Khi nào có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng thành công cơ học

[Vật Lí 9] - Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng

Cập nhật: 18/3/2019 | 9:25:37 PM

Mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

CHƯƠNG V: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

1. Sự chuyển hóa năng lượng

  • Nhận biết được 1 vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công [cơ năng] hay làm nóng các vật khác [ nhiệt năng]
  • Nhận biết được hoá năng, điện năng, quang năng khi chúng chuyển hoá thành cơ năng hay nhiệt năng.
  • Nói chung mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác hay truyền từ vật này sang vật khác.
  • Cơ năng của một vật là tổng động năng và thế năng của nó. Thế năng hấp dẫn của vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao. Động năng của vật càng lớn khi vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh.


2. Định luật bảo toàn năng lượng

Năng lượng không tự nhiên sinh ra hoặc tự nhiên mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này qua dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. Định luật này dùng cho mọi lĩnh vực của tự nhiên.

3. Sự chuyển hóa năng lượng trong các nhà máy phát điện

  • Nhiệt điện: năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hóa thành cơ năng rồi thành điện năng.
  • Thủy điện: thế năng của nước trên hồ chứa được biến đổi thành động năng rồi thành điện năng.
  • Điện gió: động năng của gió được biến đổi thành điện năng.
  • Pin mặt trời: biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.
  • Điện hạt nhân:  năng lượng hạt nhân được biến đổi thành nhiệt năng rồi thành cơ năng cuối cùng thành điện năng.

Trong nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện hạt nhân, đều có máy phát điện trong đó cơ năng được chuyển hóa thành điện năng.

4. Sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ tiêu thụ điện

Trong các dụng cụ tiêu thụ điện, điện năng được chuyển hóa thành các dạng năng lượng thường dùng như cơ năng, nhiệt năng, quang năng.


 

Bài viết cùng chủ đề

  • [Vật Lí 9] - Tổng hợp lý thuyết Chương Quang học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 9
  • Giải Vật Lí Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 9
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 9

Giải Sách Bài Tập Vật Lí 9 – Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài 1 trang 121 sách bài tập Vật Lí 9: Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào?

A. Làm tăng thể tích vật khác.

B. Làm nóng một vật khác.

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.

D. Nổi được trên mặt nước.

Lời giải:

Chọn B. Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng làm nóng một vật khác.

Bài 2 trang 121 sách bài tập Vật Lí 9: Trong các dụng cụ tiêu thụ điện năng, điện năng được biến đổi thành dạng năng lượng nào để có thể sử dụng trực tiếp? Cho ví dụ.

Lời giải:

Điện năng biến đổi thành nhiệt năng. Ví dụ bàn là, nồi cơm điện.

Điện năng biến đổi thành quang năng. Ví dụ: đèn Led, đèn ống

Điện năng biến đổi thành cơ năng. Ví dụ: máy bơm, quạt điện

Bài 3 trang 121 sách bài tập Vật Lí 9: Trong chu trình biến đổi của nước biển [từ nước thành hơi, thành mưa trên nguồn, thành nước chảy trên suối, sông về biển] có kèm theo sự biến đổi của năng lương từ dạng nào sang dạng nào?

Lời giải:

Quang năng của ánh sáng mặt trời biến đổi thành nhiệt năng làm nước nóng bốc hơi thành mây bay lên cao có thế năng; giọt mưa từ đám mây rơi xuống thì thế năng chuyển thành động năng; nước từ trên núi cao chảy xuống suối, sông ra biển thì thế năng của nước biển thành động năng.

Bài 4 trang 121 sách bài tập Vật Lí 9: Con người muốn hoạt động [đi lại, giữ ấm cơ thể…] cần phải có năng lượng. Năng lượng đó do đâu mà có và đã được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào ?

Lời giải:

Thức ăn vào cơ thể xảy ra các phản ứng hóa học, hóa năng biến thành nhiệt năng làm nóng cơ thể, hóa năng thành cơ năng làm các cơ bắp hoạt động.

Bài 5 trang 121 sách bài tập Vật Lí 9: Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng có biểu hiện gì?

A. Đứng yên

B. Chuyển động

C. Phát sáng

D. Đổi màu

Lời giải:

Chọn B. Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng biểu hiện khi nó chuyển động.

Bài 6 trang 121 sách bài tập Vật Lí 9: Bằng các giác quan, căn cứ vào đâu mà ta nhận biết được là một vật có nhiệt năng?

A. Có thể kéo, đẩy các vật khác.

B. Có thể làm biến dạng vật khác

C Có thể làm thay đổi nhiệt độ các vật khác

D. Có thể làm thay đổi màu sắc các vật khác.

Lời giải:

Chọn C. Có thể làm thay đổi nhiệt độ các vật khác.

Bài 7 trang 121 sách bài tập Vật Lí 9: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được biến đổi thành nhiệt năng?

A. Cơ năng.

B. Điện năng.

C. Hoá năng.

D. Quang năng.

Lời giải:

Chọn B. Điện năng.

