Làng chuông ở đâu

Hành trình đến với làng Chuông [xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội] rất dễ dàng. Du khách từ Hà Nội có thể men theo đê sông Đáy hoặc đi quốc lộ 21B khoảng 15km từ Hà Đông xuống là sẽ đến với "xứ sở" nón lá làng Chuông.

Làng Chuông - nơi sản sinh ra những chiếc nón lá Việt Nam

Làng Chuông nằm bên bờ sông Đáy, con sông hiền hòa cung cấp nước cho phía tây nam tỉnh Hà Tây [cũ] rộng lớn để người dân tưới tiêu, sản xuất. Đôi bờ sông Đáy, có rất nhiều làng nghề nổi tiếng thể hiện bàn tay khéo léo của người thợ, trong đó có nghề làm nón làng Chuông truyền thống.

Nghề làm nón ở làng Chuông đã có cách đây trên dưới 500 năm. Vào thời xa xưa do không nhiều người dùng nón, giao thương hạn chế nên người dân chỉ làm để phục vụ tại chỗ, mãi đến đầu những năm của thế kỷ XX, ông Hai Cát, một người dân làng nay đã gần 90 tuổi mang nón Xuân Kiều về làng sản xuất thay thế các loại nón cổ thì nghề từ đó mới phát triển.

Lá cọ tươi được phơi ở mọi nơi trong làng Chuông [xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội]. Ảnh: Mộc Kiều.

Làng Chuông là một làng cổ nên khá rộng và đông dân. Làng có tất cả 6 xóm, xóm nào cũng có quá nửa hộ gia đình làm nghề, trẻ có, già có, phụ nữ có và rất nhiều đàn ông, thanh niên làng cũng tham gia sản xuất nón. Nghề làm nón giúp kết nối các thành viên trong gia đình với nhau, thắm đượm tình làng nghĩa xóm dưới bóng tre trưa hè.

Đến với làng Chuông, du khách có thể tận mắt chứng kiến và làm thử nón, đó là một nét văn hóa chứ không có mục đích thương mại nên dân làng không ai giấu nghề. Nguyên liệu chủ yếu để làm nên chiếc nón lá là lá cọ được lấy từ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị…, chỉ và khung nón làm bằng nan tre có tại địa phương.

Chia sẻ với PV Dân Việt, bà Lê Thị Bờ, một người có nhiều năm làm nón cho biết: Lá cọ tươi rất nặng vì chứa nhiều nhựa nên người làm phải phơi ít nhất 3 nắng to để hơi nước bốc hơi rồi mới đưa vào sản xuất. Bước tiếp theo là sơ chế lá mà người dân gọi là quay lá để lá mềm và dẻo hơn. 

Sau đó, cần sấy khô lá và lấy khăn ướt ủi cho phẳng rồi tiếp tục mang đi phơi lần cuối mới hoàn thành phần sơ chế lá. Lúc này lá cọ tươi sẽ chuyển từ màu xanh sang màu vàng óng.

Trẻ nhỏ người già thường tập trung làm nón làng Chuông. Ảnh: Mộc Kiều.

Muốn làm được nón đẹp trước tiên phải có khung chắc chắn. Khung thường được làm bằng nan tre, nguyên liệu thường có sẵn ở hai bên bờ sông Đáy. 

Người thợ cần quấn đủ 16 vành trong xếp tầng từ trên xuống dưới theo một kích thước nhất định. Sở dĩ chọn số 16 là vì theo quan niệm xưa, nón lá dùng cho con gái đội mà con gái tuổi 16 là tuổi trăng tròn đẹp nhất trong đời, có tâm hồn thanh khiết nhất. Các bước tiếp theo là khâu lá vào khung và đan nhôi nón.

Cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc được giấu kín nên khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng. 

