Lóng ngón tay là gì

Nguyên nhân gây sưng phù ngón tay có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên tất cả đều gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, cần sớm tiến hành điều trị khi phát hiện những triệu chứng lâm sàng để sớm phục hồi, hạn chế hậu quả đáng tiếc.

1. Những nguyên nhân gây sưng phù ngón tay

Sưng phù ngón tay thường bắt nguồn từ các nguyên nhân phổ biến sau:

Nguyên nhân gây sưng phù ngón tay do giữ nước

Khi các mô hoặc khớp bị tác động dẫn đến tình trạng chất lỏng tích tụ quá mức sẽ hình thành nên tình trạng giữ nước. Biểu hiện thường gặp khi gặp phải vấn đề này là:

  • Ngón út sưng phù, gặp khó khăn trong việc đeo và tháo nhẫn.

  • Tình trạng tiến triển nặng theo thời gian hoặc sau những bữa ăn quá mặn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng phù ở ngón tay

Tập thể dục quá sức, bài tập không phù hợp.

Trong quá trình tập luyện thể dục thể thao, ba bộ phận là tim, phổi và cơ bắp thường sẽ hoạt động nhiều hơn so với các cơ quan khác. Do đó, lượng máu sẽ tập trung vận chuyển đến các bộ phần này. Điều đó dẫn đến việc các mạch máu nhỏ ở đầu ngón tay phản ứng gây nên hiện tượng mở rộng mạch máu với biểu hiện sưng phù.

Nhiệt độ môi trường cao bất thường

Tương tự với việc tập luyện thể dục thể thao quá mức, thời tiết thay đổi thất thường làm tăng nhanh nhiệt độ cũng là một trong những nguyên nhân gây sưng phù ngón tay. Đây thực chất là quá trình phản ứng sinh lý, các mạch máu trên da phồng lên nhằm mục đích thoát nhiệt ra khỏi cơ thể.

Tay gặp chấn thương

Một số chấn thương không mong muốn trong cuộc sống có thể là nguyên nhân gây sưng phù ngón tay, đặc biệt là khi bị: bong gây, trật khớp, xương tay bị gãy,...

Trong trường hợp vết thương không nghiêm trọng, có thể phục hồi bằng cách tiến hành một số biện pháp như chườm đá, sử dụng thuốc giảm đau, thư giãn,... Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng phù nghiêm trọng, không có dấu hiệu thuyên giảm, cần nhanh chóng kiểm tra, thăm khám để có thể điều trị kịp thời.

Chấn thương là một trong những nguyên nhân gây sưng phù ngón tay

Ngón tay bị nhiễm trùng

Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây sưng phù ngón tay có thể bắt nguồn từ các loại nhiễm trùng sau đây:

  • Nhiễm trùng Herpetic Whitlow: triệu chứng cửa bệnh là các nốt mụn nước li ti, có thể kèm theo sưng phù tại ngón tay.

  • Nhiễm trùng Paronychia: đây là nhóm bệnh do vi khuẩn hoặc nấm có hại xâm nhập, gây nhiễm trùng tại móng tay.

  • Nhiễm trùng Felon: dạng nhiễm trùng này thường khá nghiêm trọng, có thể hình thành mủ và gây đau nhức khó chịu.

Nhiễm trùng ngón tay là một dạng bệnh lý nguy hiểm, có thể nhanh chóng lây lan sang các bộ phận lân cận. Do đó, mỗi cá nhân cần sớm nhận biết và có phương pháp điều trị kịp thời.

Đối tượng bị viêm khớp ở tay

Hiện nay, có hai dạng viêm khớp phổ biến thường gây sưng phù ở tay, đó là:

  • Viêm khớp dạng thấp: bệnh tiến triển gây ảnh hưởng xấu đến bao hoạt dịch khớp của khớp, hình thành triệu chứng sưng đau khó chịu, thậm chí là cứng khớp ở cả hai bàn tay.

