Luật kinh tế ở Học viện Ngân hàng

Thí sinh tham gia tư vấn tuyển sinh của Học viện Ngân hàng, Hà Nội vào tháng 4/2021. Ảnh: hvnh.edu.vn

Học viện Ngân hàng là một trong những trường hàng đầu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng của Việt Nam. Ngoài ngành Tài chính – Ngân hàng, điều bất ngờ là một ngành khác cũng đang hot và thu hút sự quan tâm của các thí sinh là Luật Kinh tế. 4 năm gần đây, điểm chuẩn của ngành Luật Kinh tế đều cao nhất trong số các ngành của trường.

Năm 2020, điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế là 27 điểm [tổ hợp C00, D14, D15].

Năm 2019, điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế là 24.75 điểm [tổ hợp KHXH].

Năm 2018, điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế là 23.75 điểm.

Năm 2017, điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế là 25.25 điểm.

Chia sẻ với báo chí, TS Trần Mạnh Hà, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng dự báo điểm chuẩn vào trường năm nay chắc chắn không thấp hơn năm ngoái. Một số ngành có thể giữ nguyên và số khác có thể tăng nhẹ từ 0.25 đến 0.5 điểm.

Theo giới thiệu của Học viện Ngân hàng, ngành Luật Kinh tế [định hướng Luật tài chính – ngân hàng], ngoài kiến thức về luật, các sinh viên còn được bổ sung kiến thức về kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng 4 năm gần đây

Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng năm 2020

 Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng năm 2019

Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng năm 2018

Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng năm 2017

Chủ nhiệm Khoa Luật Kinh tế, Học viện Ngân hàng vừa chia sẻ một số thông tin về tuyển sinh ngành này trong năm 2018 cũng như triển vọng nghề nghiệp khi ra trường.

Kì thi THPT quốc gia 2018 đang đến rất gần. Đây cũng là thời điểm các thí sinh cân nhắc, lựa chọn các khoa/ngành, trường phù hợp với năng lực, sở thích của mình để hoàn thiện hồ sơ đăng kí dự thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay.

Một trong các thắc mắc mà nhiều thí sinh đặt ra, đó là việc có nên nộp hồ sơ vào Khoa Luật Kinh tế của Học viện Ngân hàng hay không? Mức độ cạnh tranh về chương trình đào tạo, cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp tại đây như thế nào so với học ở trường khác như Khoa Luật [ĐHQG Hà Nội] hay Đại học Luật Hà Nội...

TS Nguyễn Thái Hà - Chủ nhiệm Khoa Luật Kinh tế, Học viện Ngân hàng thông tin về tuyển sinh năm 2018. Ảnh: Đình Tuệ.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Thái Hà - Chủ nhiệm Khoa Luật Kinh tế, Học viện Ngân hàng đã có những ý kiến trao đổi để giải đáp những thắc mắc của thí sinh cũng như phụ huynh khi còn lăn tăn về vấn đề này.

Ông Thái Hà cho biết: "Năm 2017, học viện tuyển sinh khóa 1 cho Khoa Luật Kinh tế với 290 thí sinh nhập học đợt 1. Các tổ hợp môn xét tuyển vào khoa gồm A00, C00, D07, D09. Dù là khoa mới thành lập nhưng điểm chuẩn năm 2017 của khoa là 25,25 điểm - cao nhất trong tất cả các khoa/ngành học của nhà trường. Năm 2018, nhà trường điều chỉnh tổ hợp xét tuyển gồm A00, A01, C00, D01.

Ban đầu, lãnh đạo học viện chỉ giao 150 chỉ tiêu cho Khoa Luật Kinh tế do là khoa mới. Tuy nhiên, do nhu cầu của nhiều thí sinh nộp hồ sơ đăng kí vào nên đã điều chỉnh theo hướng tăng chỉ tiêu lên 200. Khi thực gọi thì gọi 312 em. Con số thí sinh nhập học thực tế là 290 em.

Về đào tạo khoa Luật Kinh tế, ban lãnh đạo khoa cũng tìm hướng đi cho riêng mình trên cơ sở phù hợp với định hướng chung của học viện Ngân hàng - đào tạo theo định hướng ứng dụng. Vì mới thành lập nên khoa sẽ chú trọng đào tạo chuyên sâu cho sinh viên cả về Luật kinh tế, cũng như tài chính - ngân hàng. Học viện đào tạo những người có kiến thức chuyên môn về pháp luật phục vụ cho hoạt động của ngành ngân hàng.

Học Luật quan trọng bậc nhất là cách tư duy và cách tiếp cận vấn đề. Nhà trường muốn hướng tới việc làm sao để tạo ra phương pháp tư duy độc lập và sáng tạo cho người học. Khi nhìn nhận vấn đề, các em sẽ có cái nhìn đa chiều để đưa ra các hướng xử lý khác nhau tùy vào tình huống có thể xảy ra từ một sự việc cụ thể".

