Lê thế Trung là người đã tìm ra loại thuốc chữa gì

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng, GS.TSKH Lê Thế Trung

Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lê Thế Trung [1928 – 2018] là người Thầy thuốc Nhân dân, Anh hùng lực lượng vũ trang, nguyên Giám đốc: Bệnh viện 103, Viện Bỏng Quốc gia và Học viện Quân y. Ông là người có công đưa cây thuốc quý xạ đen đến với nền y học hiện đại.

Tiểu sử Giáo sư Lê Thế Trung

Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Thế Trung

Sinh ra tại Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội, học xong Trường Bưởi, ông tham gia Đoàn thanh niên Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh, gia nhập Tự vệ thành rồi vào Vệ quốc đoàn.

Đầu năm 1946, đang là thợ xếp chữ nhà in, căm thù giặc Pháp xâm lược, ông xin gia nhập vệ quốc đoàn và theo học Khoá I Trường Y tá. Trải qua nhiều chiến dịch trên núi rừng Tây Bắc, Hoà Bình ông đã trưởng thành về nhiều mặt. Những năm tiếp theo, Lê Thế Trung đã học xong lớp y sĩ Khoá I, được giao trọng trách Quyền Chủ nhiệm quân y Quân khu Tây Bắc kiêm Viện trưởng Viện Quân y 6.

Tháng 5/1959, Đại úy, YS. Lê Thế Trung tham gia học lớp bổ túc ngoại khoa dã chiến và làm luận văn bác sĩ y khoa. Hơn một năm trôi qua, ông vừa học bổ túc ngoại khoa dã chiến, vừa chuẩn bị luận văn bác sĩ và đã hoàn thành xuất sắc cả hai việc.

Năm 1972, BS. Lê Thế Trung đã bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ Y học đề tài “Nhiễm khuẩn mủ xanh trong bỏng”, được Hội đồng chấm luận án do GS.TS. Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Liên Xô I.C. Colepxnhikov làm Chủ tịch, đánh giá cao.

Trở về nước, ông cùng các đồng nghiệp xây dựng Trường Đại học Quân y [nay là Học viện Quân y] và bệnh viện thực hành Bệnh viện 103, đặc biệt là chuyên ngành Bỏng mà ông đã gắn bó suốt cả cuộc đời.

Ông và các cộng sự đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về bỏng. Những công trình nghiên cứu này đã được tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Nhì và Bằng Lao động – Sáng tạo của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam… Khoa Bỏng Bệnh viện 103 trở thành khoa điều trị kiểu mẫu, được phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, sau này phát triển thành Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác.

Riêng về chuyên ngành Bỏng, Giáo sư đã xuất bản hàng chục cuốn sách:

  • Những điều cần biết về bỏng [1965],
  • Bỏng trong chiến tranh [1965],
  • Bỏng và phẫu thuật tiếp da [1972],
  • Nhiễm khuẩn mủ xanh trong bỏng [1976],
  • Bỏng [Tài liệu giáo khoa dùng cho đào tạo bác sĩ,1981],
  • Bỏng [Cứu chữa kỳ đầu tại tuyến cơ sở và điều trị tại bệnh viện đa khoa,1989],
  • Bỏng [Sách chuyên khảo sau đại học, 1991]. Cuốn sách đã được dịch ra tiếng Anh và tiếng Pháp để trao đổi với các đồng nghiệp quốc tế.

Ngoài các trọng trách được giao trong ngành Quân y [Giám đốc Bệnh viện 103, Phó Giám đốc, Giám đốc Học viện Quân y], ông còn tham gia Ban Chủ nhiệm nhiều chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ lớn của Nhà nước, Ban Chấp hành Hội Ngoại khoa, sáng lập và là Chủ tịch Hội Bỏng Việt Nam.

Cuối năm 1986, GS. Lê Thế Trung được cử làm Giám đốc Học viện Quân y. Từ năm 1987 – 1995, khoảng 150 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và gần 300 học viên đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, chưa kể tới hơn 1.000 bác sĩ chuyên khoa cấp I và cấp II đã tốt nghiệp tại Học viện Quân y.

Ngày 4/6/1992 ca ghép thận đầu tiên tại Việt Nam đã diễn ra thành công tại Học viện Quân y. Cho đến nay, trên cả nước đã có hàng trăm ca ghép thận và một số ca ghép gan, ghép tim thành công, mở ra cho nền y học Việt Nam một chân trời mới.

Giáo sư Lê Thế Trung vui mừng cùng các GS, BS khi thành công ca ghép tạng đầu tiên

Ngay từ năm 1995, ông đã có những đề nghị về xây dựng ngành Y học thảm hoạ mà ngày nay đã trở thành hiện thực và Nhà nước ta đang thực sự quan tâm. Nếu kể cả chuyên ngành bỏng và ghép tạng, thì ông là người khởi đầu của ba chuyên ngành lớn của nền y học Việt Nam.

