Mẹo đi giày cao gót không đau ngón chân

Đi giày bị đau ngón chân là tình trạng gặp phải của rất nhiều nam giới. Một đôi giày tây nếu sử dụng không đúng cách sẽ làm các ngón chân cái, chân út bị chèn ép gây khó chịu. Tham khảo ngay một số mẹo trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn khắc phục triệt để tình trạng này.

Nội dung bài viết

  • I Nguyên nhân đi giày bị đau ngón chân
  • II Cách khắc phục đi giày bị đau ngón chân
    • 1. Sử dụng miếng lót giày để tránh bị đau ngón chân
    • 2. Dùng băng dán cá nhân tại ngót út và ngón cái
    • 3. Dùng khoai tây để tránh đi giày bị đau ngón chân cái
    • 4. Sử dụng rượu và giấy
    • 5. Dùng khuôn giữ dáng giày
    • 6. Dùng phấn rôm tránh đau ngón chân khi đi giày
    • 7. Dùng lăn khử mùi tránh việc đi giày bị đau ngón chân út
    • 8. Sử dụng máy sấy và tất

I Nguyên nhân đi giày bị đau ngón chân

Đi giày bị đau ngón chân không chỉ gây khó chịu mà còn làm ảnh hưởng tới việc di chuyển của các đấng mày râu.

Mang giày bị đau ngón chân gây rất nhiều phiền toán trong cuộc sống

Vấn đề này có thể xảy ra do những nguyên nhân sau đây:

+ Giày chật

+ Mũi giày nhọn hoặc hẹp hơn so với kích thước bàn chân

+ Giày làm từ chất liệu cứng, thô ráp

Tình trạng đi giày bị đau ngón chân nếu diễn ra thường xuyên sẽ gây cảm giác đau nhức, tê ở các đầu ngón chân cái, chân út thậm chí là cả bàn chân.

Trường hợp nghiêm trọng có thể khiến chân sưng đỏ, phồng rộp, bong tróc.

II Cách khắc phục đi giày bị đau ngón chân

Theo đó, khi đi giày đi bị đau ngón chân, quý ông có thể tham khảo một số cách khắc phục sau đây:

1. Sử dụng miếng lót giày để tránh bị đau ngón chân

Nếu đi giày thường xuyên bị đau, tê các ngón chân và lòng bàn chân,bạn đọc có thể sử dụng miếng lót giày chuyên dụng.

Miếng lót mũi giày

Trên thị trường hiện có các loại miếng lót giày chất liệu silicon, bông mềm, keo mỏng hoặc vải. Trong đó, nam giới có thể ưu tiên sử dụng chất liệu silicon để có độ mềm mại, êm ái nhất.

XEM THÊM : Mang giày bị đau gót chân phải làm sao

2. Dùng băng dán cá nhân tại ngót út và ngón cái

Với những trường hợp đi giày bị đau ngón chân cái và ngón út, hãy sử dụng băng dán cá nhân để khắc phục.

Băng dán cá nhân giúp tránh tình trạng ngón chân bị đau khi đi giày.

Chỉ cần dán quanh ngón út và ngón cái sẽ có tác dụng như miếng đệm lót, giúp hạn chế sự ma sát giữa ngón chân và mũi giày.

3. Dùng khoai tây để tránh đi giày bị đau ngón chân cái

Một trong những nguyên nhân gây đau ngón chân chính là do mũi giày quá chật. Do đó, tiến hành nới rộng mũi giày sẽ giúp tạo sự vừa vặn, thoải mái đáng kể.

Và thật bất ngờ khi mà khoai tây lại là một trong những nguyên liệu giúp nới rộng mũi giày cực kỳ hiệu quả, được nhiều người áp dụng thành công.

Khoai tây giúp giày trở nên rộng và thoải mái hơn

Cách thực hiện cực kỳ đơn giản, các bạn chỉ cần lấy củ khoai tây nhét vào mũi giày rồi để qua đêm. Sáng hôm sau sẽ cảm nhận được mũi giày được nới lỏng ra đáng kể.

ĐỌC TIẾP : Các cách làm rộng giày da

4. Sử dụng rượu và giấy

Không chỉ giúp vệ sinh giày da sạch sẽ, tránh ẩm mốc, rượu còn giúp nới lỏng mũi giày hiệu quả.

Đặc biệt, khi kết hợp cùng với giấy sẽ tránh được tình trạng đau ngón chân khi đi giày.

Kết hợp rượu và giấy giúp nới lỏng giày da hiệu quả.

Cách thực hiện cũng không quá phức tạp, bạn đọc hãy tham khảo và áp dụng theo các bước như sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm rượu trắng, giấy báo sạch, bình xịt

+ Bước 2: Cho một chút rượu vào bình xịt rồi xịt vào bên trong bề mặt da giày, nhất là phần mũi giày.