Sợi móc len theo từng mũi kim qua 16 lớp vòng thì chiếc nón duyên dáng đã hình thành. Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc. Cẩn thận hơn có thể quét dầu bên ngoài giúp nón bóng, đẹp và bền lâu.

Trong lúc khâu nón, các cô gái làng Chuông trang trí cho chiếc nón đẹp hơn bằng cách dán vào lòng nón những hình hoa lá bằng giấy nhiều màu sắc. 

Tinh tế hơn, là dùng chỉ màu khâu giăng mắc ở hai điểm đối diện trong lòng nón để từ đó có thể buộc quai nón bằng những giải lụa mềm mại, đủ màu sắc, làm tôn thêm vẻ đẹp khuôn mặt các cô gái dưới vành nón.

Máy quay lá giúp lá làm nóng làng Chuông mềm và dẻo hơn. Ảnh: Mộc Kiều.

Giữ "hồn" nghề, đưa nón lá làng Chuông vươn xa hơn

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong một lần đến thăm làng Chuông, khảo sát quy trình làm nón đã có hai câu thơ nói về công đoạn làm nón rất trữ tình:

"Bàn tay xây lá, tay xuyên nón Mười sáu vành, mười sáu trăng lên"

Ngoài nón lá truyền thống hình chóp, làng Chuông hiện nay còn làm nhiều loại nón độc đáo khác rất bắt mắt và thu hút khách du lịch đó là nón quai thao, nón Thái…đó đều là những sản phẩm sáng tạo của cư dân nông nghiệp làm nên nét văn hóa Việt Nam, hay một số mẫu nón có nguồn gốc từ nơi khác như nón Lâm Xung, nón mũ cối…

Nghệ nhân làm nón làng Chuông Phạm Trần Canh. Ảnh: Mộc Kiều.

Mỗi buổi chiều, bà con trong làng thường tập trung dưới các gốc cây cùng nhau làm nón. Đây không chỉ đơn thuần là công việc mưu sinh nữa mà còn là chỗ sinh hoạt văn hóa tinh thần và là nơi để các cao nhân truyền nghề nón lá lại cho con cháu.

Nón làng Chuông từng được mang đi triển lãm tại nhiều nơi trong và ngoài nước. Đặc biệt sản phẩm này thường được giới thiệu ở các sân bay quốc tế như một biểu tượng văn hóa Việt Nam.

Theo nghệ nhân Phạm Trần Canh, người có công rất lớn vào việc phát triển nghề làm nón làng Chuông và phục chế các mẫu nón cổ thì làm nón không chỉ là một nghề mà còn là một nét đẹp văn hóa. 

Sản phẩm nón lá làng Chuông. Ảnh: Nguyễn Bình.

Hiện nay, nghệ nhân Canh đã già yếu, ước mơ của ông là nghề làm nón lá của làng sẽ sống mãi, vừa là một nghề, vừa là một nét đẹp văn hóa thu hút khách du lịch thập phương giúp đời sống bà con nhân dân ổn định hơn.

Chủ tịch UBND xã Phương Trung ông Phạm Việt Hùng cho biết, hầu hết các hộ ở làng Chuông đều làm nón, giải quyết được việc làm cho người dân lúc nhàn rỗi. Hiện nay, giá mỗi chiếc nón lá trên thị trường từ 30.000 đến 40.000 đồng, nón lụa cách tân thì 150.000 đến 200.000 đồng. 

Ngoài ra, làng nghề còn thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan. Để phát triển nghề làm nón lá, trong thời gian tới xã sẽ cùng các cơ quan chức năng tiếp tục hỗ trợ để xây dựng các sản phẩm nón lá đạt tiêu chuẩn Chương trình mỗi xã một sản phẩm [OCOP], nhằm phát huy hết giá trị của làng nghề, sản phẩm, đem lại nguồn thu kinh tế cao hơn cho người thợ nón.

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km, làng Chuông thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai là mảnh đất sinh ra nhiều tú tài thời vua chúa ở Việt Nam. Nơi đây còn là hiện thân của những chiếc nón lá có tuổi đời hàng nghìn năm đến nay vẫn còn lưu giữ và truyền nghề qua từng thế hệ.

Làng Chuông là làng nghề làm nón trên 300 năm tuôi. Ảnh: sở văn hóa du lịch Hà Nội.

Làng Chuông vào đầu thế kỷ XIX gọi là xã Thì Trung. Theo sử sách Việt ghi chép lại, vào năm Tự Đức nguyên niên [1848], vì kiêng tên húy vua Tự Đức [là Nguyễn Phúc Thì] nên xã Thì Trung đổi tên thành xã Phương Trung, tổng Phương Trung, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên [năm 1815 đổi là phủ Ứng Hòa], trấn Sơn Nam Thượng. Tên xã được giữ đến nay.

Những năm trước cách mạng tháng Tám [1945], làng Chuông chỉ có 25 xóm. Đến năm 1947, nơi đây được gộp lại thành 7 thôn: Tây Sơn, Chung Chính, Liên Tân, Quang Trung, Mã Kiều, Tân Tiến và Tân Dân. Năm 2003, tách thôn Tân Dân thành Tân Dân 1 và Tân Dân 2. Như vậy, từ làng gốc nay được chia thành 8 thôn.

Nón lá là sản phẩm truyền thống của làng Chuông. Ảnh: Vnexpress

Nguồn gốc của nghề làm nón ở làng Chuông cho đến nay vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Người ta chỉ biết rằng làng nghề này đã có hơn 300 năm làm nón. Xưa kia, nón làm chỉ để dùng trong làng, sau ngày càng nổi tiếng và bán khắp nơi. Nón còn là sản phẩm cúng tiến cho các hoàng hậu, công chúa trong cung.

Nón làng Chuông ban đầu có rất nhiều loại dùng cho nhiều tầng lớp như nón dấu, nón chóp cho nam giới, nón ba tầm cho phụ nữ. Nhưng từ năm 1940, làng chỉ làm duy nhất là nón lá. Hiện nay, làng đã đa dạng hóa các loại nón để đáp ứng nhu cầu của thị trường và du khách.

Ảnh: Vndoc

Vẻ đẹp của nón làng Chuông được đưa vào ca dao Việt Nam:

“Muốn ăn cơm trắng cá mè

Muốn đội Nón tốt thì về làng Chuông

Nón làng Chuông vừa trắng vừa trong

Đội cho đôi lứa má hồng

Đội cho đôi lứa nên duyên vợ chồng”.

Hay nhà thơ Hoàng Cẩm Thạch từng ca ngợi chiếc nón làng Chuông qua các câu thơ:

“Trên đầu đội nón làng Chuông

Ra đồng, xuống chợ, tới trường, vào thơ

Dịu dàng che nắng, che mưa

Nón bằng, nón chóp ngàn xưa chung tình”

Nón làng Chuông - sản phẩm của những đôi bàn tay tỉ mỉ

Hình ảnh người thợ miệt mài làm nón ở làng Chuông. Ảnh: bansacviet.tuoitre.vn

Các dụng cụ làm cần có gồm: Khuôn nón [tạo ra dáng nón thanh thoát]; dao [để cắt vòng, gọt mo, lá]; kéo [cắt chỉ, cắt lá]; kim khâu [có nhiều kích thước, hình dáng, nhiều chức năng]; bàn là lá [làm phẳng lá]; lò hun lá, nón [để lá và nón có màu trắng đẹp, chống mối mọt]; lò sấy lá [sấy khô lá trong mùa ẩm thấp].

Khuôn làm nón. Ảnh: laodongthudo

Để có chiếc nón bền đẹp cũng rất mất nhiều thời gian và công đoạn để thực hiện. Thường chiếc nón sẽ có 3 phần: Phần một là lớp lá lụi được phủ trong cùng, tiếp đến là phần mo tre và cuối cùng lớp lá lụi trên cùng.

