LGBT chiếm bao nhiều dân số thế giới

Có ba điều cần xem xét.

Trước hết, hãy tìm xem con số 10% đến từ đâu. Người đề nghị con số này là Alfred Kinsey. Trong những năm của thập kỷ 1940, khi ông ta làm “nghiên cứu” của mình, phần đông dân số vẫn không quá cởi mở để tiết lộ về đời sống tình dục của họ. Ông ấy phải tìm nơi ông ta có thể có dữ liệu.

Ông ta tìm được con số 10% bằng cách lấy mẫu từ 5300 người nam da trắng. 2800 người trong số của họ là tội phạm tình dục hay những tội phạm khác. Ông ta cũng tìm những mại dâm nam, và những người cổ võ đồng tính luyến ái tại các quán rượu cho người đồng tính. Từ nhóm người này, ông ta đi đến kết luận rằng 10% nam giới là đồng tính luyến ái. Chẳng cần tốn nhiều lời, những người đã xem xét phương pháp của ông ta chẳng được  thuyết phục tán thành cái kết luận của ông.

Thứ hai, con số thực sự cho người đồng tính thấp hơn nhiều so với đề nghị của Ông Kinsey. Paul Cameron đã viết cuốn sách tựa đề The Gay Nineties và trong đó ông ước tính rằng con số trung bình toàn quốc cho nam giới là 3% và cho nữ giới là 1.5%.

Bất kể tỉ lệ phần trăm nào của dân số là đồng tính, điều này không xác định tính luân lý của những hành vi của con người; con số không xác định lời dạy của Giáo hội. Chẳng hạn như, nếu 10% dân số ăn cắp hàng hóa tại cửa hàng, điều này không làm cho hành vi này trở nên việc đúng luật. Giáo Hội không nhìn vào văn hóa thời đại để xác định lời dạy của mình. Giáo Hội nhìn vào mặc khải của Chúa trong Kinh Thánh và Thánh Truyền.

Thứ ba, bất kể tỉ lệ trên thế giới của con số người đồng tính luyến ái, mọi người phải được cư xử với danh dự, tôn trọng, yêu mến và tất cả được gọi để sống đời thánh thiện.

Tỷ lệ gia tăng bình quân GDP mang lại bởi việc công nhận hôn nhân cùng giới trong ngắn hạn là từ 0,17% đến 0,44% một năm, theo kết quả nghiên cứu “Đánh giá tác động kinh tế của chính sách về hôn nhân cùng giới tại Việt Nam” của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường [ISEE] và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam [VESS]. Hội thảo công bố nghiên cứu này được tổ chức tại Hà Nội ngày 22-12.

Theo ông Lương Thế Huy, Viện trưởng ISEE, đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về vấn đề hôn nhân của người cùng giới nói riêng và vấn đề của người LGBT [tức người đồng tính - song tính - chuyển giới] dưới góc độ tác động kinh tế của chính sách về hôn nhân cùng giới tại Việt Nam.

Theo nhóm nghiên cứu, số LGBT tại Việt Nam chiếm từ 9% đến 11% tổng dân số. Cùng với sự phát triển của xã hội Việt Nam, LGBT ngày càng được nhìn nhận như những thành viên tự nhiên, bình đẳng và đầy đủ của xã hội. Tuy nhiên, LGBT đã và vẫn luôn phải đối mặt với nguy cơ phân biệt đối xử trong tương tác xã hội, giáo dục, việc làm. Việc công nhận những quyền này cho LGBT là một cơ sở quan trọng không chỉ cho quá trình hội nhập xã hội của nhóm người này mà còn cho góp phần vào sự phát triển văn hoá – kinh tế – xã hội nói chung của Việt Nam.

“Việc công nhận hôn nhân đồng giới làm gia tăng quyền cho nhóm người LGBT, từ đó gia tăng phúc lợi và phạm vi ra quyết định của họ”, ông Lương Thế Huy khẳng định.

