Lương ngành công nghệ kỹ thuật môi trường

Học ngành Kỹ thuật môi trường làm những công việc gì khi ra trường?

23/06/2021 08:30

Ngành kỹ thuật môi trường, đôi khi còn được biết đến với cái tên công nghệ kỹ thuật môi trường. Đây là ngành học có điểm chuẩn đầu vào không quá cao nhưng vẫn có nhiều triển vọng, cơ hội nghề nghiệp. Vậy, cụ thể thì học kỹ thuật môi trường ra làm gì? Có thể xin việc vào đâu?

Không thể phủ nhận thực tế là các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Những công việc, ngành nghề cung cấp giải pháp bảo vệ môi trường cũng trở thành lĩnh vực hot nhờ các đóng góp ý nghĩa. Các ngành học chuyên sâu như kỹ thuật môi trường đang thu hút nhiều bạn trẻ. Theo học ngành này, bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều kiến thức mới mẻ, thú vị.

Học Kỹ thuật môi trường có thể làm gì sau khi tốt nghiệp?

I. Ngành Kỹ thuật môi trường học những gì?

"Đất chật người đông", muốn phát triển bền vững thì nhân loại không thể tiếp tục lờ đi tiếng gọi của tự nhiên. Bảo vệ môi trường, hệ sinh thái là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất và chương trình học của ngành kỹ thuật môi trường cũng sẽ xoay quanh các yếu tố này.
Cụ thể, ngành kỹ thuật môi trường cung cấp cho bạn các kiến thức kỹ thuật, công nghệ để nghiên cứu, phân tích môi trường. Sau khi hoàn thành chương trình học, bạn sẽ có nền tảng sâu sắc, có kỹ năng thực hành trong bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, xử lý ô nhiễm, xử lý chất thải, quy hoạch môi trường, thiết kế và mô hình hóa các quy trình từ cấp thoát nước đến tái chế...
Hiện nay, ngành kỹ thuật môi trường xét tuyển các khối thi như A00, A01, A02, B00, B01, B02, B03, B04, C01, C02, C08, C13, D01, D07, D08 và D90. Điểm chuẩn năm 2020 dao động trong khoảng từ 14 - 21.5 điểm [không nhân đôi môn nào].

II. Học Kỹ thuật môi trường làm công việc gì khi tốt nghiệp? Lương cao hay thấp?

Không phải tất cả nhưng rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật môi trường sau khi ra trường làm việc trong các cơ quan nhà nước. Dĩ nhiên, vẫn có những cơ hội việc làm tốt, lương cao nếu bạn muốn ứng tuyển vào các công ty tư nhân, liên doanh bên ngoài. Tùy vào năng lực và mong muốn, khả năng ngoại ngữ mà bạn sẽ có công việc như ý và nhận mức lương xứng đáng.
Học ngành kỹ thuật môi trường, sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm các công việc như:

