Mẹ cho con bú có nên uống sữa hạt

Cơ thể phụ nữ sau khi sinh rất yếu, vì vậy mẹ cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để giúp cơ thể mau chóng hồi phục và có sữa cho con bú. Tuy nhiên, sau sinh các mẹ phải kiêng khem nhiều và nhiều nên khó bổ sung dinh dưỡng vì vậy một trong những lựa chọn lý tưởng và đơn giản là uống sữa. Vậy mẹ cho con bú nên uống sữa gì và uống như thế nào để tốt cho cả mẹ và bé. Procare sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên nhé.

Đừng quên bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa vào thực đơn dinh dưỡng sau sinh, mẹ nhé!

Lợi ích của việc uống sữa khi cho con bú?

Tăng cường canxi cho mẹ và bé.

Canxi là thành phần thiết yếu nhất xây dựng nên hệ thống khung xương, răng và móng. Mang thai và sau sinh khiến mẹ mất đi một lượng canxi đáng kể vào việc tái tạo xương, răng cũng như não bộ của thai nhi. Nếu mẹ không bổ sung đủ canxi thì sẽ có nguy cơ bị loãng xương, yếu răng.. Mặt khác, việc bổ sung canxi lại khó chuyển hóa từ thức ăn đưa vào cơ thể nên việc uống sữa để bổ sung dưỡng chất là hoàn toàn cần thiết cho các bà mẹ sau khi sinh mẹ nên việc uống sữa mỗi ngày sẽ giúp phòng ngừa khả năng thiếu canxi ở mẹ.

Bổ sung nước cho cơ thể:

Khi cho con bú mẹ cần uống rất nhiều nước để giúp các cơ quan sản xuất sữa mẹ đạt hiệu quả. Ngoài việc uống nước lọc, nước trái cây, canh… thì mẹ có thể uống thêm vài ly sữa mỗi ngày để đa dạng nguồn chất lỏng bổ sung cho cơ thể.

Bước “khởi động” trước khi cho con bú:

Uống sữa có giúp tăng lượng sữa mẹ hay không là thắc mắc của nhiều bà mẹ sau sinh? Tuy nhiên thực tế thì chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định chắc chắn điều này. Mặc dù vậy khá nhiều mẹ đã chia sẻ kinh nghiệm thực tế rằng việc uống một ly sữa nóng trước khi cho con bú khoảng 15 đến 20 phút có thể giúp sữa mẹ xuống nhiều hơn.

Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng:

Thành phần dinh dưỡng trong các loại sữa cho mẹ khi cho con bú thường không bằng và khác xa sữa mẹ, Tuy nhiên những loại thức uống này vẫn cung cấp cho mẹ một lượng lớn nước, canxi, protein, chất béo và các vitamin có lợi cho cơ thể mẹ sau sinh. Chính vì vậy, mẹ không nên bỏ qua nguồn dinh dưỡng này nhé.

Sữa nào tốt cho mẹ khi cho con bú?

Đa số các mẹ cho rằng sữa cho con bú là các loại sữa công thức và khá là tốn kém nếu muốn bổ sung dinh dưỡng từ sữa. Thực tế là có rất nhiều loại sữa được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như sữa tươi, sữa từ các loại hạt cũng có thể bổ sung dinh dưỡng không thua kém các loại sữa công thức. Ngoài ra nếu mẹ tự tay làm các loại sữa này vừa đảm bảo vệ sinh,vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn dồi dào sữa cho con bú. Và đây là câu trả lời cho câu hỏi mẹ sau sinh nên uống sữa gì mà các mẹ luôn thắc mắc nhé!

1. Sữa tươi tiệt trùng

Thành phần của sữa tươi bao gồm nước, canxi, protein, chất béo và một số vitamin thường được làm từ sữa bò đã qua xử lý tiệt trùng ở nhiệt độ cao khá an toàn cho bà mẹ cho con bú và là sự lựa chọn thích hợp để mẹ bổ sung vào nguồn dinh dưỡng hàng ngày.

2. Sữa dê

Sữa dê cũng là một lựa chọn thích hợp cho các mẹ sau sinh ngoài sữa bò. Sữa dê sẽ cung cấp nhiều chất béo và năng lượng hơn sữa bò. Vì thế, nếu chọn uống sữa dê, mẹ nên giảm bớt lượng chất béo trong bữa ăn để không bị tăng cân không mong muốn sau khi sinh nhé.

3. Sữa yến mạch

Mẹ có thể tự tay làm sữa yến mạch tại nhà một cách rất đơn giản bằng cách sử dụng loại yến mạch đã được cán mỏng để dễ dàng chế biến. Sữa yến mạch cung cấp canxi, protein nhưng ít béo. Đây là lựa chọn hợp lý cho những mẹ muốn giảm cân nhưng vẫn có nhiều sữa cho bé cưng.