  • Viêm khớp vẩy nến: sau quá trình tiến triển và không được điều trị, bệnh nhân có viêm khớp vẩy nến có thể gặp phải vấn đề sưng đỏ ở ngón tay và chân.

Cả hai dạng viêm khớp này đều gây nên những tổn thương nhất định, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khả năng linh hoạt của khớp ở tay, chân nếu không có phác đồ điều trị phù hợp, kịp thời.

Ngón tay sưng phù do bệnh Gout

Thói quen ăn uống thường xuyên tiêu thụ các loại thịt, hải sản và bia rượu thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh Gout. Khi phát triển đến một giai đoạn nhất định, bệnh gây nên những biểu hiện như: sưng tấy ở ngón chân cái hoặc các khớp tay.

Bệnh nhân có thể kiểm soát tạm thời cơn đau nhức bằng các loại thuốc giảm đau không kê đơn, tuy nhiên nên có biện pháp điều trị lâu dài, dứt điểm để tránh gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống.

Sử dụng một số nhóm thuốc có khả năng kích ứng gây sưng đỏ

Việc lạm dụng một số nhóm thuốc sau đây có thể là nguyên nhân gây sưng phù ngón tay:

  • Nhóm thuốc Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,... có công dụng giảm đau.

  • Thuốc dùng trong điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp,...

  • Thuốc có công dụng hỗ trợ trong việc điều trị giảm đau tại các dây thần kinh.

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị

Một số loại được dùng trong liệu pháp ổn định nội tiết tố

Thông thường, việc sưng đỏ ngón tay do sử dụng thuốc sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, không thuyên giảm ngay cả khi ngừng sử dụng thuốc thì cần thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên môn.

Hội chứng ống cổ tay

Đây là hội chứng thường gặp ở những đối tượng có tính chất công việc lặp đi lặp lại việc cử động tay liên tục trong thời gian dài gây chèn ép dây thần kinh tại cổ tay. Bệnh gây nên các triệu chứng như đau nhức, ngứa ran, tay tê cứng, sưng đỏ,...

2. Một số lưu ý khi khắc phục vấn đề sưng phù ngón tay

Để quá trình phục hồi ngón tay sưng phù diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, cần lưu ý:

  • Xác định chính xác nguyên nhân gây sưng phù ngón tay để có được liều trình điều trị phù hợp, chính xác.

  • Ngâm tay trong hỗn hợp nước muối ấm để tăng cường làm sạch, hỗ trợ thư giãn tại các cơ và thúc đẩy quá trình lưu thông máu.

  • Bệnh nhân bị sưng đỏ do Gout cần lưu ý khẩu phần ăn hàng ngày nên hạn chế muối, hay các loại hải sản.

  • Tránh việc tiêu thụ thường xuyên thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,... Bổ sung nước, trái cây, rau củ quả tươi trong mỗi bữa ăn.

  • Thường xuyên vận động, massage thư giãn cho các ngón tay, tránh những công việc nặng hoặc tác động gây tổn thương lên bề mặt ngón tay.

Để bảo vệ sức khỏe bản thân, cần sớm điều trị bệnh khi có những dấu hiệu bất thường

Ngón tay sưng phù nếu không được kiểm soát, điều trị có thể dẫn đến liệt hoặc mất đi tính linh hoạt. Nếu cần được hỗ trợ, tư vấn để xác định nguyên nhân gây sưng phù ngón tay và liệu trình điều trị hiệu quả, vui lòng liên hệ số hotline 1900 565656 để được hỗ trợ.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh – Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế cungdaythang.com Đà Nẵng

Viêm thoái hoá khớp ngón tay là bệnh lý khá thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh có thể gây nhiều khó khăn cho bệnh nhân trong sinh hoạt hằng ngày do đau và biến dạng khớp.

