Kĩ thuật dạy học Lược đồ tư duy

SỬ DỤNG LƯỢC ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC MÔN TIN

            Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn đang còn nhiều tồn tại, hạn chế trong giáo dục phổ thông. Một trong số đó là khả năng thích ứng và sức ì của một bộ phận giáo viên đã cản trở việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT cũng như tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc kết hợp các phương pháp dạy học cũng như các kỹ thuật dạy học vào trong giảng dạy còn chưa nhiều, hoặc có áp dụng nhưng vẫn mang tình hình thức, chưa thực sự hiệu quả. Việc rèn luyện các kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh chưa được quan tâm.

Chính vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là một nhu cầu bức thiết của xã hội ngày nay. Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học được xem là khâu vô cùng quan trọng hiện nay ở tất cả các cơ sở giáo dục nhằm phát huy tính tích tích cực chủ động sáng tạo của học sinh .

Một trong những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Vậy “Kĩ thuật dạy học” là gì? 

Kĩ thuật dạy học là những cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Có rất nhiều kĩ thuật dạy học nhưng có lẽ kĩ thuật dạy học  Lược đồ tư duy đã và đang được áp dụng nhiều nhất hiện nay vì những ưu điểm sau:

- Cách tổ chức các kĩ thuật dạy học này không quá phức tạp nhưng lại có hiệu quả cao, gây được sự hứng thú cho học sinh, trong quá trình hoạt động học tập không học sinh nào bị bỏ quên.

- Học sinh phải chủ động nhiều hơn trong việc học, phải tự nghiên cứu tìm kiếm thông tin kiến thức cả trong và ngoài SGK. Sau khi có được thông tin thì học sinh phải có kỹ năng phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, áp dụng vào thực tiễn để giải quyết vấn đề.

- Học sinh ý thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc học theo nhóm. Đây là nền tảng giúp các em hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm khi tham gia vào môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Các kĩ thuật dạy học và việc sử dụng các kĩ thuật dạy học vào thiết kế bài học  theo  định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh, mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy.

Lược đồ tư duy [còn được gọi là bản đồ khái niệm] là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.

Cách tiến hành

Bước 1: Bắt đầu từ TRUNG TÂM của một tờ giấy trắng và kéo sang một bên. Tại sao? Bởi vì bắt đầu từ trung tâm cho bộ não, sự tự do để trải rộng một cách chủ động và để thể hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn.

Bước 2: Dùng một HÌNH ẢNH hay BỨC TRANH cho ý tưởng trung tâm. Một hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình.

Bước 3: Luôn sử dụng MÀU SẮC. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho Lược đồ tư duy những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và nó cũng thật vui mắt.

Bước 4: Nối các NHÁNH CHÍNH tới HÌNH ẢNH trung tâm, và nối các nhánh cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai, v.v... Bởi vì bộ não làm việc bằng sự liên tưởng, và khi ta nối các nhánh lại với nhau, sẽ giúp ta dễ hiểu vấn đề và nhớ dễ dàng hơn.

Bước 5: Vẽ nhiều nhánh CONG hơn đường thẳng.

Bước 6: Sử dụng MỘT TỪ KHÓA TRONG MỖI DÒNG. Bởi, các từ khóa mang lại cho Lược đồ tư duy nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay mỗi hình ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên tưởng và liên kết của nó diện mạo đặc biệt.

Bước 7: Dùng những HÌNH ẢNH xuyên suốt. Bởi vì giống như hình ảnh trung tâm, mỗi hình ảnh cũng có giá trị của một ngàn từ. Vì vậy, nếu ta chỉ có mười hình ảnh trong Lược đồ tư duy của mình thì nó đã ngang bằng với hàng nghìn từ của những lời chú thích.

Qua tiết dạy thực nghiệm về sử dụng kĩ thuật dạy học  Lược đồ tư duy   nhận thấy những lợi ích thu được như sau:

- Giúp học sinh phát triển hình thành các phẩm chất, năng lực cần thiết như: Các phẩm chất nhân ái khoan dung; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng. Các năng lực như:  Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Sử dụng ngôn ngữ.

- Đặc biệt, kĩ thuật dạy học Lược đồ tư duy vận dụng rất thích hợp trong phương pháp dạy học Định hướng hành động. Là phương pháp dạy học theo quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động. Từ đó giúp học sinh hứng thú với hoạt động học tập, thỏa sức khám phá và sáng tạo.

- Hơn nữa, trong quá trình hoạt động nhóm sẽ tạo ra môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề nhằm khuyến khích người học tích cực tham gia các hoạt động học tập. Chính người thầy giáo phải khơi gợi, khuyến khích học sinh tự khẳng định năng lực và nguyện vọng của bản thân, đồng thời rèn cho các em thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và vận dụng hiệu quả những kiến thức, kỹ năng đã tích luỹ. Từ đây tạo tiền đề để phát triển con người toàn diện trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới một nền giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế.

                                                                                 Tin bài: Đào Như Quyên

Bước đầu vận dụng phương pháp “Lược đồ tư duy” … - 1 -Phần thứ nhất MỞ ĐẦUhương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo hoạt động của học sinh nhằm đạt mục tiêu dạy học.PSự thành công của việc dạy học phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp được giáo viên lựa chọn. Trong xu thế của dạy học hiện nay, người ta xem dấu hiệu cơ bản của phương pháp là tính chất tổ chức, chỉ đạo hoạt động nhận thức của giáo viên đối với học sinh. Mỗi phương pháp đảm bảo một tính chất xác định hoạt động nhận thức của học sinh tiếp nhận tri thức một cách chủ động ha độc lập tìm tòi nghiên cứu để lĩnh hội tri thức. Giáo viên chỉ giúp học sinh định hướng vấn đề và thực hiện trách nhiệm cố vấn trong quá trình học tập của các em. Do đó việc lựa chọn phương pháp dạy học phải được đặt trong mối quan hệ qua lại với những thành tố: quan hệ giữa dạy và học, giữa mặt bên ngoài và bên trong của phương pháp dạy học, đặc biệt là với mục tiêu và nội dung dạy học.Xuất phát từ mục tiêu đào tạo là: “Đào tạo học sinh thành những con người năng động, sáng tạo, độc lập, tiếp thu những tri thức khoa học, kỹ thuật hiện đại, biết vận dụng để tìm ra các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của xã hội”.Bộ môn sinh học cũng như các bộ môn khoa học khác đang từng bước đổi mới và hoàn thiện phương pháp dạy học. Ở trường THCS, bộ môn sinh học nói chung và sinh học lớp 6 nói riêng, học sinh bắt đầu làm quen với thế giới sinh vật, đầu tiên là thực vật. Chúng rất gần gũi với các em, qua đó các em hiểu thêm mối quan hệ giữa thực vật với môi trường sống cũng như vai trò của chúng đối với thiên nhiên và con người. Bằng phương pháp quan sát, những vấn đề đặt ra để trao đổi, thảo luận, tìm tòi để các em có thể hiểu và giải quyết yêu cầu của bài học. Mặt khác, ở lứa tuổi các em có những đặc điểm tâm lí riêng và năng lực chú ý còn rất hạn chế. Vì vậy, trong dạy học cần lựa chọn phương pháp thích hợp để học sinh lĩnh hội tri thức một cách chủ động, tránh sự mày mò, rập khuôn.Nhằm giúp học sinh tránh được lối học thụ động “học vẹt” để chủ động học tập, tích cực tìm tòi lĩnh hội kiến thức, phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới bao gồm nhiều giải pháp trong đó phương pháp dạy học như thế nào để học sinh độc lập lĩnh hội tri thức có hiệu quả là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Trong bốn năm thực hiện chuyên đề về bộ môn sinh học, bản thân tôi còn nhiều băn khoăn trăn trở, suy nghĩ, làm thế nào để học sinh phát huy tối đa tính tích cực học tập của mình loại bỏ tư tưởng ỷ lại hoặc tự ti của một số em có khả năng tiếp thu yếu. Bởi thực tế dạy học hiện nay, các giáo viên đã chú ý tới tính khoa học, tính thực tiển của kiến thức, nhất là đảm bảo tính hệ thống và khối lượng kiến thức được quy định trong sách giáo khoa. Gần đây, khi vấn đề đổi mới phương pháp được đặt ra giáo viên ở nhiều địa phương đã cố gắng cải thiện phương pháp dạy học, chú ý sử dụng các thí nghiệm, chú ý phát huy tính tích cực ncủa học sinh qua hệ thống câu hỏi gọi mở dẩn dắt học sinh. Song thực chất vấn đề đó chưa hẳn là hoạt động chủ động và độc lập của học sinh.Giáo viên: Lê Phước Tường SKKN/S6/2007Bước đầu vận dụng phương pháp “Lược đồ tư duy” … - 2 -Trong dạy học sinh học giáo viên chỉ mới quan tâm chủ yếu đến quá trình dạy của giáo viên nên tâm thế của học sinh trong giờ học là chờ đón kiến thức do giáo viên truyền thụ và chỉ quan tâm ghi nhớ những kiến thức cần phải học thuộc. Học sinh hoàn toàn chưa có thói quen đón nhận những công việc, những nhiệm vụ cần hoàn thành trong giờ sinh học để tìm ra kiến thức mới.Xuất phát từ những thực trạng trên, tôi suy nghĩ tìm tòi mạnh dạn đưa ra phương pháp “Lược đồ tư duy” trong dạy học bộ môn sinh học lớp 6. Với mong muốn góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, đặc biệt với bộ môn sinh học nói chung và sinh học nói riêng.Phần thứ haiBƯỚC ĐẦU VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC “LƯỢC ĐỒ TƯ DUY” TRONG DẠY HỌC SINH HỌC LỚP 6I/. Cơ sở lí luận.1/. Các quan điểm của lí luận dạy học được vận dụng vào việc dạy học sinh học.Một PPDH cụ thể nào đó bản thân nó chưa khẳng định được hiệu quả dạy và học. Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cho nên việc lựa chọn phương pháp nào đó phải dựa vào tổ hợp các yếu tố. Tiểu chuẩn để lựa chọn một phương pháp dạy học có hiệu quả là:- Đáp ứng các mục đích dạy học thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ dạy học một cách phù hợp.- Phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực và sang tạo của học sinh qua đó rèn luyện cho các em phương pháp nhận thức, các biện pháp tư duy logic.2/. Đặc trưng của môn sinh học.Nội dung học tập của môn sinh học chứa đựng cả một kho tang kiến thức sinh động, phong phú, hấp dẩn, dể kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành động cơ, nhu cầu cũng như hứng thú nhận thức của học sinh.Sinh học là một khoa học thực nghiệm, tri thức sinh học chủ yếu được hình thành bằng các phương pháp như quan sát, mô tả, thí nghiệm, … Mặt khác, đối tượng nghiên cứu của chương trình sinh học lớp 6 vốn sẳn có trong thiên nhiên, học sinh dễ tìm kiếm, dẽ quan sát và tiến hành thực nghiệm. Đó là một thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh trong đổi mới cách dạy và cách học.Giáo viên: Lê Phước Tường SKKN/S6/2007Bước đầu vận dụng phương pháp “Lược đồ tư duy” … - 3 -II/. Dạy học theo phương pháp “Lược đồ tư duy”.1/. Phương pháp tiến hành: Gồm hệ thống các qui tắc sau:- Viết một chủ đề ở giữa hoặc vẽ một bức tranh phản ánh chủ đề.Các khái niệm hay nội dung lớn của chủ đề được viết bằng chữ in hoa trên mỗi nhánh chính nối với chủ đề trung tâm [nhánh bậc 1]. Nhánh và chữ đó phải cùng một màu sắc.- Mỗi nhánh chính sử dụng một màu sắc khác nhau.- Chỉ sử dụng những thuật ngữ quan trọng để viết trên nhánh đó.- Trên mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ [nhánh bậc 2] để viết tiếp các suy nghĩ, các nội dung nhỏ của nội dung chính, viết bằng chữ thường.Lưu ý: + các nhánh phụ trên chung một nhánh chính phải cùng màu với nhau. + Có thể vẽ và viết tiếp các nhánh phụ cho bậc thứ ba, thứ tư, … cho lược đồ. + Tờ giấy để vẽ lược đồ phải được định vị trong quá trình vẽ và viết để đọc dễ dàng. + Trong quá trònh tạo lược đồ nên tăng cường sử dụng các hình vẽ hay biểu tượng, … + Lược đồ có thể chi tiết hoá, có thể sữa chữa bổ sung về sau.LƯỢC ĐỒ KHÁI QUÁT2/. Nguyên tắc của phương pháp: Trọng tâm của phương pháp là chuyển từ phương pháp dạy sang phương pháp học.Yêu cầu thiết yếu khi sử dụng phương pháp:- Xác định phương diện nào là trung tâm.- Các mối quan hệ nào cần xác lập- Cần thảo luận những vấn đề gì?Giáo viên: Lê Phước Tường SKKN/S6/2007Nhánh bậc 3TÊN CHỦ ĐỀNhánh bậc 1Nhánh bậc 2Bước đầu vận dụng phương pháp “Lược đồ tư duy” … - 4 -3/. Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp.3.1- Vai trò của giáo viên và học sinh.- Giáo viên không còn là người chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn là người tổ chức, hướng dẩn học sinh tìm tòm, chiếm lĩnh tri thức sinh học.+ Bài soạn không chỉ thiết kế của thầy mà chủ yếu thiết kết các hoạt động học tập của học sinh nhằm phát hiện ra tri thức. + Khi lên lớp, giáo viên đóng vai trò như một “Huấn luyện viên”, giao nhiệm vụ, hướng dẩn học sinh thực hiện các hoạt động học tập, theo dõi, đôn đốc kiểm tra giúp học sinh đạt được kết quả. Giáo viên chỉ uốn nắn khi học sinh thực sự gặp khó khăn và làm trọng tài cho các cuộc tranh luận.- Để học sinh chủ động, tích cực và tự lực chiếm lĩnh tri thức sinh học, các em cần phải:+ Tạo nhu cầu nhận thức, có mong muốn tìm hiểu các hiện tượng sinh học.+ Tự lực tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên hướng dẩn.+ Có điều kiện để bộc lộ khả năng nhận thức, được tự bảo vệ ý kiến của mình khi tham gia tranh luận.+ Khuyến kích nêu thắc mắc, nêu tình nhuống có vấn đề và tham gia giải quyết.3.2- Đối với nội dung học tập:- Nội dung của mỗi tiết học cần được giáo viên lựa chọn kỹ, tránh tình trạng “tham lam” để có đủ thời gian cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập.- Cần có sách bài tập nhằm tăng cường hoạt động tự lực học tập của học sinh.3.3- Đối với đồ dung dạy học:Trong dạy học sinh học, đồ dùng dạy học có vai trò rất quan trọng, nó vừa là nguồn cung cấp tri thức, vừa là phương tiện giúp học sinh thực hiện các hoạt động tìm tòi tri thức mới. Do đó việc tạo ra các đồ dung học tập thích hợp cho tiết dạy sinh học là một nhiệm vụ quan trọng dành cho người giáo viên.4/. Sự phối hợp các phương pháp dạy học khác trong khi sử dụng phương pháp dạy học “Lược đồ tư duy”.Theo quan điểm của lí luận dạy học, một PPDH cụ thể nào đó tự nó chưa khẳng định được hiệu quả của việc dạy và học mà nó phải phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố, trong đó cần chú trọng việc vận dụng và phối hợp các phương pháp đặc trưng theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Theo lí luận dạy học hiện đại, các PPDH thường được sử dụng trong dạy học sinh học là:4.1- Phương pháp quan sát tìm tòi:Học sinh được tự mình quan sát, tự thu thập các thong tin số liệu theo yêu cầu của chủ đề hay bài tập, và vận dụng các thao tác tư duy để xữ lí nó theo một logic, từ đó đi đến sự khái quát hoá để tìm ra các đặc điểm chung và riêng.Giáo viên: Lê Phước Tường SKKN/S6/2007Bước đầu vận dụng phương pháp “Lược đồ tư duy” … - 5 -4.2. Phương pháp biểu diển thí nghiệm nghiên cứu:Là phương pháp quan trọng nhất để có thể tổ chức cho học sinh nghiên cứu các hiện tượng sinh học. Thí nghiệm mới cho phép đi sâu tìm hiểu chức năng sinh lí, cho phép khẳng định những dự đoán nảy sinh lúc quan sát, tìm hiểu các hoạt động sống của các sinh vật nói chung và thực vật nói riêng trong những điều kiện khác nhau.4.3- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề:Đây không phải là vấn đề mới, đây là phương pháp giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề rồi giúp học sinh giải quyết vấn đề đặt ra, từ đó học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được cách chiếm lĩnh tri thức đó. Thông qua đó học sinh phát triển được tư duy tích cực sang tạo và có khả năng vận dụng tri thực vào tình huống mới, thích ứng với cuộc sống hiện đại.4.4- Phương pháp thực hành thí nghiệm, tìm tòi nghiên cứu:Phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh được tự lực chủ động sang tạo trong viẹc tìm kiếm tri thức.5/. Một số hình thức tổ chức học tập có tác dụng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh khi vận dụng phương pháp dạy học “Lược đồ tư duy”.5.1- Hình thức học tập cá nhân:Mỗi cá nhân hoàn thành nhiệm vụ do giáo viên giao cho ghi trên phiếu học tập hoạc trên bảng và phải tạo ra được “sản phẩm” cụ thể.5.2- Hình thức học tập theo nhóm:Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, có thể chia nhóm theo tổ học tập hay chia theo từng bàn hoặc 2 bàn ghép lại với nhau, … Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ hoặc cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập. Mỗi nhóm cử người đại diện báo cáo và khẳng định kết quả đã dạt được trước lớp.Hình thức này buộc các thành viên trong nhóm phải cùng thực hiện, cùng phối hợp làm việc để đi đến thống nhất chung của cả nhóm.6/. Ưu điểm của phương pháp “Lược đồ tư duy”.Với phương pháp này mang lại một số ưu điểm sau:- Các hướng suy nghĩ của học sinh sẽ được mở ran gay từ đầu.- Mối liên hệ giữa các chủ đề trở nên rõ rang.- Luôn có thể bổ sung nội dung trong các chủ đề con.- Sự tách biệt một khái niệm hay nội dung ra khỏi chủ đề trung tâm theo các nhánh thể hiện rõ cấp độ của khái niệm hay nội dung đó trong toàn chủ đề, do đó học sinh sẽ nắm được kiến thức nhanh, sâu và lâu hơn.- Đối với những trường đã vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học thì việc vận dụng phương pháp “lược đồ tư duy” sẽ trở nên dể dàng hơn rất nhiều bởi có rất nhiều kênh hình để vận dụng vào phương pháp, vã lại thao tác khi sử dụng phương pháp sẽ được hạn chế.Giáo viên: Lê Phước Tường SKKN/S6/2007

Video liên quan

Chủ Đề