Bài 8 trang 121 sách bài tập Vật Lí 9: Trong nồi nước sôi đang bốc hơi, năng lượng được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào ?

A. Động năng thành thế năng.

B. Nhiệt năng thành cơ năng.

C. Nhiệt năng thành hoá năng.

D. Hoá năng thành cơ năng.

Lời giải:

Chọn B. Trong nồi nước sôi đang bốc hơi nhiệt năng thành cơ năng.

Bài 9 trang 121 sách bài tập Vật Lí 9: Hiện tượng nào dưới đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng.

A. Núm đinamô quay, đèn bật sáng

B. Tốc độ của vật tăng, giảm

C. Vật đổi màu khi bị cọ xát

D. Vật nóng lên khi bị cọ xát.

Lời giải:

Chọn A. Khi núm đinamô quay, đèn bật sáng đã có sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng.

Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng – Lý thuyết năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng. Ta nhận biết được một vật có năng lượng

+ Ta nhận biết được một vật có năng lượng khi vật có khả năng thực hiện công [cơ năng] hay làm nóng các vật khác [nhiệt năng].

+ Ta nhận biết được hóa năng, quang năng khi chúng chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng.

+ Nói chung, mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

Trong thí nghiệm quả bóng rơi, mỗi lần quả bóng nảy lên, độ cao của nó lại giảm dần, cuối cùng không nảy lên được nữa. Trong hiện tượng này cơ năng của quả bóng giảm dần, như vậy, cơ năng đã biết mất hay đã chuyển hóa thành một dạng năng lượng khác?

Bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về Nhiệt năng là gì? Nhiệt lượng là gì? để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.

I. Nhiệt năng

Bạn đang xem: Nhiệt năng là gì? Nhiệt lượng là gì? – Vật lý 8 bài 21

• Nhiệt năng là gì? Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

– Nhiệt năng phụ thuộc vào nhiệt độ: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

– Mọi vật đều có nhiệt năng vì các phân tử cấu tạo nên vật luôn luôn chuyển động. 

II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng

1. Thực hiện công

– Để làm tăng nhiệt năng của vật ta thực hiện công bằng cách cho vật chuyển động hoặc tác động lực lên vật.

* Ví dụ: Cọ xát miếng đồng → Miếng đồng nóng lên → Nhiệt năng tăng

2. Truyền nhiệt

– Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt

* Ví dụ: Đốt nóng miếng đồng hoặc thả miếng đồng vào cốc nước nóng

III. Nhiệt lượng

• Nhiệt lượng là gì? Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.

– Nhiệt lượng ký hiệu là Q, đơn vị là J [Jun].

IV. Bài tập về Nhiệt năng

* Câu C1 trang 74 SGK Vật Lý 8: Các em hãy nghĩ ra một thí nghiệm đơn giản để chứng tỏ khi thực hiện công lên miếng đồng, miếng đồng sẽ nóng lên.

° Lời giải câu C1 trang 74 SGK Vật Lý 8:

– Cọ xát miếng đồng nhiều lần lên nền bê tông khi đó miếng đồng sẽ nóng dần lên.

– Dùng búa đập lên miếng đồng nhiều lần, miếng đồng sẽ nóng lên.

* Câu C2 trang 75 SGK Vật Lý 8: Các em hãy nghĩ ra một thí nghiệm đơn giản để minh họa việc làm tăng nhiệt năng của một vật bằng cách truyền nhiệt.

° Lời giải câu C2 trang 75 SGK Vật Lý 8:

– Thả miếng đồng vào cốc nước nóng, hoặc đặt miếng đồng lên nắp một nồi nước đang sôi, sau một thời gian, miếng đồng sẽ nóng lên.

* Câu C3 trang 75 SGK Vật Lý 8: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?

° Lời giải câu C3 trang 75 SGK Vật Lý 8:

– Nhiệt năng của miếng đồng sẽ giảm và nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.

* Câu C4 trang 75 SGK Vật Lý 8: Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?

° Lời giải câu C4 trang 75 SGK Vật Lý 8:

– Hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.

* Câu C5 trang 75 SGK Vật Lý 8: Hãy dùng những kiến thức đã học trong bài để giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài. 

“Trong thí nghiệm về thả quả bóng rơi [H.21.1], mỗi lần quả bóng nảy lên, độ cao của nó lại giảm dần. Cuối cùng không nảy lên được nữa. Trong hiện tượng này rõ ràng là cơ năng đã giảm dần. Vậy cơ năng đã biến mất hay đã chuyển thành một dạng năng lượng khác ?”

° Lời giải câu C5 trang 75 SGK Vật Lý 8:

– Do va chạm với mặt đất [thực hiện công] mà cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng quả bóng và mặt sàn chứ không mất đi.

Hy vọng với bài viết về Nhiệt năng là gì? Nhiệt lượng là gì? ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thăc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để THPT Sóc Trăngghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Video liên quan

Chủ Đề