Cách  làm sữa yến mạch : Nguyên liệu gồm  90g yến mạch,  750ml nước, 1 ít muối tinh,

  • Bước 1: Cho yến mạch vào âu, đổ nước lọc vào ngâm trong vòng 12-24 tiếng. Bọc âu bằng nilon thực phẩm và để ngoài nhiệt độ phòng thôi mẹ nhé.
  • Bước 2: Để ráo nước và rửa sạch phần yến mạch [vẫn dùng nước lọc nhé]. Các bạn cần phải rửa yến mạch để phần sữa của chúng ta không bị nhớt.
  • Bước 3: Cho phần yến mạch và 750ml nước sôi để nguội vào máy xay sinh tố và bấm máy xay nhuyễn, khoảng 1-2 phút.  [ có thể cho thêm một ít vani hoặc bột quế cho sữa thơm hơn tùy khẩu vị của các mẹ].
  • Bước 4: Lọc phần sữa yến mạch này qua vải lọc để loại bỏ phần bã. Cố gắng vắt kiệt để thu được nhiều nước nhất có thể.
  • Bước 5: Cho vào bình đậy nắp kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Lắc đều trước khi uống.

4. Sữa hạnh nhân

Hạnh nhân là một loại quả giàu chất béo, canxi và protein. Đặc biệt, những a-xít béo trong hạnh nhân là những loại chất béo có lợi cho sự phát triển não bộ của bé. Mẹ có thể tự tay làm loại sữa hạt này ở nhà và điều chỉnh độ ngọt tùy theo khẩu vị của mình. Thông thường, với 100gr hạnh nhân, mẹ sẽ làm được 1 lít sữa để nhâm nhi trong cả ngày.

5. Sữa gạo

Là một loại sữa quen thuộc và dễ làm với nguyên liệu gồm gạo tẻ hoặc nếp, sữa tươi, nước và một ít đường, muối. Cách làm thì vô cùng đơn giản mẹ chỉ cần ngâm gạo, sau đó đem vớt gạo để ráo, rang vàng trên bếp. Tiếp đó, đổ nước ngâm gạo vào nồi thêm khoảng 2 bịch sữa tươi không đường rồi thường xuyên đảo nhẹ để sữa không bị trào ra ngoài. Khi gạo nở mềm, mẹ tắt bếp, để nồi trên bếp trong khoảng 10 phút. Sau đó, vớt bỏ bã gạo, nêm nếm vừa miệng rồi đổ sữa gạo vào chai là có thể dùng cả ngày. Loại sữa này vừa có tác dụng lợi sữa mà tốt cho hệ tiêu hóa còn yếu sau sinh của mẹ nữa đấy.

6. Sữa ngô

Sữa ngô cũng là loại nước uống giàu dinh dưỡng cho các mẹ sau sinh. Mẹ có thể chọn ngô ngọt hay ngô nếp và sữa tươi không đường để làm món sữa ngô loãng và thơm ngon hơn. Sữa ngô nên được để trong tủ lạnh và uống dần trong ngày.

Nguyên liệu: 2-3 bắp ngô ngọt , 1,4 lít sữa tươi sữa tươi , 3g muối , 150-200g tùy khẩu vị

  • Ngô tách lấy hạt và rửa sạch
  • Xay nhuyễn ngô và sữa trong máy xay sinh tố.
  • Dùng rây hoặc vải xô để lọc bỏ bã ngô, chắt lấy nước.
  • Đun sôi sữa ngô, cho muối và hạ lửa đun liu riu trong 15 phút.
  • Thêm đường và khuấy đều tới khi đường tan hết và sữa sánh lại.
  • Rót sữa ra cốc, uống nóng hoặc cho vào tủ lạnh để uống mát đều được.

7. Sữa mè đen

Mè đen là loại thực phẩm giảm cân lợi sữa nên có trong thực đơn cho mẹ sau sinh. Sữa mè đen không chỉ cung cấp lượng chất béo có lợi cho mẹ và bé mà còn mang đến một lượng canxi đáng kể.

Ngoài bổ sung sữa khi cho con bú mẹ vẫn phải luôn quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt trong thời kỳ cho con bú để đảm bảo đủ lượng sữa cần thiết cho bé, đồng thời mau chóng phục hồi sau hành trình mang thai và vượt cạn.

Để cơ thể mau phục hồi và nâng cao chất lượng sữa cho con bú, ngoài tăng cường đưỡng chất trong chế độ ăn uống hàng ngày thì mẹ sau sinh cần lưu ý cung cấp đủ các dưỡng chất như: DHA, EPA, sắt, acid folic, canxi, Vitamin A,D,E… từ thuốc bổ mỗi ngày.