Đâu đâu trong làng Chuông cũng là hình ảnh các nguyên liệu gắn với chiếc nón lá. Ảnh: @vtv24news

Trẻ em cũng học làm nón để giữ nghề cho làng. Ảnh: hoinoitv

Ðầu tiên là việc chọn lá. Lá được lấy từ cây lá lụi mọc ở vùng núi Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Người ta phải lựa loại lá màu sáng và xanh đều mới cho thành phẩm nón đẹp. Lá khi mua về sẽ được vò trong cát cho mềm rồi đem phơi khoảng hai, ba nắng đến khi màu xanh của lá chuyển thành bạc trắng. Sau đó sấy thêm bằng bếp củi, bếp đun lửa nhỏ để lá khô dần mà không bị giòn và không bị nát. Kế tiếp là công đoạn dễ nhất mà ai cũng làm được: rẽ lá. Người ta phải rẽ từ trên ngọn xuống cuống lá cho phẳng. Tiếp đó, dùng khăn nhúng nước hơ trên lửa nóng rồi ủi lá cho thật phẳng.

Lá lụi phơi khô. Ảnh: vnexpress

Rẽ lá. Ảnh: Vnexpress

Vòng nón làm bằng thân cây tre, nứa. Người ta vót tre, nứa thành dạng mảnh nhỏ, tròn và đều để khi nối với nhau không bị lệch hoặc gồ ghề. Nón lá ở làng Chuông có 16 vòng, khuôn 8 gọng. Người thợ xếp các vòng nón có kích cỡ khác nhau vào khung gỗ từ chóp nón trở xuống theo thứ tự từ bé đến lớn.

Người ta vót tre, nứa thành dạng mảnh nhỏ, tròn để làm vòng nón. Ảnh: VOV

Một công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ nữa là quay nón. Người thợ cắt vát một đầu lá, xếp lên khung nón rồi dùng ghim cố định tại chóp nón rồi bắt đầu quay lá cho phủ kín khung. Thường nón sẽ được lợp lớp lá bên trong lên khung gỗ rồi đến lớp lá ngoài. Tiếp đó là công đoạn buộc len trên hai góc nón tạo thành điểm cố định để buộc quai nón.

Cắt lá để chuẩn bị công đoạn quay lá trên khung. Ảnh: VOV

Thường nón sẽ được lợp lớp lá bên trong lên khung gỗ rồi đến lớp lá ngoài. Ảnh: didauchoigi.com

Tiếp đó là công đoạn buộc len trên hai góc nón tạo thành điểm cố định để buộc quai nón. Ảnh: Sở văn hóa du lịch Hà Nội.

Giai đoạn khâu nón là phần quan trọng nhất. Để làm nên một chiếc nón bền, đẹp đòi hỏi người khâu phải có đôi tay khéo léo giữ cho các lớp lá trên nón không rách và giúp chiếc nón được phẳng, không tạo nên nếp nhăn hoặc lồi lõm. Thời gian khâu một chiếc nón khoảng 4 tiếng. Thời xưa, người làng Chuông thường khâu dừa, khâu móc, bây giờ chủ yếu khâu bằng dây cược cho bền. Mũi khâu phải đều và không lộ chân kim mới tạo ra sản phẩm chiếc nón đẹp.

Khâu nón đòi hỏi kỹ thuật cao. Ảnh: VOV

Làm cầu kỳ là thế nhưng mỗi chiếc nón được bán với giá rất rẻ, chỉ khoảng 30.000 - 40.000 VNĐ.

Làm cầu kỳ là thế nhưng mỗi chiếc nón được bán với giá rất rẻ, chỉ khoảng 30.000 - 40.000 VNĐ. Ảnh: traveloka

Các loại nón lá ở làng Chuông

Từ xưa đến nay, ở làng Chuông có một số loại nón điển hình như:

- Nón ba vòng đấu [có kích thước to, không khâu kỹ, sử dụng khi người nông dân đi làm đồng].