Những năm cuối của thế kỷ XX, sau khi thôi giữ chức Giám đốc Học viện Quân y, ông vẫn tiếp tục tham gia các chức vụ: Chủ tịch Hội Bỏng Việt Nam, Chủ tịch Hội Ung thư Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Y học thảm họa của Bộ Y tế.

Tháng 01/2004, GS. Lê Thế Trung là đồng Trưởng ban Chỉ đạo ca ghép gan trên người đầu tiên ở Việt Nam. Mặc dù đã trên 75 tuổi, ông vẫn tham gia trực bệnh viện thường xuyên để theo dõi bệnh nhân và chỉ đạo chăm sóc, điều trị sau ghép gan.

Tháng 10/2005, GS. TSKH. Lê Thế Trung đã vinh dự là đồng tác giả của Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ cho Cụm công trình Ghép tạng, công trình nghiên cứu khoa học mang tính cách mạng của nền y học hiện đại Việt Nam.

GS.TSKH Lê Thế Trung luôn tâm niệm: Người thầy thuốc phải lấy cái tâm, cái đức làm đầu, không được làm giàu trên nỗi đau của người bệnh. Đấy mới là cái đạo của những người làm nghề y.

Công trình nghiên cứu về cây xạ đen

Lê Thế Trung còn là chuyên gia về y học dân tộc. Ông đặc biệt quan tâm việc kết hợp giữa Y học hiện đại với Y học cổ truyền trong phòng và điều trị bệnh. Một loạt các công trình ở lĩnh vực này đã được đưa vào điều trị bỏng, làm lành vết thương, hỗ trợ điều trị ung thư. Một trong số những công trình nghiên cứu tiêu biểu là về cây xạ đen.

Cây xạ đen đã được người dân tộc Mường sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Tuy nhiên, vì chỉ là cây thuốc của dân tộc nên xạ đen “vô danh” và không được ghi trong từ điển y học. Xạ đen gây ấn tượng với giới y khoa bắt nguồn từ câu chuyện về lang y người Mường Bùi Thị Bẻn [mế Hậu], sinh sống tại khu vực Kim Bôi, Hòa Bình. Mỗi khi người bệnh bị đau ốm kèm theo các triệu chứng như vàng da, mụn nhọt, viêm nhiễm hay u bướu, chỉ cần uống bát thuốc từ lá xạ đen của bà Bẻn, bệnh ắt sẽ thoái lui. Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân, thậm chí mọc khối u trên người cũng được bà Bẻn chữa khỏi. Và cứ thế, người nay truyền tai người kia về một loại cây thần kỳ có khả năng chữa khỏi cả bệnh ung thư.

Hình ảnh cây xạ đen

Trước thông tin “gây sốt”, giáo sư Lê Thế Trung [nguyên Giám đốc Học Viện Quân Y] và các cộng sự thuộc Học Viện Quân Y đã tiến hành các cuộc nghiên cứu, tìm hiểu về cây xạ đen. Công trình nghiên cứu quy mô suốt 12 năm, từ năm 1987 đến năm 1999 mới được công bố. Đề tài được nghiệm thu theo cấp nhà nước. Cụ thể, trong cây xạ đen có các hoạt chất là:

Hoạt chất Flavonoid: có khả năng chống oxy hóa, giúp trung hòa các phân tử chứa oxy hóa phản ứng mạnh và ngăn ngừa các phân tử gây hại cho cơ thể. Không chỉ vậy, chất Flavonoid còn có khả năng làm tiêu diệt các virut, vi khuẩn gây bệnh, giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch và kiểm soát sự viêm nhiễm bên trong các bộ phận.

Chất Saponin Triterbenoid: có tác dụng trong việc ngăn ngừa và giảm các cholesterol xấu trong máu, gây ra các nguy cơ ung thư, tái tạo tế bào gốc, phòng ngừa các di căn tế bào ung thư tới các cơ quan khác. Đồng thời có tác dụng làm tăng cường sức khỏe của xương và kích thích hệ miễn dịch.

Hoạt chất Quinon: có khả năng làm cho tế bào ung bướu dễ hóa lỏng để bài tiết ra khỏi cơ thể. Đặc biệt quinon được kết hợp với Flavonoid sẽ giúp đào thải, loại bỏ các tế bào ung bướu hiệu quả nhanh hơn.

Đây là một trong số những hoạt chất rất quý và hiếm thấy ở các cây thuốc. Cây xạ đen được chính thức công nhận trong y học hiện đại là một trong số ít vị thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

Nghiên cứu của Giáo sư Trung cũng chỉ rõ hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin còn phát huy tác dụng, kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất đã qua nghiên cứu thực nghiệm, như Trinh nữ hoàng cung hay tỏi Thái Lan.

Đến tháng 8 năm 2002, Giáo sư Lê Thế Trung giới thiệu trong chương trình “Người đương thời” [Đài truyền hình Việt Nam] về tác dụng của cây Xạ đen trong việc “Ức chế, giảm trọng lượng của khối u, chống oxy hóa, giảm lượng dịch ổ bụng”. Hôm xem chương trình đó, bà Phiển là con gái của mế Hậu vui mừng đến ứa lệ và thốt lên: “Mế ơi! Mế không còn sống để được nghe thông tin này! Giáo sư Trung cùng Học viện Quân y đã nghiên cứu cây Xạ đen có kết quả rồi, mế ơi!”.

Từ tiền đề đó, cây xạ đen đã được nghiên cứu rộng khắp. Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học Công nghệ đã cấp 4 bằng sáng chế cho các sản phẩm cây xạ đen dạng cao và trà hòa tan chứa xạ đen, trà túi lọc chứa xạ đen.

Ngày 18.05.2015, Bộ Khoa học Công nghệ đã tôn vinh 63 người có bằng sáng chế không chuyên trong đó có các bằng sáng chế về cây xạ đen.

Những công trình nghiên cứu quốc tế về cây xạ đen

Trên thế giới, hai nhà khoa học người Nhật là Yao – Haur Kuo và Li – ming Yang Kou cũng mất đến hơn 12 năm nghiên cứu đã xác định được trong xạ đen có chất K10 và hàng loạt các hoạt chất khác như: saponin, alkaloid, triterpernoid… Đều là những hoạt chất giúp ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

Ngày 4/5/2019, tạp chí sinh hóa quốc tế Medicines của MDPI đăng tải kết quả nghiên cứu mới về cây xạ đen. Ngoài các hợp chất thuộc nhóm phenolics và flavonoids, trong cây xạ đen còn có một số hợp chất quan trọng như Maytenolione A [C30H46O4] và Celasdine B [C30H50O3] được phân lập từ lá cây xạ đen và được phát hiện có độc tính mạnh đối với các dòng tế bào ung thư cũng như hoạt động chống sao chép của HIV.

Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước khác về cây xạ đen.

Cẩn thận với xạ đen giả

Từ khi được nhiều người biết đến, xạ đen trở thành đối tượng chính của dân săn dược liệu. Xạ đen thật ngày càng khan hiếm hơn. Theo nhiều bác sĩ và lương y lâu năm trong nghề cho biết: có đến 3/4 số cây trên thị trường không phải là xạ đen. Phần lớn là cây thuỷ bồ [hoặc thạch xương bồ, nếu mọc trên đá]. Những loài cây này cũng có lá xanh và chát gần giống lá chè nhưng không lớn hoặc sẫm bằng xạ đen. Đặc biệt, không chuyển màu đen mực ngay sau khi bị băm nhỏ như loài dược thảo quý này. Những loại xạ đen giả nói trên sẽ được tải về các kho thuốc đông y và cắt cho bệnh nhân nhiều tỉnh, rất nguy hiểm.

Như hầu hết các loại dược liệu khác trên thị trường, sử dụng và bảo quản dược liệu khô sẽ  thuận tiện cho việc sử dụng hơn rất nhiều cho người muốn sử dụng bất cứ khi nào. Bởi muốn sử dụng trong thời gian dài hoặc tích trữ lâu ngày thì chỉ có dùng khô là đơn giản nhất. Địa chỉ cung cấp cây xạ đen khô được rất nhiều người lựa chọn đó là:  Phòng chẩn trị y học cổ truyền Phú Vân.

Video Quy trình thu hái và chế biến cây xạ đen

Tại đây cây xạ đen được gieo trồng và thu mua ở vùng dược liệu chuyên canh tại Hòa Bình. Sau khi thu hái về sẽ mang rửa sạch, phân loại thân và lá riêng biệt đồng thời làm sạch, loại bỏ các cành lá khô, mục ruỗng. Cuối cùng mới sơ chế bằng cách phơi khô hoặc sấy theo công nghệ cao đảm bảo vẫn giữ được nguyên hương vị và công dụng. Các bạn có thể tham khảo giá bán cây xạ đen qua thông tin  dưới đây để biết thêm chi tiết:  Giá bán cây xạ đen Hòa Bình 

Ngoài ra nếu có nhu cầu, các bạn có thể  liên hệ với Bác sĩ Vũ Công Phú- Đông Y Phú Vân để được bắt mạch, thăm khám và tư vấn điều trị hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Đông Y Phú Vân sẽ tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

Giấy chứng chỉ hành nghề khám bệnh của BS Vũ Công Phú

Giấy phép hoạt động khám bệnh của Phòng chẩn trị Y học Cổ truyền Phú Vân

Video liên quan

Chủ Đề