Cũng theo nghiên cứu này, việc hợp thức hoá hôn nhân cùng giới có thể mang lại cho Việt Nam từ 1,65% đến 4,36% gia tăng trong GDP mỗi năm so với trường hợp không công nhận. Trong ngắn và trung hạn, tỉ lệ gia tăng này dàn trải trong khoảng 10 năm [vì LGBT cần có thời gian để hồi phục những chấn thương tâm lý, xã hội Việt Nam cũng cần có thời gian thay đổi thích ứng]. Điều này có nghĩa là tỉ lệ gia tăng bình quân GDP được mang lại bởi việc công nhận hôn nhân cùng giới trong ngắn hạn là từ 0,17% đến 0,44% một năm. Bên cạnh đó, việc công nhận hôn nhân cùng giới cũng mang lại cho các ngành công nghiệp có liên quan đến tổ chức tiệc cưới và xây dựng gia đình gia tăng trong doanh thu từ 5,26% đến 4,36% so với trường hợp không công nhận. Việc công nhận hôn nhân đồng giới cũng giúp Việt Nam tiết kiệm được mỗi năm từ 13 triệu USD đến 71 triệu USD chi phí phát sinh từ những thiệt hại đến từ các rối loạn tâm lý [rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu] do vị thế thiểu số của người LGBT…

Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất triển khai chương trình thay đổi nhận thức ở cấp toàn quốc, công nhận người LGBT là đối tượng đầy đủ của luật pháp và thiết chế xã hội. Tiếp đến, điều chỉnh luật pháp để công nhận hôn nhân cùng giới với đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật như hôn nhân khác giới; phấn đấu để Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á và thứ hai tại châu Á công nhận hôn nhân cùng giới. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đề xuất ban hành luật chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hướng tính dục trong gia đình, nhà trường, nơi làm việc; giới thiệu nội dung giáo dục về người LGBT vào chương trình học phổ thông dưới hình thức chính khoá hoặc ngoại khoá; tuyên truyền, giáo dục hướng đến toàn bộ xã hội, nhấn mạnh thông điệp rằng người LGBT là những thành viên bình đẳng, đầy đủ của xã hội…

ANH PHƯƠNG

luật chống phân biệt đối xử bản dạng giới ​

Khoảng một nửa trong số chúng ta đang mang trong mình "gene đồng tính" - đó là kết luận gây tranh cãi của một nghiên cứu do trường ĐH bang Ilia [Mỹ] mới đây đã thực hiện.

Theo như nghiên cứu, một nửa dân số thế giới, bao gồm cả nam và nữ thẳng có chứa gene này, đồng nghĩa với việc "gene đồng tính" sẽ tiếp tục được di truyền qua những thế hệ sau này.

Nghiên cứu do tiến sĩ Giorgi Chaladze thuộc ĐH Ilia thực hiện, xuất phát từ những kết quả nghiên cứu trước đây cho rằng đồng tính có thể do di truyền. Tuy nhiên, có một điều tương đối rõ ràng là người đồng tính thường không sinh con, và thực tế cho thấy số lượng con cái do người đồng tính sinh ra thấp hơn gấp 5 lần so với người dị tính.

Điều này chứng tỏ rằng những người dị tính cũng có mang trong mình gene của đồng tính. Để chứng minh, Chaladze đã sử dụng một mô hình tính toán về ảnh hưởng di truyền của gene đồng tính lên cộng đồng, và sự hiện diện của gene này trong suốt lịch sử loài người.

Ông phát hiện ra rằng những loại gene có liên quan đến xu hướng tính dục không hề mất đi, ngay cả khi nam thẳng và nữ thẳng sinh nhiều con hơn hẳn những người đồng tính. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nam đồng tính thường đến từ những gia đình có đông con.

Theo tiến sĩ Chaladze, điều này có nghĩa rằng nam đồng tính luôn được duy trì với tần suất "thấp nhưng ổn định" nếu như một nửa dân số đang mang trong mình những gene có tiềm năng quyết định xu hướng tính dục của nam giới.

Ông cho biết: "Việc chị em gái của một gay thường có nhiều con cái hơn bình thường có thể giúp giải thích được sự tồn tại của đồng tính trong xã hội".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Archives of Sexual Behaviour.

Bạn nghĩ sao về kết luận này?

