trường. Trong khi đó, Một người lãnh đạo có chủ đích, có tầm nhìn sâu sắc và dài hạn trong công việc sẽ luôn tạo ra những nguồn năng lượng tích cực thúc đẩy tổ chức và các cá nhân tiến về phía trước.

Đây là ý kiến cá nhân, tôi là học sinh lớp 10, nên bản thân không có cái nhìn sâu rộng hơn được. Xin bạn hãy dành chút thời gian quý báu để đưa ra lời nhận xét.

Đã bao lần bạn mất phương hướng, chán nản, ngồi trong góc phòng lặng lẽ, suy nghĩ về điều giúp cuộc sống được tốt? Điểm khác nhau giữa người thành công và người thất bại là tư duy. Người thành công luôn dành thời gian suy nghĩ, nghiềm ngẫm những điều quan trọng cần phải làm, tận dụng tốt những thứ xung quanh và đạt được điều bản thân mong muốn. Trong khi đó, người thất bại luôn nhắm đôi mắt lại, cứ thế mà đâm đầu về phía trước dù chả biết mình muốn có được điều gì. Thay vì dành thời gian để xây cầu, họ lại dùng toàn sức mà bộc phát hết vào cú nhảy- điều tiếp theo xảy ra ắc hẳn bạn đã biết. Qua đó, ta thấy được ý nghĩa to lớn của việc xác lập mục tiêu. Những điều mà nó mang tới mỗi con người.

Bản chất mục tiêu là một điều cụ thể, là một dự định, một ý tưởng về tương lai, một mong muốn của một cá nhân hay một nhóm người đã hình dung ra, lên kế hoạch và cố gắng đạt được nó. Để thực hiện mục tiêu, bạn trải qua nhiều trông gai- thứ bạn nhận được sẽ tương xứng với công sức đã dành ra. Mục tiêu rõ ràng sẽ là chìa khóa mở của tương lai, bởi vì mỗi một ngày trôi qua sẽ càng tiến gần hơn, và cảm xúc hạnh phúc khi đạt được chính là điều tạo nên cuộc sống

Paulo Coelho từng viết: " Khi bạn khao khát một điều gì đó, cả vũ trũ sẽ kết hợp lại giúp bạn đạt được nó.". Chị tôi, Ngọc đã ấp ủ về công việc mơ ước, chăm chỉ cố gắng hướng tới dự định từ lúc còn học lớp 11, sau khi tốt nghiệp cấp 3, chi đã quyết định lựa chọn việc đi du học. Khi về nước, chị đã được nhận vào một công ty lớn, và sống hạnh phúc với hằng mong muốn, tuy bận rộn, nhưng vẫn dành thời gian thường xuyên trò chuyện cùng tôi, kể lại những việc thường ngày với sếp, đồng nghiệp. Vậy còn nếu không lập mục tiêu sẽ ra sao? Tất nhiên, bạn sẽ vẫn lờ đờ trôi giữa biển người, bao biện về cho hành động của bản thân rồi lại than trách rằng cuộc đời thật khó khăn và lạnh lùng.

Như trường hợp của chị Ngọc- đã có được một cuộc đời thật ý nghĩa . Tôi luôn quan niệm rằng cuộc đời là một cuộc phiêu lưu, mà việc xác định được mục tiêu sẽ cho bạn một tuổi thanh tươi đẹp. Sẵn sàng dốc sức kiên trì học tập, tự hào về sự cố gắng, nghị lực, trải qua những khó khăn để có được thứ mong muốn. Khi nói đến đây, nhiều người sẽ phản đối tôi ngay lập tức, và nói: "Học không chơi đánh rơi tuổi trẻ", Tôi cá rằng khi cận kề cái chết, bạn tự trách không chịu cố gắng, hỏi hàng nghìn câu hỏi tại sao, đem theo toàn bộ điều tiếc nuối của kiếp xuống mộ. Điều tất yếu của việc xác định mục tiêu là phát huy được bản thân. Ta phải tiếp tục cất bước trên đôi giày cũ, dù mọi người có nói như thế nào, điều đó không còn quan trọng. Mà hơn hết, chính đôi giày đó có khi lại giúp ta khám phá những con người quan trọng, những chân trời mới cần khám phá. Khi một học sinh đặt mục tiêu đạt "Học sinh giỏi" cả năm, với ý chí kiên định đã hình thành thói quen chăm chỉ học tập; tư duy phát triển tạo ra sự khác biệt dần về năng lực đối với những học sinh nhàn nhạ, học cho qua môn. Những tác động của mục tiêu thật tuyệt vời! Vậy làm thế nào để ta có thể xây dựng được một mục tiêu, và điều gì giúp nó mãi được duy trì? Phải xác định rõ ràng mục tiêu, lập kế hoạch có khoa học, phân bố thời gian hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả làm việc, chăm sóc bản thân. Tôi luôn xây dựng kế hoạch ngày mới bằng phương pháp ABCDE nhằm tiết kiệm tối đa thời gian, làm việc hiệu quả: A là những phải làm, B là những việc nên làm, C là những việc làm thì tốt, D là ủy quyền việc lại cho người khác, và E chính là những việc không làm. Phương pháp mang lại hiệu quả rất tích cực, giải quyết vấn đề chí mạng là "sao nhãng". Bản thân mục tiêu được xây dựng dựa trên sự nỗ lực phấn đấu, thay đổi bản thân ngày càng tốt hơn. Tuy vậy, ta dễ bị cám dỗ buông bỏ và chọn con đường an toàn, bỏ đi mục tiêu và biện minh " Tôi đã làm hết sức mình rồi" nhưng lại không chịu thúc đẩy bản thân đến giới hạn, đổ lỗi do những người xung quanh, nên đã làm cho tiềm năng ngừng phát triển. Muốn giữ được mục tiêu, bạn phải nghĩ rằng bản thân cảm nhận được gì sau khi hoàn thành, nó sẽ giúp gì đến cho tương lai?- Tôi luôn nghĩ, công sức mình bỏ ra chính là vì hạnh của người thân, dẫn họ đến nhà hàng dùng bữa thịnh soạn, thực hiện ước mơ mà mẹ tôi đã buộc phải chôn vùi khi sinh ra tôi. Tất cả đều khiến tôi càng có thêm sức mạnh.

Sau tất cả những điều đã trải qua, tôi nghĩ mỗi con người cơ bản thì ai cũng như nhau, chỉ khác nhau ở việc kiên trì, mạnh dạn bước đi. Việc xác lập mục tiêu là vô cùng cần thiết: rèn luyện và nâng cao tinh thần, hướng đến tương lai tốt đẹp. Những người không thực hiện thì chỉ phí công vô ích, lãng phí lượng lớn thời gian.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề