Luôn suy nghĩ về game ngày cả khi không chơi là dấu hiệu của

Bạn đang cảm thấy yêu thích quá mức một tựa game nào đó, và dành rất nhiều thời gian để chơi. Vậy đây có phải là một triệu chứng của nghiện game hay không? Và tựa game đó gây nghiện đến bạn như thế nào?

Game gây nghiện là gì?

Game gây nghiện được xem là một phạm trù gây nghiện mới với khả năng lôi kéo người dùng. Để làm được điều đó, các nhà sản xuất đã sử dụng rất nhiều thủ pháp như: Tăng thử thách để lôi kéo người chơi, làm người chơi không thoải mãn với chiến thắng và khiến họ tiếp tục chơi cho đến khi thỏa mãn.

Thậm chí một số tựa gamesử dụng mô hình miễn phí, sau đó nâng dần các cấp bậc, độ khó để giữ chân game thủ lại. Một số tựa game còn tạo thêm cảm giác thoải mái giúp họ giao tiếp, tán gẫu với bạn bè trong game.

Nghiện game là gì?

Nghiện game là một triệu chứng khi người chơi dành quá nhiều thời gian vào các trò chơi gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Lúc này người nghiện game sẽ bị tách biệt ra khỏi nhịp sống, tách rời ra khỏi các mối quan hệ gia đình và xã hội.

Nghiện game đang là một hiện tượng được xã hội quan tâm, mới đâyTổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã xác nhận chứng nghiện game là một dạng rối loạn tâm lý, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt. Vì thế người nghiện game sẽ được liệt kê làm một "nhóm bệnh" cần chữa trị với phác đồ riêng.

Trong cuộc sống hiện nay, rất dễ bắt gặp 1 người nào đó thường xuyên chơi 1 vài tựa game cố định, và họ dành rất nhiều thời gian trong ngày để chơi như mới ngủ dậy, trong lúc nghỉ ngơi hay chuẩn bị lên giường ngủ.

Thậm chí trong khi làm việc họ vẫn phải dành ra một khoảng thời gian nào đó để chơi, bất chấp các hậu quả có thể gặp phải. Có thể nói, nghiện game là một căn bệnh thật sự và bạn cần phải nhận ra mình có dính phải hay không để tìm cách thoát khỏi.

Dấu hiệu nào cho thấy tôi đã bị nghiện game?

Nếu đã nghiện game, thì chắc chắn bạn sẽ trải qua những dấu hiệu dễ nhận biết ngay sau đây:

Chơi game liên tục trong thời gian dài? Luôn nhắc về game

Điểm dễ thấy nhất của những người bị nghiện game là dành rất nhiều thời gian trong ngày để "cày game", thậm chí không thoả mãn họ có thể thức đến sáng để chơi game.

Tất nhiên người bị nghiện game sẽ không định hình và cảm nhận được thời gian họ dành cho game là quá nhiều. Và trong thời gian đó họ đã bỏ lỡ những gì quý giá.

Nguy hiểm hơn, một nhóm game thủ không nhỏ khi bị nghiện sẽ xuất hiện tình trạng luôn thấy hình ảnh những nhân vật trong trò chơi bất kể khi nào, khi ăn, đi ngủ hay đi chơi. Hoặc mở miệng ra là huyên thuyên về các chủ đề trong game, đây chính là một con nghiện game thực thụ.

Bỏ bê sức khỏe để chơi game

Một khi đã nghiện game, bạn sẽ bất chấp thời gian và luôn cố gắng tìm mọi cách để thỏa mãn đam mê chơi game. Thậm chí có thể nhịn 1 bữa ăn sáng, không ngủ trưa để chơi game.

Tuy bạn xem đó là những việc nhỏ nhưng về lâu về dài thì sức khỏe của người nghiện game sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Sẵn sàng nói dối để chơi game

Những suy nghĩ như chơi xíu rồi làm, nghỉ 1 ngày chơi game có sao đâu, cày nốt bữa nay rồi nghĩ,... là những lời nói dối của người nghiện game. Họ đã an ủi chính mình để thỏa mãn niềm đam mê game.

Chạy trốn khỏi cảm xúc thật

Khi buồn hay khi họ cảm thấy bế tắc vào một vấn đề nào đó trong xã hội, những người nghiện game sẽ không đối mặt với những điều đó. Và họ sẽ giải quyết bằng cách quên đi chúng khi chơi game.

Tình trạng số đông game thủ FA [độc thân] hiện nay là một minh chứng cho điều này. Họ chối bỏ cảm giác được kiếm bạn đời, người yêu. Thay vào đó những nội dung trong game sẽ giúp họ thay thế những cảm xúc này.

Tác hại ngắn hạn và dài hạn của việc nghiện game

Giống như tất cả các chứng bệnh khác, người nghiện game sẽ phải trải qua nhiều tác hại ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể hơn, họ sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng mệt mỏi do dành quá nhiều thời gian chơi game, kể cả hầu hết thời gian ngủ.

Tiếp theo tình trạng mệt mỏi sẽ nặng hơn do rối loạn giấc ngủ trong thời gian dài, lúc này người nghiện game sẽ cảm giác chán ăn, khó ngủ và bắt đầu suy nhược cơ thể nghiêm trọng.

Về lâu dài, não bộ của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng dodopamine [mộthormone giúp tăng cảm giác phấn khích] tiết ra quá nhiều. Ảnh hưởng đến các nhu cầu khác của cơ thể vềdopamine, tức là não bộ của bạn sẽ bị biến đổi một phần nào đó để tương thích với sự thiếu hụt củahormone trên.

Đây cũng là nguyên nhân chínhgây ra các rối loạn tâm lý, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt mà Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã đưa ra cảnh báo trước đó.

Cách hạn chế và giảm tình trạng nghiện game

Để cai nghiện thành công thì bắt buộc bạn phải công nhận là mình đã thuộc nhóm người nghiện game, từ đó bỏ dần các thói quen xấu như bỏ bữa chơi game, thức đêm chơi game.

Tiếp theo bạn phải tự đặt ra câu hỏi game sẽ mang lợi ích gì cho bản thân, nếu bạn là một người có tài năng thiên bẩm về game thì hãy phát triển nó theo hướng game thủ chuyên nghiệp.

Còn nếu như xác định chơi game để giải trí thì hãy kiểm soát chúng thông quachế độ "quản thúc" nghiêm túc. Tức là bạn phải tự vạch ra thời gian nào dành cho game, thời gian nào dành cho việc khác. Và thời gian chơi game không được ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

Khiến bản thân bận rộn bằng công việc, chơi thể thao hay đi du lịch và những phương pháp giúp cai nghiện game hiệu quả nhất.

Như vậy mình đã tổng hợp các vấn đề liên quan đến nghiện game và cách khắc phục. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn nếu chẳng may phải "siêu lòng" 1 tựa game nào đó! Đừng quên để lại comment bên dưới cho mình biết nhé!

Xem thêm:

  • Vấn đề “nghiện” smartphone, game và mạng xã hội: Góc nhìn từ người trong cuộc
  • Đánh giá 'Game gây nghiện' Archero: 'gây nghiện' vì độ Khó!

Chơi game là một hình thức giải trí rất tốt cho những ai muốn tìm đến để giảm stress những giờ làm việc mệt mỏi hay cho những người muốn quên đi những muộn phiền của cuộc sống hàng ngày mình thường phải trải qua. Thế nhưng, nếu bạn không biết kiểm soát thời gian dành cho game thì nhiều khi vô hình chung chính bạn đã trở thành một "con nghiện" game chính hiệu từ lúc nào mà mình không hay.

Mới đây, WHO, Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố, họ sẽ công nhận chứng nghiện game là một dạng rối loạn tâm lý, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt và cần có các cách điều trị đặc dụng riêng để giúp những "con nghiện" thoát khỏi ám ảnh tâm lý.

Cụ thể hơn, chứng nghiện game , hay còn được gọi là "gaming addiction", được xếp vào những dạng rối loạn tâm lý với những biểu hiện sau đây, theo tài liệu chính thức của WHO:

"Rối loạn chơi game được định nghĩa bởi những hành vi chơi game online hoặc offline thỏa mãn những tiêu chỉ sau:

1. Không điều khiển được bản thân khỏi game, ví dụ như địa điểm, tần suất, thời gian chơi.

2. Người bệnh coi trọng việc chơi game hơn tất cả những việc khác trong cuộc sống.

3. Bất chấp hậu quả tiêu cực xảy đến, game vẫn trở thành thứ tiên quyết trong cuộc sống của người bệnh.

Những hành vi kể trên phải là những thành tố gây ra những hậu quả tiêu cực xảy đến cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội, giáo dục, công việc hay những khía cạnh quan trọng khác trong cuộc sống của người bệnh. Giai đoạn lạm dụng game có thể kéo dài, mới xảy ra hoặc theo mùa, không có thời gian cố định. Để được xếp vào rối loạn chơi game, quá trình lạm dụng game và những tính năng của game phải kéo dài trong vòng ít nhất là 12 tháng, tuy nhiên vẫn có những trường hợp cá biệt phụ thuộc vào triệu chứng và mức độ trầm trọng của hậu quả do chứng rối loạn này gây ra."

Những đối tượng nghiện game đến từ nhiều lứa tuổi và nhiều tầng lớp khác nhau, từ học sinh, sinh viên cho đến người đi làm, ở nhà, hoặc có thể đến từ cả những vị sếp khó tính hàng ngày mà bạn tiếp xúc nữa. Tất cả mọi người đều có thể nghiện game và chính bạn cũng vậy. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết bạn hoặc người nào đó xung quanh bạn đã nghiện game.

Chơi hàng giờ và luôn nhắc về game

Những người bình thường họ sẽ chỉ chơi game trong một khoảng thời gian nhất định là sẽ thôi hoặc sẽ nhanh chán. Thế nhưng, những người nghiện game luôn có thể chơi hàng giờ liên tục không nghỉ bên cạnh máy tính hay smartphone của mình. Người nghiện game sẽ không có khái niệm hay định hình được thời gian hay không gian khi chơi game.

Trong tâm trí người nghiện game luôn xuất hiện những hình ảnh của trò chơi nhảy múa trong đầu kể cả khi đang ngủ hay đang thức để rồi lại ảo tưởng về sức mạnh của mình. Nếu bạn biết một người nào đó mà ngày nào cũng phải vào game ít nhất 4, 5 lần và luôn miệng nhắc tới game mình đang chơi thì đấy thực sự là một game thủ nghiện game chính hiệu rồi đó. Điều này thật sự không đến mức là những biểu hiện của người nghiện game tiêu cực hay quá lố mà chỉ do họ có sự đam mê quá mạnh mẽ về những game mình chơi mà thôi.

Hay nói dối và bỏ bê những việc khác để chơi game, kể cả học tập và công việc

Họ tiêu tốn rất nhiều thời gian ngồi trước màn hình tivi, máy tính hoặc smartphone để chơi game. Người nghiện game luôn có thể bào chữa về việc vào mạng là để làm việc, tìm thông tin, đọc thư điện tử và tất cả những gì khác có thể nói dối để được thỏa thú chơi game của mình.

Họ không có khả năng kiểm soát được thời gian chơi game nên nhiều dự định chỉ là chơi game trong 15 - 20 phút hay chỉ vào xem một chút thôi rồi đi ra, nhưng họ không thể ngừng lại như dự kiến mà chơi game liên tục trong nhiều giờ. Nhiều game thủ đã chơi thâu đêm khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi do đó bỏ bê những công việc quan trọng hay bỏ dở việc học hành của mình. Họ bỏ mặc các mối quan hệ bạn bè và gia đình, những người rất thân thiết với họ trước đây. Các trường hợp nghiện game nặng, đôi khi những game thủ bỏ qua cả việc vệ sinh cá nhân và không chịu tắm rửa đến cả tuần.

Che giấu các cảm giác và tình huống khó chịu

Khi mắc bệnh nào đó, người nghiện game sẽ tự dùng thuốc để điều trị cho mình chứ không báo cho gia đình biết và không chịu đi chữa bệnh bởi họ sợ ảnh hưởng đến thời gian chơi game và rời xa thú vui hàng ngày của mình. Khi có các cảm giác và tình huống khó chịu, họ lại chơi game để che giấu các cảm giác và tình huống khó chịu này.

Người nghiện game dùng thế giới ảo để chạy trốn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống thực. Đôi khi việc nghiện game kiểu này sẽ khiến người chơi không còn cảm giác ham muốn cả về chuyện tình cảm trai gái. Tình trạng game thủ FA chế ảnh hài hước và cầu mưa những ngày lễ, đặc biệt là Valentine đã trở thành một xu hướng chung vài năm trở lại đây. Điều đáng e ngại nhất có lẽ những dấu hiệu của chứng suy nhược và có xu hướng hành xử theo các mối quan hệ ảo tưởng trong game dẫn đến những sai lầm đáng tiếc ngoài đời thực.

Không tiếc tiền đầu tư vào game và chơi game

Người nghiện game thường có xu hướng sử dụng đồng tiền một cách phóng khoáng và thoải mái một cách khá phung phí. Họ có thể đổ tiền vào đầu tư một bộ máy tính chơi game hàng khủng với giá vài chục triệu hay một cái smartphone có giá tương tự. Họ luôn tìm cách nâng cấp phần mềm, phần cứng, và ngay cả đường truyền internet cũng phải là cáp quang để thỏa mãn ham muốn chơi game của mình. Họ cũng thường tốn nhiều tiền để ngồi chơi hàng giờ ngoài quán nét hay những tụ điểm chơi game công cộng khác với một lý do "cho có anh có em".

Video liên quan

Chủ Đề