Đang xem: Lóng tay là gì

1. Hoạt động bình thường của khớp ngón tay

Xương ở lòng bàn tay là xương đốt bàn tay. Mỗi xương đốt bàn tay sẽ nối với xương đốt ngón tay. Những xương đốt ngón tay nhỏ sắp xếp nối tiếp nhau, tạo thành xương ngón tay. Các khớp ngón tay ở bàn tay [khớp bàn ngón tay] được tạo thành bởi sự kết nối giữa xương đốt ngón tay và xương đốt bàn tay. Khớp bàn ngón tay cử động như bản lề cho phép mỗi người dễ dàng gập ngón tay lại hoặc duỗi thẳng ngón tay ra.

3 xương đốt ngón tay ở mỗi ngón tay nối với nhau bởi 2 khớp, được gọi là khớp liên đốt ngón tay. Khớp gần với khớp bàn tay nhất được gọi là khớp liên đốt gần. Khớp nằm gần đầu ngón tay gọi là khớp liên đốt xa. Riêng ngón cái chỉ có một khớp liên đốt giữa 2 xương đốt ngón cái. Các khớp này cũng hoạt động như khớp bản lề khi gập, duỗi ngón tay.

Các khớp ngón tay được bao phủ bên ngoài bởi lớp sụn khớp, có màu trắng và độ cứng như cao su. Sụn khớp có chức năng hấp thu các va chạm, tạo một bề mặt trơn láng để thuận lợi cho khớp chuyển động.

2. Viêm thoái hoá khớp ngón tay là bệnh gì?


Viêm khớp ngón tay có thể xảy ra ở bất kỳ ngón tay nào

Viêm thoái hoá khớp ngón tay có thể xảy ra ở bất kỳ ngón tay nào như khớp ngón tay cái, khớp ngón tay út,… Đây là tình trạng sụn nằm ở đầu các xương hình thành khớp ngón tay bị mòn đi hoặc thoái hóa, thường diễn ra từ từ trong nhiều năm. Với viêm thoái hoá khớp ngón tay, các sụn bao phủ đầu xương bị giảm chất lượng, bề mặt trơn nhẵn của nó bị sần sùi. Khi các xương chà xát với nhau sẽ dẫn đến ma sát và tổn thương khớp. Các tổn thương khớp có thể dẫn đến sự tăng trưởng của các xương mới dọc theo 2 bên xương hiện có [gai xương] hoặc có thể tạo ra khối gồ trên khớp ngón tay.

3. Nguyên nhân gây viêm thoái hoá khớp ngón tay


Viêm khớp ngón tay có thể do lão hóa hoặc chấn thương

Lão hóa: Viêm thoái hoá khớp ngón tay thường xảy ra cùng với lão hóa;

Xem thêm:   Control Sideband Là Gì - Tăng Lực Cho Thiết Bị Phát Sóng Wi

Chấn thương: Các chấn thương trước đó như bong gân nặng, gãy xương hoặc tổn thương khớp ngón tay có thể tác động tới sụn khớp, làm thay đổi hoạt động của khớp. Khi chấn thương làm khớp thay đổi cách sắp xếp và chuyển động, lực sẽ đè ép lên bề mặt sụn khớp, sau thời gian sẽ phá hủy sụn khớp. Vì sụn khớp không thể tự phục hồi tốt, tổn thương sẽ ngày càng nặng hơn và xuất hiện các triệu chứng viêm thoái hoá khớp ngón tay.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm thoái hoá khớp ngón tay:

● Là nữ giới;

● Trên 40 tuổi;

Béo phì;

● Mắc một số tình trạng di truyền như dây chằng khớp lỏng, các khớp bị biến dạng,…;

● Các bệnh làm thay đổi cấu trúc và chức năng bình thường của sụn khớp như viêm khớp dạng thấp;

● Các hoạt động và công việc tạo áp lực lên ngón tay.

