Mẫu thông báo xử lý kỷ luật viên chức

Mẫu thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động là gì? Mẫu thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động để làm gì? Mẫu thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động 2021? Hướng dẫn làm Mẫu thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động? Một số quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật lao động?

Kỉ luật được hiểu là những quy định, những trật tự mà con người phải tuân thủ khi tham gia vào hoạt động trong một tổ chức, một tập đoàn hay trong quan hệ với cộng đồng. Những quy tắc, trật tự này có thể đã được chuẩn hóa trong các văn bản pháp luật hoặc cũng có thể chỉ là những quy tắc mang tính chất đạo đức hoặc thậm chí có thể chỉ là những quy định mang tính chất nội bộ của một tổ chức. Tuy nhiên, có điều đặc biệt là nó đều mang tính chất bắt buộc đối với hành vi của con người khi tham gia vào các hoạt động chung của xã hội, cộng đồng, tổ chức đó. Vì vậy, kỉ luật chính là phương tiện để thống nhất hoạt động chung của con người với nhau nhằm đạt được những mục đích nhất định. Nói cách khác, kỉ luật là nhu cầu tất yếu của các hoạt động chung, các hoạt động mang tính tập thể. Vậy khi vi phạm kỉ luật lao động thì xử lý kỷ luật lao động như thế nào và làm Mẫu thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động đối với các cá nhân vi phạm ra sao?

Cơ sở pháp lý: Nghị định 28/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động và bảo hiểm xã hội

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

– Kỷ luật lao động là một loạt các biện pháp mà người sử dụng lao động có thể áp dụng nhằm nhắc nhở, cảnh cáo, trừng phạt người lao động khi người lao động có hành vi vi phạm nội quy, quy tắc lao động, tùy theo mức độ vi phạm.

– Mẫu thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động là mẫu với các nội dung và thông tin về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động đối với các cá nhân bị xử lý kỷ luật lao động trong các trường hợp khác nhau.

2. Mẫu thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động để làm gì?

Thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động là việc xem xét đối với các lao động làm công theo hợp đồng, người có thẩm quyền xử lí vi phạm kỉ luật lao động là người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền hợp pháp. Căn cứ để xử lí vi phạm kỉ luật lao động là hành vi vi phạm kỉ luật lao động, mức độ lỗi của người vi phạm và các quy định của pháp luật, các quy định hợp pháp trong nội quy lao động của đơn vị. Khi xử lí kỉ luật lao động, người sử dụng lao động phải tuân theo các nguyên tắc, thủ tục, thời hiệu luật định, phải tham khảo ý kiến của công đoàn cơ sở. Hình thức kỉ luật áp dụng phải phù hợp với các quy định của pháp luật và nội quy lao động của đơn vị.

3. Mẫu thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày …… tháng …… năm …….

Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động

Tên đơn vị …………..

Số ………../

Lần thứ ….

THÔNG BÁO

Về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động

Kính gửi: [ghi họ, tên, địa chỉ] ……………………………………

– Căn cứ Điều 11 Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

– Căn cứ Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ.

Xem thêm: Mẫu thông báo công nợ, công văn đòi nợ, nhắc nợ mới nhất năm 2022

[Ghi tên đơn vị] đề nghị ông [bà] có mặt tại đơn vị vào lúc … giờ ….. phút … ngày ….. tháng ….. năm … để xem xét xử lý kỷ luật lao động, nếu ông [bà] không có mặt đơn vị sẽ tiến hành xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Nơi nhận:

– Như trên.

– Lưu đơn vị.

Thủ trưởng đơn vị

[Ký tên, đóng dấu]

4. Hướng dẫn làm mẫu thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động

– Ghi đầy đủ các thông tin làm mẫu thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động.

– Nội dung: Nêu rõ lí do xử lý kỷ luật lao động

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo Bộ luật lao động

– Thủ trưởng đơn vị [Ký tên, đóng dấu]

5. Một số quy định của pháp luật về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động

Nghị định 28/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động và bảo hiểm xã hội như sau:

5.1. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

Tại Điều 18. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất:

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a] Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;

b] Không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;

c] Sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực;

d] Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định của pháp luật;

Xem thêm: Thông báo là gì? Mẫu thông báo mới và chuẩn nhất năm 2022?

đ] Tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không đúng quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

a] Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b] Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động

c] Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động;

d] Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

a] Buộc trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

Xem thêm: Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

b] Buộc nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;

c] Buộc trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều này;

d] Buộc xin lỗi công khai đối với người lao động và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể người lao động đến mức phải điều trị tại các cơ sở y tế khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

Như vậy, Việc Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất được quy định rõ vê các mức độ các hình phạt theo quy định. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi như Buộc trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định, Buộc nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc đối với hành vi vi phạm , Buộc trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc trong một số trường hợp và Buộc xin lỗi công khai đối với người lao động và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị

5.2. Hình thức xử phạt

Tại Điều 3. Hình thức xử phạt quy định:

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì bị xử phạt theo hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a] Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc từ 06 tháng đến 12 tháng;

b] Tước quyền sử dụng Chng chỉ kiểm định viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với kiểm định viên;

c] Tịch thu Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;

d] Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;

đ] Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

e] Tịch thu Chứng chỉ kiểm định viên;

g] Đình chỉ hoạt động huấn luyện từ 01 tháng đến 03 tháng;

h] Đình chỉ hoạt động kiểm định từ 01 tháng đến 03 tháng;

i] Đình chỉ hoạt động quan trắc môi trường lao động từ 03 tháng đến 06 tháng;

k] Đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc từ 04 tháng đến 06 tháng hoặc từ 06 tháng đến 12 tháng;

l] Đình chỉ việc thực hiện hợp đồng cung ứng lao động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc từ 03 tháng đến 06 tháng hoặc từ 06 tháng đến 12 tháng;

m] Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Căn cứ như trên thì tùy theo các mức độ vi phạm mà có các cách xử lý khác nhau như vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì bị xử phạt theo hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền, và Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung theo quy định. Theo đó thì người vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động phải chịu trách nhiệm về các vi phạm.

Chủ Đề