Luyện tập chữ người tử tù

Soạn bài Chữ người tử tù giúp chúng ta hiểu thêm về tác giả, tác phẩm, bố cục, giá trị nghệ thuật. Các em học sinh muốn chủ động hơn trong tiết học sắp tới hãy đọc ngay bài viết dưới đây. Những thông tin chi tiết sẽ dần được hé lộ.

1. Tìm hiểu chung tác phẩm “Chữ người tử tù” – soạn bài

Soạn bài Chữ người tử tù được biết đến là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân. Nội dung này có trong sách Ngữ Văn lớp 11.

1.1. Tác giả

Nhà văn Nguyễn Tuân sinh năm 1910 mất năm 1987. Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Quê hương của ông ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Khi còn nhỏ, ông đã theo gia đình sống tại nhiều tỉnh miền Trung.

Nhà văn Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành Chung ở Nam Định, sau đó về Hà Nội viết văn, làm báo. Kể từ khi Cách mạng tháng Tám thành công ông đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút của mình để phục vụ kháng chiến cho dân tộc.

Kể từ năm 1948 đến 1958 ông đảm nhận chức vụ Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam. Nguyễn Tuân được người đời biết đến là một nhà văn lớn, suốt đời đi tìm cái đẹp. Bên cạnh đó, ông còn có những đóng góp lớn đối với nền văn học Việt Nam. Điển hình như việc thúc đẩy thể tuỳ bút, bút ký đạt đến trình độ cao, mang lại sự phong phú cho ngôn ngữ dân tộc.

2.2. Tác phẩm

Tác phẩm Chữ người tử tù soạn ban đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng” in vào năm 1939 trên tạp chí Tao đàn. Sau đó, tác phẩm này được in trong tập “Vang bóng một thời” năm 1940 và được đổi tên thành Chữ người tử tù.

Tác phẩm Chữ người tử tù được in trong tập truyện Vang bóng một thời năm 1940

Trong tập truyện vang bóng một thời có 11 tác phẩm được Nguyễn Tuân sáng tác trước cách mạng. Hầu hết các nhân vật trong truyện đều là những Nho sĩ cuối mùa. Hình ảnh của họ hiện lên là con người tài hoa nhưng bất đắc chí.

a. Bố cục

Soạn chữ người tử tù chi tiết ta có thể chia bố cục ra làm 3 phần. Với mỗi phần sẽ mang một nội dung riêng, cụ thể:

  • Phần 1: Từ đầu đến “xem sao rồi sẽ liệu” – Cuộc trò chuyện của thầy thợ lại và viên quản coi ngục.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “trong lòng thiên hạ” – Cuộc nhận tù cùng sự đối xử biệt đãi với Huấn Cao cùng thái độ khinh bạc của người tử tù.
  • Phần 3: Soạn bài Chữ người tử tù – còn lại, nói lên một cảnh tượng xưa nay chưa từng có – Cho chữ.

b. Tóm tắt

Soạn bài Chữ người tử tù ta thấy tác phẩm nói về Huấn Cao người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa thất bại. Theo đó, ông bị triều đình bắt và giải đến trại giam ở tỉnh Sơn chờ ngày hành hình.

Huấn Cao nổi tiếng là người viết chữ đẹp nên được viên quản ngục vô cùng ngưỡng mộ. Kể từ khi ông đến trại giam luôn nhận lại sự đối xử biệt đãi. Tuy nhiên, người tử tù chỉ đáp lại bằng thái độ khinh miệt.

Đến khi Huấn Cao nhận thấy được tấm lòng của viên quản ngục ông đã quyết định cho chữ. Việc này diễn ra trong căn phòng tối tăm, chật hẹp nhưng nét chữ rồng bay, phượng múa đã thể hiện cái chí lớn của con người.

Sau khi cho chữ xong Huấn Cao khuyên viên quản ngục thoát khỏi nơi này, về quê giữ lấy thiên lương trong sáng. Viên quản ngục cảm động, chắp tay vái lạy và nói xin lĩnh ý.

Bạn muốn Miễn thi Tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, có cơ hội tuyển thẳng vào hơn 30+ trường Đại Học. Tìm hiểu ngay Lộ Trình Chinh Phục IELTS 7.0+ cùng Thầy Cô Kiến có hơn 8 năm kinh nghiệm giảng dạy. IELTS Overall 8.0. Đạt khung C1 Châu Âu. Đặc biệt, nhà Kiến gửi tặng bạn ƯU ĐÃI 50% HỌC PHÍ khi đăng ký ngay hôm nay!

2. Hướng dẫn soạn “Chữ người tử tù” chi tiết

Soạn Chữ người tử tù ngắn nhất bằng cách trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Nội dung được trình bày cô đọng, xúc tích, đủ ý hỗ trợ tốt nhất cho các em trong quá trình học tập.

2.1. Câu 1 trang 114

Yêu cầu nêu tính huống của tác phẩm Chữ người tử tù, tác dụng đối với việc thể hiện tính cách nhân vật.