Nguồn: Independent

Cộng đồng LGBT được biết đến rộng rãi khi nói về những người đồng tính, chuyển giới trên toàn thế giới. Nhiều quốc gia đã phê chuẩn việc kết hôn đồng giới và những quyền lợi riêng dành cho họ, tuy nhiều vẫn còn nhiều nơi có tư tưởng cổ hủ, kỳ thị những con người này. Cùng chúng tôi nâng cao hiểu biết về cộng đồng này thông qua bài viết dưới đây.

LGBT là gì? Ý nghĩa của cộng đồng LGBT

LGBT là tên viết tắt của đồng tính nữ [Lesbian], đồng tính nam [Gay], song tính [Bisexual] và chuyển giới [Transgender]. Những thuật ngữ như Gay, Lesbian, Bisexual dùng để mô tả xu hướng tình dục của một người, tức là họ có sự hấp dẫn tình yêu và tình dục khác với những người dị tính [hay Straight - những người bị hấp dẫn bởi người thuộc giới tính trái ngược với mình].

  • Gay là từ dùng để mô tả một người nam bị thu hút bởi những người cùng giới.
  • Người đồng tính nữ [lesbian] là một người phụ nữ bị thu hút bởi những người phụ nữ khác.
  • Người song tính [Bisexual] mô tả một người [nam hoặc nữ] bị thu hút bởi cả hai giới.

Theo thống kế, tại Mỹ có khoảng 3,5% số người được xác định là người đồng tính hoặc song tính. Nhưng nhiều người trong số họ cảm thấy rằng họ không phải là 100% đồng tính, thẳng tính hay song tính. Xu hướng tình dục của những người này thường theo hướng liên tục, lâu dài và cố định. Tuy nhiên, cũng có một số người không cảm thấy mình bị hấp dẫn tình dục với bất kỳ giới tính nào, đây được gọi là trường hợp vô tính [Asexual].

Mảnh ghép cuối cùng trong cộng đồng LGBT đó là những người chuyển giới [Transgender]. Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý học, bản dạng giới có thể được hiểu là nhận thức của một người về giới tính của họ, có thể là nữ, cũng có thể là nam hoặc giới tính khác. Vì vậy, những người chuyển giới là những người có bản dạng giới khác với giới tính sinh học, họ là những người có biểu hiện sinh học trên cơ thể thuộc giới này nhưng lại luôn cảm thấy mình giống giới tính còn lại. Vì cảm giác mình bị mang nhầm cơ thể này mà họ sẽ có khao khát phẫu thuật chuyển sang giới tính họ muốn một cách mãnh liệt.

Hiện nay thuật ngữ LGBT đã được mở rộng thành LGBTQ+ do sự phát hiện một số trường hợp khác như: Queer [có xu hướng tính dục và bản dạng giới khác biệt, hoặc không nhận định mình theo bất kỳ nhãn nào] hoặc Questioning [đang trong giai đoạn tìm hiểu bản thân]. Dấu cộng đại điện cho sự tồn tại đa dạng của các nhóm khác trong cộng đồng như: N là Non-binary [phi nhị nguyên giới], I Intersex [liên giới tính], A Asexual [vô tính luyến ái]...

Cộng đồng LGBT ra đời như một lời khẳng định bản thân, nói lên tiếng nói của những con người khác biệt. Họ xứng đáng được chấp nhận, tôn trọng và yêu thương bởi những người xung quanh. Ngày 17/5 hàng năm là ngày thế giới lên tiếng chống lại nạn kỳ thị và phân biệt đối xử với người thuộc cộng đồng song tính, đồng tính và chuyển giới [LGBT] bằng nhiều hành động ý nghĩa.

Ngày thế giới chống phân biệt đối xử, kỳ thị với cộng đồng LGBT

Trước khi được Liên Hợp Quốc công nhận, trong một khoảng thời gian dài ở Đức, ngày 17/5 được xem là Gay Day. Mãi cho đến ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] mới chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Điều này là tín hiệu đáng mừng cho cộng đồng LGBT trên toàn thế giới.

Tận đến ngày 17/5/2014, với sự nỗ lực không ngừng của 24.000 cá nhân và các tổ chức về LGBT lớn như Hiệp hội đồng tính nữ và đồng tính nam quốc tế ILGA, Ủy ban Nhân quyền Đồng tính và Đồng tính Quốc tế [IGLHRC], Hội nghị Thế giới của những người Do Thái LGBT và Liên minh Đồng tính nữ Châu Phi, ngày 17/5 mới chính thức trở thành Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính, dị tính và chuyển giới [LGBT] - IDAHOBIT [International Day Against Homophobia, Biphobia, Interphobia & Transphobia] được Liên Hợp Quốc thông qua.

Ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT đã được chính thức công nhận tại nhiều quốc gia như: Canada, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Anh, Mexico, Costa Rica, Croatia, Hà Lan, Pháp, Luxembourg, Venezuela và Liên Minh Châu Âu.

Hưởng ứng ngày chống phân biệt đối xử, kỳ thị với cộng đồng LGBT bằng cách chia sẻ những hiểu biết và cảm nhận của bản thân về LGBT Những bài thuyết trình về LGBT hay và ý nghĩa nhất tin tưởng sẽ phần nào tạo động lực giúp họ vượt qua mọi rào cản và sưởi ấm con tim nhiều tổn thương của họ.

Lá cờ LGBT [flag] và ý nghĩa của nó nói lên điều gì?

Cờ LGBT [hay được gọi là cờ cầu vồng] gồm 6 sọc màu gồm đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương và tím. Chúng được thiết kế bởi Gilbert Baker vào năm 1978 cho Ngày tự do của người đồng tính [Gay Freedom Day] tại Francisco.

Ông thiết kế lá cờ như một biểu tượng của sự “hy vọng” và “độc lập” nhằm thay thế cho biểu tượng tam giác hồng. Lá cờ LGBT không thực sự miêu tả cầu vồng, mà là những sắc màu của cầu vồng theo những dải nằm ngang, với màu đỏ nằm trên và màu tím dưới cùng, Lá cờ đại diện cho sự đa dạng của cộng đồng người đồng tính nam và đồng tính nữ quanh thế giới.

Với ý nghĩa thể hiện cho sự kết nối không biên giới, không giới hạn, 6 sắc màu của lá cờ LGBT tượng trưng cho sự đa dạng của cộng đồng, đồng thời cũng thể hiện niềm hi vọng, sự khao khát thể hiện mình của những người LGBT trên toàn thế giới.

Ý nghĩa của các sọc màu trong lá cờ LGBT​​​​​​​

INFORGRAPHIC - Ý nghĩa của những sọc màu trong lá cờ cộng đồng LGBT

Cờ của người đồng tính nữ [Lesbian]

Lá cờ này gồm có 7 vạch màu thể hiện cho 7 màu son môi khác nhau. Lá cờ này được xuất hiện từ năm 2010.

Cờ của người song tính [Bisexual]

Cờ của cộng đồng người song tính Bisexual được thiết kế bởi Michael Page vào năm 1998. Màu hồng trên lá cờ này tượng trưng cho sự hấp dẫn với người cùng giới, màu xanh tượng trưng cho sự hấp dẫn với người khác giới, và màu tím, màu trộn lẫn giữa hai màu nói trên, tượng trưng cho sự hấp dẫn với cả hai giới.

Cờ của người vô tính [Asexual]

Lá cờ này được tạo ra bởi một thành viên của Asexual Visibility and Education Network [AVEN]. Ý nghĩa các sọc màu trên lá cờ này như sau:

  • Sọc đen là người song tính.
  • Sọc xám tượng trưng cho Grey-asexual [những người có hứng thú với tình dục nhưng không thường xuyên hoặc chỉ với mức độ tối thiểu] và Demisexual [những người chỉ cảm thấy hứng thú tình dục với người có mối liên kết cảm xúc chặt chẽ].
  • Sọc trắng đại diện cho những người ủng hộ.
  • Sọc tím ám chỉ cộng đồng vô tính như một thể hoàn chỉnh.

Cờ của người chuyển giới [Transgender]

Lá cờ này được thiết kế vào năm 1999 bởi Monica Helms - một cứu lính hải quân Mỹ đã công khai là người chuyển giới nữ vào năm 1987. Màu hồng là đại diện cho người chuyển giới nữ, màu xanh dương đại diện cho người chuyển giới nam còn khoảng trắng chính giữa thể hiện cho những người không muốn dán nhãn chính mình.

Cờ của cộng đồng GenderQueer

Người GenderQueer là những người cảm nhận về giới của bản thân không phù hợp với bất kì những khái niệm truyền thống nào về giới của xã hội.

Cờ của người liên giới tính [Intersex]

Cờ của người dị tính ủng hộ cộng đồng LGBT

Top bộ phim anime nói về cộng đồng LGBT đáng xem nhất

Hiện tại đã có nhiều bộ phim truyền hình hay anime nói về cộng đồng LGBT, nội dung chủ yếu miêu tả cuộc sống, suy nghĩ và những khó khăn họ gặp phải khi đối diện với sự bảo thủ, kì thị của những người xung quanh. Những bộ phim nói lên tiếng lòng muốn được tự do khẳng định bản thân và hy vọng sự chấp nhận và tôn trọng của mọi người với sự khác biệt.

Một số bộ phim chúng tôi gợi ý đến bạn vì những giá trị về sự nhân văn và tình yêu thương có thể kể đến như: 

  • Pose - Thế giới hào hoa [2018]
  • Sex Education [2019]
  • Holding The man - Ôm chặt lấy anh [2015]
  • Special - Đặc biệt [2019]
  • Alex Strangelove - Tình yêu kì lạ [2018]Elisa và Marcela [2019]
  • The Perfection - Hoàn mỹ [2019]
  • Hollywood [2020]

Một số tác phẩm anime cùng chủ đề tiêu biểu:

  • Seikai ichi hatsukoi [Tình đầu đẹp nhất thế gian]
  • Love Stage
  • Doukyuusei - Bạn cùng lớp
  • Koisuru Boukun
  • Junjo Romantica

Một số câu hỏi thường gặp về cộng đồng LGBT

Một số câu hỏi thường gặp về cộng đồng LGBT sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết dưới đây, mời các bạn tham khảo.

LGBT có mấy loại?

Hiện nay thuật ngữ LGBT đã được mở rộng thành LGBTQ+ gồm đồng tính nữ [Lesbian], đồng tính nam [Gay], song tính [Bisexual], chuyển giới [Transgender], Queer [có xu hướng tính dục và bản dạng giới khác biệt, hoặc không nhận định mình theo bất kỳ nhãn nào] hoặc Questioning [đang trong giai đoạn tìm hiểu bản thân].

Ngày 14 tháng 12 là ngày gì của LGBT?

Theo kênh youtube 14/12 là ngày không kì thị cộng đồng LGBT, nhưng đây là thông tin chưa được kiểm chứng vì ngày chính thức không kì thị là ngày 17/5.

Ngày LGBT là ngày nào?

Như đã nói phía trên, nhờ sự nỗ lực của 24.000 cá nhân và tổ chức lớn của cộng đồng LGBT, ngày 17/5 đã được Liên Hợp Quốc công nhận là Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính, dị tính và chuyển giới.

Come out trong LGBT là gì?

Come out trong LGBT là công khai thiên hướng tính dục của những người đồng tính, song tính hoặc hoán tính.

Versatile là gì trong LGBT?

Bên cạnh "top" và "bottom" còn có "versatile", tức là những người linh hoạt trong mọi tư thế. Đáng tiếc, đối tượng này thường bị đánh đồng là "bottom" và không được đánh giá cao trong giới.

SBC là gì trong LGBT?

SBC [hay còn biết đến chính  SB cứng]: SBC hay thường được biết đến  Lesbian [LES] dùng để chỉ những người có hành động và cử chỉ, phong cách bên ngoài giống với đàn ông, chỉ khi chú ý quan sát và nhìn kỹ thì mới biết họ chính  con gái.

LGBT chiếm bao nhiều dân số thế giới?

Theo khảo sát cho thấy người trong cộng đồng LGBT chiếm 24% dân số thế giới nhưng theo nghiên cứu, con số này lại chỉ là 4%? LGBT chiếm bao nhiêu dân số thế giới còn đang là một bí ẩn.

Gay Bottom hay gọi tắt  Bot  những người đóng vai trò  vợ trong mối quan hệ đồng tính nam.

Bách hợp LGBT là gì?

Bách Hợp là từ tiếng Hán chỉ một thể loại phim ảnh/ truyện tranh/ tiểu thuyết khai thác chủ đề tình cảm giữa 2 người phụ nữ [đống tính luyến ái nữ].

Lá cờ LGBT ban đầu có mấy màu?

Ban đầu lá cờ LGBT lấy biểu tượng tam giác hồng, tuy nhiên sau đó đã được thay thế bằng cờ cầu vồng [gồm 6 màu] do Gilbert Baker thiết kế vào năm 1978.

Cha đẻ của lá cờ LGBT là ai?

Vào năm 1978 Gilbert Baker đã thiết kế lá cờ cầu vồng của cộng đồng LGBT kỷ niệm Ngày tự do của người đồng tính [Gay Freedom Day] tại San Francisco.

Việt Nam công nhận lá cờ LGBT chưa?

Cho đến nay, mặc dù hôn nhân đồng tính chưa được hợp pháp hóa, Việt Nam là nước dẫn đầu ở Đông Nam Á trong công nhận quyền lợi của LGBT.

App hẹn hò LGBT miễn phí là gì?

Dưới đây là top 6 app hẹn hò đang được LGBT ưa thích.

  • Grindr. Có lẽ không cần phải nói nhiều về ứng dụng hẹn hò nổi tiếng bậc nhất trong cộng đồng LGBT. ...
  • Tinder. ...
  • Match.com. ...
  • Adult Friend Finder. ...
  • Zoosk. ...
  • Elite Singles.

Bạn có thuộc LGBT hay không?

Dưới đây là một số bài quiz nhanh giúp bận nhận diện cảm xúc thật của mình, đừng lo lắng về điều đó khác với những người xung quanh, là chính mình luôn là một điều tuyệt vời nhất.

1. Bạn đã thích 1 người cùng giới khi nào chưa?

A. Không. Chưa bao giờ!

B. Có, nhưng chỉ là một chút

C. Thích rất nhiều người cùng giới

2. Khi bạn gặp một người con trai/gái cùng giới đẹp bạn sẽ như thế nào?

A. Không quan tâm cho lắm

B. Ngắm say mê

C. Suy nghĩ có nên làm quen không

3. Khi ở chung với 1 bạn cùng giới mà bạn rất thích, bạn sẽ làm gì?

A. Không có gì xảy ra cả, chỉ đơn giản là nói chuyện

B. Tìm cách tạo ra cơ hội để thân mật hơn

C. Không quan tâm cho lắm

Phút suy ngẫm

Home nay đầy rẫy những khó khăn, và ngày mai cũng không có điều gì dễ dàng. Nhưng sau ngày mai, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp.

[Jack Ma]

4. Bạn đã từng suy nghĩ mình muốn được xoa đầu một người cùng giới nào đó hay không?

A. Có. Rất muốn

B. Không. Tôi nghĩ cùng giới xoa đầu là chuyện bình thường và tôi làm hằng ngày

5. Khi thấy một cặp đồng giới hôn nhau bạn sẽ có suy nghĩ gì?

A. Rất vui sướng và hạnh phúc cho họ

B. Không quan tâm

C. Tôi cũng muốn được như họ

Sau khi trả lời các câu hỏi, bạn có thể tham khảo nội dung bài viết phía trên của chúng tôi để đưa ra nhận định xem liệu mình có thuộc cộng đồng LGBT hay không nhé! Hy vọng bạn có thể yêu thương chính mình ngay cả khi có sự khác biệt.

Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu và cảm thông hơn với những người trong cộng đồng LGBT. Mỗi chúng ta sinh ra đều có suy nghĩ và sứ mệnh riêng, vì vậy hãy tôn trọng và dành tình yêu thương đến họ, những con người vẫn đang nỗ lực để được chấp nhận và sống với chính bản thân mình.

Tham khảo thêm một số bài viết về cộng đồng LGBT:

Video liên quan

Chủ Đề