  • Nhân viên tư vấn môi trường/ Chuyên viên môi trường [tư vấn thủ tục pháp lý môi trường]: Đây thường là lựa chọn hàng đầu của các bạn học kỹ thuật môi trường. Bạn sẽ xin vào các công ty sản xuất, chế biến hoặc công ty cung cấp dịch vụ tư vấn môi trường chuyên nghiệp, giúp các công ty chuẩn bị các vấn đề pháp lý về môi trường, xả thải,... Lương cơ bản của bạn từ 6 - 8 triệu/tháng, tăng dần lên 10 - 20 triệu/tháng.
  • Nhân viên kỹ thuật môi trường: Thử nghiệm, vận hành, đánh giá, triển khai các sản phẩm, dây chuyền về môi trường, xử lý nước thải, rác thải... cung cấp giải pháp kỹ thuật môi trường cho các dự án... Lương của vai trò này từ 7 - 9 triệu/tháng, cao hơn khoảng 12 - 15 triệu/tháng.
  • Chuyên viên khảo sát công trình: Khảo sát địa chất, địa chính, môi trường của các công trình xây dựng, thi công. Lương của bạn thường từ 8 - 12 triệu/tháng và có thể cao hơn 15 - 20 triệu/tháng sau khi có nhiều kinh nghiệm.
  • Kỹ sư môi trường, kỹ sư cấp thoát nước: Làm việc trong các vị trí này, bạn sẽ phụ trách từ thiết kế tới vận hành, chỉ đạo sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống xả thải, cấp thoát nước của các công trình xây dựng, thi công, các tòa nhà, khu công nghiệp... Lương trung bình của bạn khoảng 11 triệu/tháng, cao nhất là tầm 30 triệu/tháng.
  • Chuyên viên, cán bộ nhà nước: Vượt qua kỳ thi công chức, bạn có thể làm việc tại phòng Tài nguyên môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường hoặc cấp Bộ. Mức lương của bạn tính theo bậc lương của nhà nước.
  • Cán bộ phát triển: Nhiều tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước tuyển cán bộ phát triển với bằng cấp ngành kỹ thuật môi trường. Tuy nhiên, các vị trí này sẽ yêu cầu ngoại ngữ [tiếng Anh] thành thạo. Mức lương từ 10 - 25 triệu/tháng.
  • Giảng viên: Giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng và đại học có chuyên ngành kỹ thuật môi trường, cấp thoát nước... Với vị trí này, lương của bạn cũng sẽ được trả theo bậc lương của nhà nước, thường tăng dần theo thâm niên, bắt đầu từ khoảng gần 4 triệu/tháng và có thể tăng lên hơn 11 triệu/tháng.
  • Nghiên cứu viên: Bạn sẽ tìm việc tại các viện nghiên cứu sinh thái, viện công nghệ môi trường... Thu nhập trung bình của bạn trong khoảng 8 - 15 triệu nhưng thường cần bằng thạc sĩ trở lên. Ban đầu, lương của bạn sẽ theo bậc lương của nhà nước và có thêm các khoản trợ cấp, phụ cấp.

III. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường tốt nhất

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường vẫn đang ở mức cao. Để đáp ứng nguyện vọng của nhiều bạn thí sinh, nhiều trường đã mở chuyên ngành này và xây dựng chương trình đào tạo toàn diện hơn. Một số trường trên cả nước được biết đến với chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất tốt nhất hiện nay là:

1. Miền Bắc

  • Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.
  • Đại học Y tế công cộng.
  • Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải.
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
  • Đại học Điện lực.
  • Đại học Thủ đô Hà Nội.
  • Đại học Xây dựng Hà Nội.
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội.

2. Miền Trung

  • Đại học Tây Nguyên.
  • Đại học dân lập Duy Tân.
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng.

3. Miền Nam

  • Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM.
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM.
  • Đại học Dân lập Văn Lang.
  • Đại học An Giang.
  • Đại học Sài Gòn.
  • Đại học Kiên Giang.
  • Đại học Tôn Đức Thắng.
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM.
  • Đại học Công nghệ Đồng Nai.
  • Đại học Tài nguyên Môi trường.

Những trường nào đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường tốt?

IV. Học Kỹ thuật môi trường có dễ xin việc không?

Chọn ngành học, nghề nghiệp là một trong những quyết định quan trọng nhất của đời người. Chắc chắn, khi ai chọn ngành cũng sẽ nghĩ đến tương lai - học xong thì làm gì, có dễ xin việc không, lương cao không... Các bạn học kỹ thuật môi trường cũng vậy.
Thực tế, ở hiện tại và cả trong tương lai, các công việc liên quan tới khoa học môi trường, kỹ thuật môi trường sẽ ngày càng hot, nhiều nơi tuyển. Điều kiện là bạn có bằng cấp chuyên nghiệp, có trình độ tốt và nghiêm túc, có tâm với công việc, với "sứ mệnh" bảo vệ môi trường và nhiều ý tưởng, sáng tạo thì chắc chắn sẽ không khó để tìm việc làm như ý với mức lương lý tưởng.

V. Những ai phù hợp theo học ngành Kỹ thuật môi trường?

Nếu như đang phân vân không biết liệu bạn có phù hợp để học và gắn bó lâu dài với kỹ thuật môi trường hay không, bạn hãy thử so sánh, đánh giá dựa trên các tiêu chí sau nhé:

  • Là người có ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, hướng đến phát triển bền vững, mong muốn đóng góp tích cực cho môi trường sinh thái, rừng...
  • Tư duy nhanh, logic.
  • Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận, sáng tạo.
  • Khả năng phân tích, nghiên cứu.
  • Chăm chỉ, không ngại vất vả.
  • Học tốt các môn Sinh, Hóa là một lợi thế.