Theo Mai Linh tổng hợp

Sữa hạt chẳng qua là loại sữa làm từ các hạt ngũ cốc, khi uống sữa hạt giống như bạn ăn một lượng lớn hạt đó mỗi ngày.

  • Bác sĩ nhi chỉ đích danh sai lầm nhiều cha mẹ mắc phải khi cho con uống sữa, tưởng có lợi mà hóa ra có hại
  • Đều đặn cho con uống sữa mỗi ngày nhưng vẫn không cao, đưa con đi khám mẹ bất ngờ với câu trả lời của bác sĩ

Hiện nay, nhiều mẹ Việt cho rằng sữa hạt lành mạnh hơn nên đã thay thế hoàn toàn sữa bò, sữa công thức bằng sữa hạt trong chế độ dinh dưỡng của con. Liệu rằng cho trẻ uống sữa hạt có thực sự bổ dưỡng hay không, hãy lắng nghe giải thích dưới đây của bác sĩ nhi khoa Trương Hoàng Hưng [hiện đang công tác tại Texas, Hoa Kỳ]:

Sữa hạt chẳng qua là loại sữa làm từ các hạt ngũ cốc, khi uống sữa hạt giống như bạn ăn một lượng lớn hạt đó mỗi ngày. Dinh dưỡng của sữa hạt tốt hay không? Dĩ nhiên là tốt, nhưng cũng chỉ là một loại hạt thôi, nếu chỉ uống sữa hạt mỗi ngày như nguồn dinh dưỡng chính thì giống như mình ăn hạt đó trừ cơm mỗi ngày, ngày này qua ngày khác. Dù cho hạt đó có bổ dưỡng ra sao đi nữa thì nếu chỉ ăn có một thứ, đó là một chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, sẽ gây thừa chất này và thiếu chất khác. Ngày nào cũng ăn nửa cân hạt hạnh nhân trừ cơm thì cũng không phải là chuyện tốt.

Xu hướng cho con uống sữa hạt được nhiều mẹ Việt lựa chọn.

Trẻ dưới 6 tháng thì chỉ nên bú sữa mẹ hoàn toàn, nếu có thể. Nếu vì lý do gì mà không thể bú mẹ thì bú sữa công thức. Sữa công thức đã được nghiên cứu để cung cấp đủ dinh dưỡng và gần giống sữa mẹ, dĩ nhiên là vẫn không thể được như sữa mẹ về mặt miễn dịch và dị ứng.

  • Chỉ nằm ôm bình uống sữa, cậu bé khiến dân mạng phát cuồng vì bộ dạng "thú vui tao nhã" của mìnhĐọc ngay

Dưới 6 tháng không cần uống nước, nếu bú sữa mẹ hoàn toàn thì nhớ bổ sung vitamin D.

Từ 6 tháng trở đi, sữa mẹ bắt đầu không theo kịp nhu cầu dinh dưỡng của trẻ [chứ không phải sữa mẹ mất chất] nên bắt đầu phải ăn dặm. Từ 6 tháng tới một tuổi, trẻ bắt đầu chuyển dần từ uống sữa sang ăn đặc. Tuy nhiên, sữa vẫn là chính, thức ăn chuyển dần từ phụ qua chính. Nếu chỉ uống sữa hạt thì không hợp lý với cùng lý do như trên.

Tới 1 tuổi, trẻ nên có chế độ ăn đặc là chính, sữa uống chỉ là phụ. Trẻ nên ăn mỗi ngày ít nhất 3 bữa, uống sữa bổ sung thêm chứ không phải là nguồn dinh dưỡng chính. Lúc này thì cho con uống thì tùy theo sở thích của con, sữa bò, sữa hạnh nhân, sữa đậu nành uống mỗi thứ một chút thay đổi cho vui. Lúc này sữa uống cho vui, ăn là chính, hạt gì cũng được.

Tóm lại, sữa hạt gì đi nữa thì cũng là một loại thức ăn như thịt bò, thịt gà, thịt heo, rau quả thôi, cũng không có gì quá đặc biệt hay thần thánh gì. Chưa kể đến nếu con có dị ứng với hạt, nếu uống nhiều sữa hạt có thể làm dị ứng nặng hơn.

Vài nét về tác giả

Bác sĩ Trương Hoàng Hưng là một bác sĩ nhi khoa người Việt đang sinh sống và làm việc tại bệnh viện của bang Texas [Mỹ]. Tự nhận mình là người "hay lo chuyện bao đồng", bác sĩ đã chia sẻ rất nhiều bài viết hay dưới góc nhìn khoa học rất bổ ích cho các mẹ nuôi con nhỏ.

Trên aFamily, bạn có thể tìm đọc những bài viết của bác sĩ TẠI ĐÂY.

Sai lầm khi cho trẻ uống sữa tươi cha mẹ nào cũng cần biết

Video liên quan

Chủ Đề