Về chương trình đào tạo, TS Nguyễn Thái Hà nhấn mạnh: Ngoài những kiến thức chuyên môn về luật, nhà trường cũng đưa vào một số môn học về kinh tế [chiếm tỉ trọng khoảng 20% tổng số các môn]. Tức, khoa sẽ dạy các môn cơ bản của các khoa chuyên ngành để các em có kiến thức nền về kinh tế.

Toàn khoa hiện có 17 giảng viên đều từng tốt nghiệp ngành Luật ở hai cơ sở đào tạo về luật nổi tiếng là Khoa Luật [ĐHQG Hà Nội] và Trường Đại học Luật Hà Nội. Từng công tác thực tiễn trong ngành với vai trò luật sư, va chạm với các vấn đề về kinh tế, có nhiều vấn đề phát sinh.

Luật và Kinh tế luôn có sự bổ trợ, có thể mình giỏi về Luật nhưng những nguyên lý về kinh tế lại chưa thực sự hoàn hảo. Do đó, sinh viên cần có kiến thức nên về kinh tế để có thể tiếp cận các vấn đề một cách dễ dàng hơn.

Đây cũng là đặc thù trong đào tạo của ngành Luật Kinh tế của học viện. Điều này giúp sinh viên khi ra trường có khả năng nhập cuộc nhanh hơn so với việc chỉ được đào tạo kiến thức chuyên môn về luật ở các cơ sở đào tạo khác.

Cơ hội việc làm cho cử nhân Luật Kinh tế

Bên cạnh các hoạt động về đào tạo chuyên môn, khoa cũng tổ chức cho sinh viên hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thông qua CLB Luật gia tương lai [có liên kết với CLB Luật gia trẻ - ĐH Luật Hà Nội] nhằm tạo ra sân chơi bổ ích cho các em. Sinh viên của khoa cũng đang chuẩn bị tham gia "Phiên tòa giả định" do CLB Luật gia trẻ tổ chức để đưa dần các em đến với thực tiễn hơn.

"Thực tế chính là 'người thầy' nghiêm khắc nhất. Ở trường dù thầy dạy hay đến đâu nhưng ra đời các em không biết cách vận dụng và làm quen với thực tế thì cũng như không.

Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ra trường là không quá khó. Học ở đây ra không chỉ là đi làm cho ngân hàng. Các em vẫn có thể làm doanh nghiệp hay luật sư bình thường. Thậm chí, các em có thể tự mở văn phòng luật sư cho riêng mình hoặc đi làm ở các cơ quan hành chính nhà nước... Tôi nghĩ cơ hội việc cho ngành luật là rất lớn.

Vốn dĩ là một đơn vị đào tạo trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên nhà trường cũng có mối quan hệ rất tốt với hệ thống các ngân hàng thương mại. Chất lượng đào tạo của Học viện cũng đã được khẳng định qua thực tế. Nhiều ngân hàng ưu tiên sinh viên tốt nghiệp Học viện Ngân hàng vào làm những vị trí tạm gọi là 'tốp trên' của những đơn vị đó bằng cách chia ra làm từng nhóm 1, 2, 3 ở thông tin tuyển dụng", TS Hà cho hay.

Ngoài ra, vị Chủ nhiệm Khoa Luật Kinh tế, Học viện Ngân hàng cũng thông tin: Trong năm 2017, con số thí sinh trúng tuyển vào khoa với 25,25 điểm trở lên là 100% thuộc tổ hợp khối C00. Trong số 312 thí sinh được gọi nhập học thì chỉ có duy nhất một thí sinh trúng tuyển khối A00 với 25,75 điểm.

Khoa Luật Kinh tế, Học viện Ngân hàng chào tân sinh viên khóa đầu tiên năm 2017. Ảnh: CTV.

Tuy nhiên, sau đó thí sinh này lại không nhập học nên toàn bộ 290 em hiện đang học khóa 1 đều thuộc khối C00.

Mức học phí cụ thể của năm 2017: Khoảng 7,4 triệu đồng/em/năm học. Tương đương 205.000 đồng/tín chỉ. Năm 2018, mức học phí dự kiến 8,1 triệu đồng/em/năm học, tương ứng với 225.000 đồng/tín chỉ.

Năm 2018, nhà trường tiếp tục tuyển sinh theo ngành học, điểm trúng tuyển là xét chung cho tất cả các tổ hợp của từng ngành.

Học viện Ngân hàng nói về cơ hội việc làm của sinh viên

Sinh viên tốt nghiệp Học viện Ngân hàng sẽ có cơ hội được làm việc ở nhiều cơ quan và vị trí khác nhau tùy ...

Video liên quan

Chủ Đề