Trả lời:

Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù được xây dựng trên hoàn cảnh Huấn Cao gặp viên quản ngục. Hai người tưởng chừng như không có bất cứ điểm chung nào nhưng lại mang một tâm hồn sáng, cụ thể:

  • Huấn Cao là một tử tù nhưng sáng tạo ra cái đẹp.
  • Viên quản ngục là người đại diện cho quyền lực nhưng lại có lòng say mê với cái đẹp.

Soạn bài Chữ người tử tù thấy được tình huống truyện góp phần thể hiện tính cách của từng nhân vật. Bên cạnh đó, câu chuyện cũng trở nên kịch tính, hấp dẫn hơn bao giờ hết. Trong xã hội Huấn Cao và viên cai ngục đối đầu nhau nhưng trên khía cạnh nghệ thuật họ lại là tri âm, tri kỉ.

2.2. Câu 2 trang 114

Yêu cầu phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao. Thông qua nhân vật này anh, chị có nhận xét gì về quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân?

Trả lời:

Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao

Thông qua nhân vật Huấn Cao chúng ta thấy được vẻ đẹp của tài năng và khí phách. Mặc dù được đối đãi rất tử tế khi ở trong ngục nhưng ông vẫn tỏ ra khinh miệt với viên quản ngục. Chỉ đến khi hiểu được tấm chân tình của người ấy ông mới quyết định cho chữ.

Soạn bài Chữ người tử tù, hình tượng Huấn Cao còn hiện lên với phẩm chất tài năng hơn người. Điều này được thể hiện rõ thông qua miêu tả về tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp và có khả năng bẻ khoá vượt ngục. Như vậy, ta thấy được một con người văn võ toàn tài.

Ngoài ra, Nhân vật Huấn Cao còn có khí phách hiên ngang. Ông tự do trong suy nghĩ, thái độ lãnh đạm khi bị tên lính áp giải đe doạ. Trước mắt ông bọn lính coi ngục chỉ là lũ tiểu nhân đang thị oai không đáng để tâm.

Sâu trong con người của Huấn Cao còn là vẻ đẹp của sự thiện lương, trong sáng. Ông coi thường của cải vật chất, trân trọng tấm lòng của người khác. Đồng thời, nhân vật còn rất hướng thiện, khuyên viên quản ngục nên trốn đi.

Quan niệm và thái độ của Nguyễn Tuân

Soạn bài chữ người tử tù của Nguyễn Tuân thấy rằng quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp và cái thiện luôn song hành cùng nhau. Hơn hết, một nhân cách đẹp luôn có sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài. Đồng thời, tác giả cũng thể hiện thái độ yêu mến, sự trân trọng đối với nhân vật Huấn Cao.

2.3. Câu 3 trang 114

Soạn bài Chữ người tử tù: Cho biết viên quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích và cho rằng đó là “một tấm lòng thiên hạ”? Đồng thời, tác giả cũng coi đó là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản nhạc luật đều hỗn loạn?

Trả lời:

Viên quản ngục có tấm lòng coi trọng tài năng, biệt đãi tốt với Huấn Cao. Hơn hết, nhân vật này còn mang tâm hồn nghệ sĩ, biết trân trọng cái đẹp, khao khát có chữ của Huấn Cao để treo trong nhà. Đặc biệt, ông còn sở hữu sự thiện lương trong sáng, xúc động trước lời khuyên của Huấn Cao.

2.4. Câu 4 trang 114

Soạn bài Chữ người tử tù: Yêu cầu phân tích đoạn Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao. Vì sao Nguyễn Tuân lại cho rằng đây là cảnh tượng trước này chưa từng có?

Trả lời:

  • Cảnh cho chữ trong nhà lao diễn ra tự nhiên nhưng lại là thời gian cuối cùng của một người tài hoa.
  • Không gian u tối, nền đất ẩm thấp, mùi hôi của côn trùng.
  • Người cho chữ tuy là tử tù nhưng rất oai phong, tư thế như đang ban ân huệ cuối cùng của mình tới viên quản ngục. Kẻ xin chữ là người có quyền lực nhưng lại cúi đầu hành lễ.

Sở dĩ tác giả cho rằng đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có vì:

  • Nghệ thuật sáng tác ở những nơi sạch sẽ, trang nghiệm.
  • Người sáng tác nghệ thuật phải trong tâm thể thoải mái, thư thái nhất.
  • Người quản ngục tuy có quyền lực nhưng phải cúi đầu xin chữ kẻ sắp chịu án tử.

Như vậy chúng ta đã cập nhật thông tin chi tiết cũng như soạn bài Chữ người tử tù xong. Mong rằng quý độc giả tiếp tục theo dõi chuyên trang để không bỏ lỡ các nội dung hữu ích khác như tóm tắt Chữ người tử tù, phân tích Chữ người tử tù,… và cả kiến thức của những môn học khác!

Chủ Đề