+ Bước 3: Cuộn tròn giấy báo rồi đặt vào mũi giày rồi để qua đêm.

+ Bước 4: Sáng hôm sau lôi giấy báo ra khỏi giày và luồn chân vào thử. Các bạn sẽ thấy mũi giày không còn bị kích hay gây khó chịu cho các đầu ngón chân.

5. Dùng khuôn giữ dáng giày

Thông thường với những trường hợp mũi giày bị chật hoặc giày có size nhỏ hơn 1 chút với kích thước bàn chân sẽ khiến các ngón chân khó chịu.

Để giải quyết tình trạng trên, cách an toàn nhất chính là sử dụng khuôn giữ dáng giày để nới rộng.

Sử dụng khuôn giữ giày giúp nới rộng giày da.

Cách thực hiện cực kỳ nhanh gọn, các bạn chỉ cần lựa chọn khuôn giữ dáng giày có kích thước lớn hơn 1 chút so với kích thước giày hiện tại.

Sau mỗi lần sử dụng hãy lấy khuôn này đặt vào trong giày, sau 1 thời gian giày sẽ được nới rộng, giúp chân thoải mái hơn.

Bên cạnh công dụng giúp tránh tình trạng đau ngón chân, sử dụng khuôn giữ dáng giày còn giữ form dáng giày cực kỳ tốt.

Để đi giày không bị khó chịu, đau chân, tìm hiểu : Cách chọn giày phù hợp cho nam

6. Dùng phấn rôm tránh đau ngón chân khi đi giày

Phấn rôm được biết tới với các công dụng như khử mùi hôi giày, hút ẩm, làm mềm giày da.

Ngoài ra, loại nguyên liệu này còn cực kỳ hiệu quả trong việc giúp tránh tình trạng đi giày bị đau ngón chân.

Bôi 1 chút phấn rôm lên các đầu ngón chân để thoải mái, dễ chịu hơn khi đi giày

Thoa một ít phấn rôm vào bàn chân cũng như quanh lớp da bên trong giày sẽ giúp giảm độ cọ xát giữa chân và giày.

Cùng với đó, tránh xước chân cũng như ngăn tình trạng đau các đầu ngón chân.

7. Dùng lăn khử mùi tránh việc đi giày bị đau ngón chân út

Nghe có vẻ khó tin nhưng lăn khử mùi có tác dụng cực kỳ hiệu quả khi đi mang giày bị đau ngón chân út hoặc các đầu ngón chân.

Theo nghiên cứu, một số thành phần trong lăn khử mùi có tác dụng làm mềm da giày, giúp giảm việc mũi giày bị chật, gây bít các đầu ngón chân.

Do đó, khi gặp tình trạng này, các bạn có thể lấy dung dịch lăn khử mùi bôi vào lớp da bên trong mũi giày rồi để qua đêm.

Sáng hôm sau sẽ cảm nhận được đôi giày không còn quá chật hay gây khó chịu cho các đầu ngón chân.

8. Sử dụng máy sấy và tất

Sử dụng máy sấy sẽ giúp nới lỏng giày da hiệu quả, giúp giày không bị quá chật, gây khó chịu các đầu ngón chân.

Đặc biệt, khi kết hợp đi giày và tất rồi sấy sẽ giúp đạt hiệu quả tốt hơn.

Dùng máy sấy giúp nới rộng giày da hiệu quả

Cách thực hiện như sau :

Dùng máy sấy nóng vào những khu vực giày có cảm giác chật nhất. Sấy trong khoảng 5 phút sau đó mang tất vào rồi xỏ vào giày, đi lại trong khoảng 5 phút.

Tuy nhiên, để đảm bảo không gây ảnh hưởng tới chất liệu da giày, các bạn lưu ý chỉ sấy ở nhiệt độ vừa phải.

Cùng với đó, để máy sấy cách giày khoảng 20 25cm để không làm hỏng da giày.

Trên đây là một số mẹo khắc phục tình trạng đi giày bị đau ngón chân.

Tuy nhiên, nếu trường hợp giày quá chật hoặc áp dụng các cách trên mà vẫn không hiệu quả, cách tốt nhất là nên đổi một đôi giày vừa vặn hơn.

Trong trường hợp các cách trên không khắc phục được tình trạng đi giày bị đau ngón chân, nên thay giày mới.

Lưu ý nên lựa chọn những đôi giày thoải mái, ưu tiên giày da thật 100% để đảm bảo độ mềm mại, không gây đau chân. Nếu chưa biết nên chọn đôi giày như thế này phù hợp, các bạn có thể liên hệ ngay tới Laforce để được hỗ trợ hoặc tham khảo trực tiếp các mẫu giày ngay TẠI ĐÂY.

Video liên quan

Chủ Đề