Một ngành học có điểm đầu vào không quá cao nhưng lại có nhiều trường tốt đào tạo, chương trình học thú vị, dễ tìm việc và thu nhập ổn như kỹ thuật môi trường liệu có khiến bạn cảm thấy hứng thú, kỳ vọng? JOBOKO.com chúc bạn tìm ra định hướng cho mình và có thể thành công thi, ứng tuyển nhé!

MỤC LỤC:
I. Ngành Kỹ thuật môi trường học những gì?
II. Học Kỹ thuật môi trường làm công việc gì khi tốt nghiệp? Lương cao hay thấp?
III. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường tốt nhất
IV. Học Kỹ thuật môi trường có dễ xin việc không?
V. Những ai phù hợp theo học ngành Kỹ thuật môi trường?

Đọc thêm: Cách viết CV xin việc kỹ sư môi trường đúng chuẩn

Đọc thêm: Công việc của Nhân viên Môi trường là làm gì?

Kỹ thuật Môi trường là một ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học ngành này sinh viên sẽ được nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh - lý - hoá học.

1. TÌm hiểu ngành Kỹ thuật môi trường

  • Ngành Kỹ thuật môi trường [ở một số trường đại học là Công nghệ kỹ thuật môi trường] là ngành học về các kỹ thuật và công nghệ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải thông qua các biện pháp sinh - lý - hóa học. Cùng những giải pháp, phương pháp quản lý góp phần bảo vệ môi trường sống và sự phát triển bền vững của xã hội.
  • Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường trang bị các kiến thức, kỹ năng thực hành về công nghệ môi trường, công cụ quản lý môi trường, phương pháp đánh giá các tác động môi trường, kỹ thuật tái chế và biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên đang bị ô nhiễm. Đồng thời, ngành học này còn rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như: Khả năng thiết kế, thi công, bảo trì, vận hành công trình xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn, khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra.
  • Ngoài ra, ngành Kỹ thuật môi trường còn cung cấp kiến thức chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với với những công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường như: Thiết kế, vận hành hệ thống xử lý chất thải, kỹ thuật và pháp lý để xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường của từng lĩnh vực kinh tế xã hội, xử lý chất thải, mô hình hóa, quy hoạch môi trường.
Ngành Kỹ thuật Môi trường [Công nghệ kỹ thuật môi trường]

2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật môi trường trong bảng dưới đây.

I. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

1. Khối kiến thức bắt buộc

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 2

3

4

Đường lối cách mạng của ĐCSVN

5

Đại số tuyến tính

6

Giải tích 1

7

Giải tích 2

8

Elementary

9

10

Intermediate 1

11

Vật lý 1

12

Vật lý 2

13

14

15

16

Hóa đại cương

17

18

19

20

Khối kiến thức tự chọn VH-XH-MT [chọn 1 trong 2 học phần]

20.1

20.2

Logic

II. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

1. Khối kiến thức cơ sở

21

22

Vẽ kỹ thuật

23

Cơ kỹ thuật 1

24

25

26

27

28

Cấp thoát nước

29

Đánh giá tác động Môi trường và rủi ro

30

Hoá học môi trường

31

Hoá sinh ứng dụng trong CNMT

32

Vi sinh ứng dụng trong CNMT

33

Các quá trình và thiết bị trong CNMT

34

Độc học môi trường

35

Phân tích môi trường

36

Đồ án Các quá trình và thiết bị trong CNMT

37

Hóa lý - hóa keo

38

Hoá phân tích

39

Kỹ thuật phản ứng

40

Các quá trình sản xuất cơ bản

41

Quản lý môi trường

42

Thí nghiệm cơ sở ngành Kỹ thuật môi trường

43

Thực tập cơ sở ngành Kỹ thuật môi trường

2. Khối kiến thức riêng ngành Kỹ thuật môi trường

44

Thực tập kỹ thuật ngành Kỹ thuật môi trường

45

Thí nghiệm chuyên môn ngành Kỹ thuật môi trường

46

47

48

49

Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

50

Thiết kế hệ thống xử lý chất thải

51

Quan trắc và xử lý số liệu môi trường

52

Nguyên lý sản xuất sạch hơn

53

Đồ án môn học Kỹ thuật xử lý nước thải

54

Đồ án môn học thiết kế hệ thống xử lý chất thải

55

Thực tập tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường Specific Practical in Envinronmental Technology

56

Đồ án tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường hoặc Tự chọn [Chọn 3 trong 6 học phần]

56.1

56.2

Mô hình hóa trong Công nghệ môi trường

56.3

Chuyên đề

56.4

Đề án thiết kế công nghệ xử lý khí thải

56.5

Đề án thiết kế công nghệ xử lý nước thải

56.6

Đề án thiết kế công nghệ xử lý chất thải rắn

Theo Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật môi trường 

- Mã ngành: 7520320 [ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường có mã là 7510406].