Xem thêm: Hoa Lan Quế Lan Hương Lá Xếp Cây To Đẹp, Lan Quế Xếp

4. Triệu chứng của viêm thoái hoá khớp ngón tay

Đau khớp ngón tay: Là triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất. Cơn đau có thể xảy ra ở gốc ngón tay khi nắm, chụp một vật nào đó hoặc dùng lực ngón tay. Đầu tiên, cơn đau chỉ xuất hiện khi bệnh nhân bắt đầu một hoạt động cầm, nắm đồ vật. Khi người bệnh hoạt động, cơn đau sẽ giảm bớt. Tuy nhiên, sau khi nghỉ ngơi vài phút, cơn đau và cứng khớp sẽ tăng lên. Khi bị viêm thoái hoá khớp nặng hơn, cơn đau khớp ngón tay sẽ xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi;

Biến dạng ngón tay: Khi bệnh viêm thoái hoá khớp ngón tay tiến triển, ngón tay thường biến dạng. Các khớp bàn ngón tay bắt đầu hướng về một bên [về phía ngón út] – là hiện tượng lệch về phía xương trụ, có thể gây yếu tay và đau, gây khó khăn trong việc sử dụng bàn tay trong những hoạt động thường ngày;

Biến dạng khớp liên đốt: Khớp liên đốt ngón tay bắt đầu gập hoặc duỗi quá mức, tạo thành các biến dạng đặc trưng. Biến dạng cổ thiên nga là tình trạng các khớp liên đốt gần bị lỏng và duỗi quá mức, trong khi đó khớp liên đốt xa bị gập lại. Biến dạng boutonniere xuất hiện khi khớp liên đốt gần bị gập và khớp liên đốt xa duỗi ra;

Sưng khớp liên đốt: Các khớp liên đốt gần bị to mặt sau, sưng và đau, tạo thành các nốt Bouchard. Các khớp liên đốt xa bị sưng to gọi là nốt Heberden;

Triệu chứng khác: Sưng, cứng, ấm và đau ở gốc ngón tay; giảm sức mạnh khi cầm, nắm đồ đạc; giảm phạm vi chuyển động tay; khớp tại gốc ngón tay to ra hoặc nhìn thấy cục xương.

Xem thêm:   Điện trở r của dây dẫn biểu thị cho?

5. Chẩn đoán viêm thoái hoá khớp ngón tay

● Bác sĩ hỏi về bệnh sử, chi tiết về các chấn thương đã từng xuất hiện ở bàn tay của bệnh nhân;

● Bác sĩ khám, tìm kiếm dấu hiệu sưng, cục u nổi lên hoặc xem xét khả năng cử động của các khớp bàn tay và các khớp khác trên cơ thể. Bác sĩ có thể giữ khớp bệnh nhân cố định trong khi di chuyển ngón tay, nếu cử động này tạo ra âm thanh lạo xạo hoặc đau đớn hay cảm giác có sạn, chứng tỏ sụn đã bị mòn và xương cọ sát vào nhau;

● Kiểm tra bằng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang để xem xét những dấu hiệu của viêm khớp ngón tay, bao gồm các cựa xương, sụn bị mòn, mất khoảng trống của khớp,…

6. Điều trị viêm thoái hoá khớp ngón tay


Ở giai đoạn đầu, điều trị viêm khớp ngón tay chủ yếu là phương pháp không can thiệp phẫu thuật

6.1 Điều trị không can thiệp phẫu thuật

Trong giai đoạn đầu của viêm thoái hoá khớp ngón tay, việc điều trị chủ yếu là áp dụng các phương pháp không can thiệp phẫu thuật như:

Dùng thuốc uống:

Với trường hợp khớp ngón tay chỉ đau khi làm việc nhiều hoặc nặng thì bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc kháng viêm nhẹ như Aspirin hoặc Ibuprofen… Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần giảm hoạt động nặng hoặc ngưng làm công việc đòi hỏi nhiều cửa động lặp lại của bàn tay và ngón tay để giúp kiểm soát triệu chứng bệnh;

Dùng thuốc tiêm:

Huyết tương giàu tiểu cầu [Platelet Rich Plasma, PRP]: PRP kích thích tế bào biểu mô, tạo chất nền, phân chia tế bào và tái tạo tế bào máu, cũng như kích thích phát triển mạch máu. Từ đó làm tái sinh các mô bị hư hại, giúp cho tế bào trở nên khỏe mạnh hơn. Đối với các tổn thương cơ xương khớp, PRP có tác dụng kháng viêm, chấm dứt cơn đau nhanh chóng, tăng khả năng vận động cho cơ và khớp.

