Kỹ năng kiểm soát bài giảng của giảng viên đại học

Để chuyên nghiệp, bạn không thể bỏ qua 9 kỹ năng cần thiết cho giảng viên nội bộ trong bài viết chuyên sâu này. Hãy đọc thật chậm và tích lũy nhé.

Xu hướng phát triển của mỗi công ty hiện nay đều phụ thuộc vào định hướng tương lai và năng lực nhân viên. Chính vì thế, công việc đào tạo nội bộ đang là điểm mấu chốt quyết định sự thành bại của công ty. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 9 kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà đào tạo nội bộ hiệu quả.

Vậy đào tạo nội bộ là gì?

Là quá trình huấn luyện nhân viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc được giao hiệu quả và tốt nhất.

Vậy đào tạo là gì?

Ai là giảng viên nội bộ?

Bất cứ ai cũng có thể trở thành một giảng viên nội bộ như nhà quản lý, lãnh đạo – những người đã sở hữu kiến thức chuyên môn công việc tốt. Đây là những người có nhu cầu cải thiện khả năng truyền đạt nội dung bài giảng đến nhân viên.

Bạn có biết: Khóa đào tạo giảng viên nội bộ có tốt không?

9 Kỹ năng cần thiết cho giảng viên nội bộ hiệu quả

Kỹ năng cần thiết cho giảng viên nội bộ là gì?

1. Xác định nhu cầu đào tạo và chuẩn bị lớp học

Giảng viên sẽ xác định mục tiêu đào tạo và những kỹ năng nhân viên còn thiếu sót. Từ đó sắp xếp những kế hoạch cần thiết, xây dựng lớp học hợp lý, bài giảng phù hợp để giúp khắc phục điểm yếu, tăng khả năng tư duy bản thân.

2. Thiết kế bài giảng hợp lý

Đặt ra mục tiêu cụ thể cần hướng đến để thiết kế bài giảng hợp lý. Suy nghĩ tổng quan về công việc sẽ làm. Tài liệu đáp ứng đủ kiến thức cần thiết cho học viên. Nên phân bố bài giảng ra thành những phần nhỏ như: Sai Lầm – Nguyên nhân – Cách khắc phục – Rút kinh nghiệm. Nội dung nên rõ ràng, mạch lạc để học viên dễ dàng nắm bắt và phát huy.

3. Mở đầu một buổi đào tạo hoàn hảo

Đây là 1 yếu tố cần thiết nhưng ít được quan tâm đến. Đa số làm “qua loa”. Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng những giây phút đầu tiên của lần gặp mặt quyết định rất lớn đến cảm giác mỗi người. Nhà đào tạo nội bộ hiệu quả biết gửi một lời chào với sự trân trọng và hấp dẫn khiến học viên bị thu hút ngay những phút ban đầu của khóa học.

4. Khả năng thuyết trình trước đám đông

Được xem là kỹ năng quan trọng của nhà đào tạo nội bộ. Kỹ năng thuyết trình tốt được quyết định bởi nhiều yếu tố. Thể hiện với phong thái tự tin là một điều cần thiết phải có khiến giọng văn trở nên lưu loát, trôi chảy hơn. Bạn cần kết hợp với ngôn ngữ hình thể để tăng chi tiết cho nội dung muốn thể hiện giúp học viên thích thú và tiếp thu tốt hơn.

Tips hay: Kỹ năng trình bày

Khả năng thuyết trình trước đám đông

5. “Giọng điệu” trong quá trình đào tạo

Thực tế nhiều buổi đào tạo trở nên rất khô khan vì giọng điệu chỉ có “một kiểu”. Nói “một lèo” khiến bài giảng trở nên nhàm chán. Giảng viên nên trang bị một giọng điệu rõ ràng, dứt khoát. Tùy thuộc vào hoàn cảnh mà “nhấn nhá, lên xuống”. Ví dụ khi đang phân tích “vấn đề thiếu sót” thì giọng nói vừa nhẹ nhàng nhưng cũng phải thật răn đe. Hoặc khi đưa ra giải pháp thì nên vui tươi để khuyến khích học viên nhớ lâu hơn.

Tips hay: Bí kíp kiểm soát cảm xúc cảm trong đào tạo.

6. Dẫn dắt học viên trong buổi đào tạo

Bạn cần nắm được khả năng điều phối tình huống. Thường xuyên quan sát tình hình chung để đưa ra hướng đi tiếp theo. Nếu học viên “lơ là” bải giảng thì bạn nên dừng và tương tác nhiều hơn giúp họ quay trở lại chủ đề. Hay đặt câu hỏi sau mỗi phần để khảo sát mức độ nắm bắt kiến thức của Học viên. Xác định được tình hình và đưa ra hướng đi thích hợp cho buổi đào tạo.

7. Liên hệ và áp dụng thực tế

Kiến thức nhớ lâu nhờ đi đôi với thực tế. Sau mỗi phần quan trọng, nhà đào tạo nên đưa ra dẫn chứng cụ thể đã được trải nghiệm hoặc quan sát để học viên tự liên tưởng và nắm bắt sâu sắc hơn. Có thể tổ chức những trò chơi theo nhóm để áp dụng kiến thức mới học. Việc này giúp Học viên tiếp thu tốt hơn với tâm lý thoải mái.

8. Sử dụng phương pháp thích hợp để giải đáp thắc mắc

Sự thành công của khóa học thường thấy thông qua mức độ nhiệt tình khi học viên đặt câu hỏi. Tùy câu hỏi được đặt ra mà nhà đào tạo sẽ lựa chọn cách trả lời phù hợp. Nhà đào tạo nên vỗ tay, cảm ơn để khuyến khích quá trình này. Khi câu hỏi đó có thể áp dụng vào thực tế thì người đào tạo trả lời và đưa ra dẫn chứng để học viên dễ hình dung hơn.

Sử dụng phương pháp thích hợp để giải đáp thắc mắc

9. Kết thúc bài giảng và đánh giá khóa học

Trong chương trình, bạn nên cung cấp kiến thức cần thiết và đầy đủ, tránh “lan man” để khóa học kết thúc trọn vẹn. Cuối buổi, nên tóm tắt lại cả một quá trình bài giảng để học viên nắm rõ hơn. Cũng đừng quên truyền một câu thông điệp cảm hứng để kích thích, kêu gọi học viên hành động thực tế sau khóa học. Và đừng quên lời cảm ơn chân thành cũng như mong muốn một bài khảo sát đánh giá buổi đào tạo để rút ra kinh nghiệm cho những chương trình tiếp theo.

Trên đây là 09 kỹ năng của một nhà đào tạo nội bộ cần có để công việc trở nên hiệu quả hơn. Hãy cố gắng thực hiện, trau chuốt từng kỹ năng để bản thân ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn nữa.

Train The Trainer 3+ – Đào tạo Giảng viên Nội bộ chuẩn 3+

Để phát triển một cách chuyên nghiệp kỹ năng đào tạo chuẩn 3+, VMP Academy thiết kế riêng cho giảng viên nội bộ chương trình Train The Trainer 3+. Bạn sẽ cảm nhận được không khí sôi động Learning by Doing 3V [Vui vẻ-Vận động-Vận dụng] với 70% thời lượng trong 3 ngày dành riêng cho thực hành.

Học viên áp dụng ngay tại lớp

Tham khảo ngay: //trainthetrainer.vn/dao-tao-giang-vien-chuan-3/

Video liên quan

Chủ Đề