- Nón thúng quai thao [có vành rộng, ngửa lên có hình như cái thúng, có buộc thao dệt bằng tơ, thường gắn liền với áo tứ thân mớ ba mớ bảy của các bà, các cô].

- Nón mười [có hình như chiếc nia, các cụ già thường đội đi chùa].

Sản phẩm nón lá làng Chuông. Ảnh: 24h.com.vn

- Nón chóp dứa [làm bằng lá dứa, mỏng, nhẹ, trắng mốt, khâu bằng dây rất khéo như dệt vải, phía trên có chóp, thường dành cho người có chức sắc thời xưa sử dụng].

- Nón lính hay nón dấu [thường dùng cho lính thời xưa trong chiến trận, làm bằng cật tre, trên đỉnh có chóp bằng đồng, có quai buộc chặt vào cằm].

- Nón lá già ghép sống [làm bằng lá hồ, khâu bằng móc đen rất chắc và bền, dùng cho người nông dân đi làm ruộng].

Ảnh: didauchoigi.com

Hiện nón ở làng Chuông chủ yếu sản xuất để phục vụ khách du lịch do nhu cầu trong nước đã không còn cao như trước. Một số loại nón phổ biến hiện giờ ở làng gồm: nón con [chính là chóp nón, được lợp hai lần lá, đường kính 15-30cm, chủ yếu phục vụ du lịch]; nón nhỡ [giống như nón nhỏ, đường kính 30-45cm, cho các em học sinh đội]; nón Hồng Kông [có chóp nhọn và ngắn, vành nón rộng, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc]; nón Lâm Xung [làm bằng lá hồ, hình dáng hơi giống chiếc mũ, chóp nón không nhọn]; nón Thái [hình dáng giống chiếc nón của người Thái ở Tây Bắc, làm bằng lá hồ, chủ yếu xuất khẩu sang Nhật và Hàn Quốc]...

Nón lá làng Chuông đã xuất khẩu sang nhiều nước như Nhật, Hàn... Ảnh: Dasaque

Ngoài ra, làng Chuông còn có các loại nón khác như nón Bo [làm bằng lá hồ, hình chóp, làm theo đơn đặt hàng của Nhật]; nón bộ ba, bộ năm [chùm nón gồm 3 hoặc 5 cái với nhiều kích cỡ, treo trên 1 sợi dây, để trang trí hoặc làm quà lưu niệm]; nón bẹp chóp [được làm như nón chóp, không có lớp mo, phần chóp nón được bẻ gập xuống]; nón mõm bò; nón chao đèn ngủ…  

Cách di chuyển đến làng Chuông

Nếu đi xe máy, ô tô, từ nội thành Hà Nội, du khách đi theo quốc lộ 6 vào Hà Đông, đến Ba La rẽ trái theo quốc lộ 22B khoảng 40km sẽ gặp cổng làng được xây dựng khá lớn bên phải đường, trên cổng có hàng chữ lớn "Làng Chuông".

 Nếu đi xe bus, bạn có thể bắt tuyến 105 hoặc 103A và đi bộ khoảng 1km là tới làng Chuông.

Hướng dẫn đường đi từ trung tâm Hà Nội tới làng Chuông. Ảnh: Google maps

Nón làng Chuông từ bao đời vẫn là một sản phẩm dân dã, gần gũi với đời sống người dân Việt. Thương hiệu nón làng Chuông giờ đây không chỉ phổ biến trong nước mà còn được giới thiệu trên thị trường quốc tế để mỗi khi nhìn thấy chiếc nón lá, ai cũng sẽ biết sẽ nhớ đến Việt Nam.

Nguồn tham khảo:

Sở du lịch Hà Nội

Truyền hình du lịch

Video liên quan

Chủ Đề