Cortisone: Bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm Cortisone vào khớp ngón tay để giảm đau tạm thời [Cortisol là thuốc kháng viêm mạnh]. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc chỉ kéo dài khoảng vài tuần đến vài tháng. Đồng thời, thủ thuật này cũng đi kèm nguy cơ nhiễm trùng khớp;

Phục hồi chức năng:

Vật lý trị liệu hoặc hoạt động trị liệu đóng vai trò thiết yếu trong việc điều trị viêm khớp ngón tay không can thiệp bằng phẫu thuật. Mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân nắm được cách kiểm soát triệu chứng, giữ bàn tay và các khớp ngón tay trong điều kiện tốt nhất. Bệnh nhân sẽ được học cách làm dịu cơn đau và các triệu chứng khó chịu, bao gồm các phương pháp như nghỉ ngơi, giảm đau bằng nhiệt hoặc dùng thuốc thoa ngoài da. Bài tập về biên độ chuyển động và căng cơ cũng được đề nghị thực hiện để cải thiện khả năng vận động của ngón tay. Bài tập tăng sức mạnh cho bàn tay và cánh tay có tác dụng giữ vững bàn tay và bảo vệ ngón tay trước tình trạng sốc hay áp lực;

Xem thêm:   Phân chuồng không bảo quản bằng cách nào?

Băng thun hoặc nẹp ngón tay:

Là phương pháp có thể được dùng cho một số bệnh nhân để hỗ trợ giảm đau, ngăn ngừa biến dạng khớp ngón tay hoặc ngăn khớp bị biến dạng nặng hơn.

6.2 Điều trị phẫu thuật

Với trường hợp viêm thoái hoá khớp ngón tay nặng, các phương pháp trên không phát huy được hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng trong điều trị viêm khớp ngón tay là:

Hàn xương [làm cứng khớp]: Nhằm mục đích loại bỏ cơn đau bằng cách cho phép các xương tạo thành khớp đó phát triển về phía nhau hoặc kết hợp với nhau tạo thành một khối xương đặc. Hàn xương có hiệu quả tốt trong việc điều trị đau và biến dạng khớp do viêm thoái hoá. Phương pháp này được sử dụng phổ biến cho khớp liên đốt gần và liên đốt xa, mang lại hiệu quả tốt hơn và đơn giản hơn so với việc cố gắng giữ chuyển động của khớp ngón tay bằng cách thay khớp;

Thay khớp nhân tạo: Khi áp dụng thủ thuật thay khớp nhân tạo, bác sĩ sẽ dùng các khớp nhân tạo bằng nhựa hoặc kim loại để thay cho các khớp bị viêm. Khớp nhân tạo tạo thành một bản lề mới, cho phép khớp chuyển động tự do, đồng thời giảm đau đớn cho bệnh nhân.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể phải bó bột hoặc đeo nẹp ngón tay và cổ tay trong khoảng 6 tuần. Khi nẹp được lấy ra, người bệnh có thể cần vật lý trị liệu để lấy lại sức mạnh và độ linh hoạt của ngón tay.

Xem thêm: Giấy Cúng Ông Táo Đi Và Về, Lễ Cúng Ông Công Ông Táo Cần Những Gì

Nếu được phát hiện sớm, bệnh viêm thoái hoá khớp ngón tay có thể được điều trị nhanh chóng với chi phí thấp, ít nguy cơ xảy ra biến chứng. Vì vậy, khi có biểu hiện sưng, đau ngón tay, tốt nhất bệnh nhân nên sớm đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác về tình hình sức khỏe của mình và có phương hướng điều trị kịp thời, hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề