Khóa báo có tài khoản ngân hàng

Khi “tạm khóa báo có” tài khoản thì tiền sẽ không thể đổ vào tài khoản nếu chủ tài khoản không gỡ lệnh. Vậy tạm khóa  báo có là gì? Khi nào thì sử dụng lệnh này?

Tạm khóa báo có là thuật ngữ đang được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Dịch vụ này cũng còn khá xa lạ với không ít khách hàng thường xuyên giao dịch ngân hàng, giao dịch với ngân sách lớn. 

Vậy tạm khóa báo có là gì? Khi nào thì chủ tài khoản nên tạm khóa báo có? Hãy cùng nganhangviet.org tìm hiểu về khái niệm cùng những nội dung liên quan xoay quanh thuật ngữ này nhé!

Tạm khóa báo có là gì?

Theo Điều 16 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN, tạm khóa báo có vào tài khoản là lệnh tạm dừng tất cả các giao dịch trên thẻ, tạm khóa tài khoản thanh toán. Đây là lệnh được ngân hàng áp dụng khi chủ tài khoản báo thẻ bị mất cắp hoặc xuất hiện các giao dịch mạo danh. 

Với khách hàng đăng ký dịch vụ biến động số dư, khi thẻ xuất hiện các giao dịch khả nghi thì ngân hàng sẽ gửi thông báo tạm khóa báo có tài khoản cho chủ tài khoản. 

Tạm khóa báo có tài khoản là gì?

Chủ tài khoản có nhận được tiền khi tạm khóa báo có không?

Theo khái niệm trên, khi tài khoản tạm khóa báo có thì tiền sẽ không chuyển được vào tài khoản. Điều này cũng có nghĩa là chủ tài khoản không nhận được tiền. Số tiền này sẽ được hoàn trả lại cho người gửi khi đáp ứng cả hai điều kiện:

  • Chủ tài khoản không hủy lệnh tạm khóa báo có tài khoản.
  • Người chuyển khoản không có yêu cầu ghi Có vào tài khoản người nhận.

Thông thường thời gian hoàn trả tiền cho người gửi là sau 2-3 ngày kể từ ngày thực hiện giao dịch chuyển.

Tuy nhiên tiền vẫn có thể chuyển được vào tài khoản tạm khóa báo có khi đáp ứng đủ hai điều kiện:

  • Chủ tài khoản đã mở lại thẻ trước khi tiền được hoàn trả lại cho người gửi.
  • Phải có yêu cầu ghi Có của người gửi vào tài khoản của người nhận tiền.

Tại mỗi ngân hàng, quy trình thực hiện tạm khóa báo có, quy trình xử lý mở khóa, xử lý số tiền treo có thể khác nhau. Vậy nên trước khi yêu cầu đặt lệnh bạn cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng mà bạn đang sử dụng để được tư vấn chính xác nhất.

Khi nào chủ tài khoản nhận được thông báo tạm khóa báo có?

Ngân hàng sẽ gửi thông báo tạm khóa báo có tài khoản cho chủ tài khoản khi xảy ra một trong những vấn đề sau:

  • Khi xuất hiện những sai sót, tranh chấp giữa các chủ tài khoản dùng chung.
  • Khi có văn bản yêu cầu và quyết định thẩm tra tài khoản của cơ quan pháp lý.
  • Khi phía ngân hàng nhận được các báo cáo về quá trình thanh chuyển khoản xảy ra nhầm lẫn. Lúc này số tiền được báo lỗi vào tài khoản khách hàng có thể bị phong tỏa.
Ngân hàng sẽ gửi thông báo cho chủ tài khoản nếu tài khoản bị tạm khóa

Các trường hợp này có thể được tạm khóa một phần hoặc toàn bộ số tiền có trên tài khoản. Nói một cách dễ hiểu hơn, tài khoản tạm khóa một phần [tạm khóa một chiều giao dịch nhận tiền] chủ tài khoản vẫn có thể chuyển tiền đi để thực hiện các giao dịch khác bình thường. 

Tài khoản khóa toàn phần là khóa cả chiều đến và đi của giao dịch. Chủ tài khoản không thể nhận tiền chuyển đến và cũng không thể chuyển tiền đi nếu không mở lại thẻ.

Cách xử lý số dư khi tài khoản thanh toán bị đóng

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-NHNN, một tài khoản thanh toán đang hoạt động của cá nhân hay tổ chức sẽ bị đóng theo yêu cầu của chủ tài khoản. Yêu cầu sẽ được chấp thuận khi chủ tài khoản đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán.

Trường hợp tài khoản thanh toán vẫn còn số dư sẽ được xử lý như sau:

  • Thực hiện chi trả cho một cho các đối tượng sau: chủ tài khoản, người được thừa kế, đại diện thừa kế hợp pháp khi không may chủ tài khoản chết hoặc vắng mặt hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
  • Thực hiện chi trả theo quyết định của tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Xử lý theo luật đã được quy định với trường hợp người thụ hưởng hợp pháp đã được thông báo nhưng không đến nhận lại tiền.

Trên đây là một số chia sẻ về tạm khóa báo có tài khoản là gì cũng như những trường hợp dẫn đến tạm khóa báo có. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc về thuật ngữ này một cách tổng quát, chính xác và dễ hiểu nhất!

Vietcombank lên tiếng về "tạm khóa báo có tài khoản"

[NLĐO]- Tối 22-9, Vietcombank đã chính thức lên tiếng sau khi cụm từ "tạm khóa báo có tài khoản" đang gây bão trên mạng xã hội vì bị cho rằng có thể là nơi "giấu quỹ đen".

  • Thủy Tiên - Công Vinh chính thức gửi đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng lên Bộ Công an

  • Cư dân mạng "đào" những phát ngôn về tiền và từ thiện của Thủy Tiên

  • Thủy Tiên lại bị bóc phốt "thủ thuật sao kê"

  • Thủy Tiên và nhiều sao Việt tuyên bố dừng làm từ thiện

Những ngày qua, nhiều câu hỏi đã được đặt ra như ý nghĩa của "tạm khóa báo có tài khoản" là ngừng nhận tiền đến tài khoản hay không nhận thông tin nhắn có tiền vào tài khoản?

Trong trường hợp tài khoản ngân hàng được khoá tạm thời hay vĩnh viễn, số tiền người khác chuyển vào tài khoản này sẽ được ngân hàng xử lý như thế nào?

Đối với các khoản tiền người khác chuyển đến tài khoản tạm khóa báo có sẽ được ngân hàng xử lý như thế nào? Việc xử lí hoàn trả tiền diễn ra trong thời gian bao lâu?

Chiều 17-9, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên - Công Vinh đã thực hiện sao kê tài khoản ngân hàng để minh bạch khoản tiền kêu gọi ủng hộ bà con miền Trung mùa lũ. Ảnh chụp từ clip: Thủy Tiên- Công Vinh và phía luật sư livestream ngay bên ngoài ngân hàng.

Vietcombank cho biết Điều 16, Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày 19-8-2014 hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định: "Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng [tạm dừng giao dịch] một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản [hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản] hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán".

Do đó, "tạm khóa báo có tài khoản" được hiểu là việc Ngân hàng tạm dừng giao dịch ghi có vào tài khoản của khách hàng.

Nếu tài khoản được khoá toàn bộ cả 2 chiều ghi nợ và ghi có hoặc tài khoản được khóa chiều ghi Có thì số tiền người khác chuyển vào tài khoản này sẽ không được ghi có vào tài khoản và được hoàn trả cho người chuyển tiền.

"Đối với các trường hợp tạm dừng giao dịch ghi có vào tài khoản của khách hàng, tài khoản sẽ không ghi có bất cứ giao dịch nào kể từ thời điểm ngân hàng thực hiện khóa chiều ghi có theo yêu cầu của khách hàng"- Vietcombank khẳng định.

Vietcombank xử lý theo nguyên tắc: Đối với các giao dịch chuyển tiền trong hệ thống Vietcombank và chuyển tiền nhanh 24/7 ngoài hệ thống qua Napas, hệ thống hiển thị thông báo cho khách hàng và chặn không cho thực hiện giao dịch.

Còn đối với các giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng qua hệ thống IBPS của Ngân hàng Nhà nước và các giao dịch chuyển đến từ nước ngoài, khi Vietcombank nhận được các giao dịch chuyển đến này sẽ thực chuyển trả lại ngân hàng chuyển [để ngân hàng này chuyển tiền trả lại người chuyển tiền]. Thời gian xử lý giao dịch tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước [giao dịch qua IBPS] và theo quy định của SWIFT/công ty chuyển tiền nước ngoài.

Những ngày qua, cụm từ "tạm khóa báo có tài khoản" gây bão trên mạng xã hội, liên quan đến việc vợ chồng Công Vinh - ca sĩ Thủy Tiên đã livestream sao kê tại ngân hàng vào chiều 17-9, làm rõ những tin đồn thất thiệt. Theo giấy tờ được vợ chồng Thủy Tiên - Công Vinh công khai, con số quyên góp đúng là hơn 177 tỉ đồng như họ từng công bố.

Tuy nhiên, sau đó, một nữ đại gia ở Bình Dương khi trò chuyện trên mạng xã hội tối 19-9 đã đề cập đến văn bản mà Ngân hàng Vietcombank gửi tới ca sĩ Thủy Tiên trong lần sao kê hơn 177 tỉ đồng tiền từ thiện. Nữ đại gia nhấn mạnh đến thuật ngữ "tạm khóa báo có" trong văn bản này, giải thích đây là một cách "treo" tài khoản. Bà cho rằng tài khoản bị treo này vẫn nhận được tiền sau khi mở trở lại bình thường, và trường hợp người khác chuyển vào tài khoản đang tạm khóa báo có thì vẫn chuyển được như bình thường.

Dương Ngọc

Video liên quan

Chủ Đề