- Ngành Kỹ thuật Môi trường xét tuyển những tổ hợp môn sau:

  • A00 [Toán, Vật lý, Hóa học]
  • A01 [Toán, Vật lý, Tiếng Anh]
  • A02 [Toán, Vật lý, Sinh học]
  • B00 [Toán, Hóa học, Sinh học]
  • B01 [Toán, Sinh học, Lịch sử]
  • B02 [Toán, Sinh học, Địa lý]
  • B03 [Toán, Sinh học, Ngữ văn]
  • B04 [Toán, Sinh học, Giáo dục công dân]
  • C01 [Ngữ văn, Toán, Vật lý]
  • C02 [Ngữ văn, Toán, Hóa học]
  • C08 [Ngữ văn, Hóa học, Sinh học]
  • C13 [Ngữ văn, Sinh học, Địa lý]
  • D01 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh]
  • D07 [Toán, Hóa học, Tiếng Anh]
  • D08 [Toán, Sinh học, Tiếng Anh]
  • D90 [Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh]

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật môi trường

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật môi trường xét tuyển theo học bạ trung bình từ 15.00 - 22.00 điểm [Khối thi A00, A01, B00, B01, B02, B03, B04, C13, D07], xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018 trung bình từ 14.00 - 20.50 điểm

Ngành Kỹ thuật Môi trường điểm chuẩn bao nhiêu?

5. Các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường

Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường, nếu bạn muốn theo học ngành này có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

- Khu vực miền Nam:

6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật môi trường

Sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường có nhiều cơ hội việc làm tại các công ty tư vấn thiết kế trong nước và quốc tế về cấp thoát nước, xử lý nước, nước thải, công ty thương mại về thiết bị kiểm soát ô nhiễm môi trường, các Trung tâm, Viện nghiên cứu... Các vị trí việc làm tiêu biểu gồm:

  • Chuyên viên tại các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở trung ương và địa phương.
  • Cán bộ quản lý nhà nước ở Bộ Tài nguyên Môi trường và các bộ khác, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở khác, các Phòng Tài nguyên và Môi trường.
  • Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề chuyên nghiệp và nghiên cứu viên các viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
  • Kỹ sư môi trường chuyên gia tư vấn công ty xử lý, tư vấn, chuyển giao công nghệ, kinh doanh thiết bị trong lĩnh vực môi trường, các cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp.
  • Cán bộ phát triển chương trình tại các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực môi trường.
Ngành Kỹ thuật Môi trường ra trường làm gì?

7. Mức lương ngành Kỹ thuật môi trường

Mức lương của ngành Kỹ thuật môi như sau:

  • Sinh viên mới ra trường lương trung bình từ 5 - 7 triệu VND/ tháng.
  • Cá nhân có từ 2 - 3 năm kinh nghiệm lương trung bình từ 7 - 10 triệu VND/tháng.
  • Cá nhân có từ 4 - 5 năm kinh nghiệm lương cơ bản trên 13 triệu VND/tháng.
  • Nếu bạn giỏi ngoại ngữ và làm trong công ty, doanh nghiệp nước ngoài kinh nghiệm từ 5 năm, lương trung bình sẽ từ 1000 USD/tháng.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật môi trường

Để học tập và làm việc trong ngành Kỹ thuật môi trường, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Đam mê với ngành học;
  • Khả năng phát hiện, xử lý thông tin nhanh;
  • Khả năng phân tích tổng hợp thông tin;
  • Có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra;
  • Hiểu biết về công cụ quản lý môi trường;
  • Hiểu rõ về phương pháp đánh giá tác động môi trường;
  • Có biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên bị ô nhiễm;
  • Tư duy nhanh, sáng tạo;
  • Kỹ năng nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề tốt;
  • Kỹ năng quản lý, đánh giá;
  • Giỏi ngoại ngữ, tin học.

Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành Kỹ thuật môi trường, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về ngành học thú vị này.

Video liên quan

Chủ Đề