Khi nào cần làm quyết toán thuế tncn năm 2024

Căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Công văn số 636/TCT-DNNCN của Tổng cục Thuế, thời hạn khai, nộp hồ sơ quyết toán thuế 2023 gồm: Ngày 31/3/2023, tổ chức cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế. Ngày 2/5/2023, cá nhân trực tiếp đi quyết toán thuế.

Ai phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Công văn 636 hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân [TNCN], những đối tượng sau phải quyết toán thuế TNCN: tổ chức, cá nhân trả tiền lương, tiền công: thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân có uỷ quyền mà không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không.

Ngành Thuế triển khai nhiều phương thức hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác quyết toán thuế. Ảnh: TN

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN: người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm thực hiện quyết toán thuế.

Trường hợp này áp dụng cho cả đối tượng có thu nhập vãng lai không quá 10 triệu đồng ở nơi khác và đã được khấu trừ 10% thuế TNCN nếu không có yêu cầu quyết toán với phần thu nhập này.

Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế gồm các đối tượng: có số thuế phải nộp thuế/nộp thừa đề nghị hoàn/bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo trừ trường hợp: số thuế phải nộp thuế sau khi quyết toán của từng năm dưới 50.000 đồng trở xuống; thuế phải nộp nhỏ hơn thuế đã tạm nộp và không yêu cầu hoàn thuế, bù trừ vào kỳ tiếp theo…

Có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày [tính trong năm dương lịch đầu tiên] và từ 183 ngày trở lên tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Người nước ngoài hết hợp đồng làm việc tại Việt Nam quyết toán thuế trước khi xuất cảnh…

5 trường hợp không phải nộp quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Công văn 636/TCT-DNNCN đã quy định một số trường hợp sẽ không phải quyết toán thuế TNCN. Đầu tiên, tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế TNCN. Nghĩa là, trong kỳ tính thuế TNCN không trả lương, tiền công cho người lao động thì không phải khai quyết toán thuế TNCN.

Riêng trường hợp có trả tiền lương, tiền công nhưng không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì vẫn phải khai quyết toán thuế theo quy định.

Chậm quyết toán thuế, người nộp thuế có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt thấp nhất là 2 triệu đồng và mức cao nhất là 25 triệu đồng. Ảnh: TN

Thứ hai, đối với cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế, nếu cá nhân có số thuế TNCN phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống sẽ không phải quyết toán thuế.

Khi đó, cá nhân được miễn thuế trong trường hợp này tự xác định số tiền thuế được miễn, không bắt buộc phải nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN và không phải nộp hồ sơ miễn thuế. Trường hợp kỳ quyết toán từ năm 2019 trở về trước đã quyết toán trước thời điểm 5/12/2020 thì không xử lý hồi tố.

Thứ ba, cá nhân có số thuế TNCN phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.

Thứ tư, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

Thứ năm, cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ [trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện], bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động, hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua, hoặc đóng góp cho người lao động, thì người lao động không phải quyết toán đối với phần thu nhập này.

Chậm làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân bị phạt thế nào?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy theo thời gian chậm quyết toán mà có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt thấp nhất là 2 triệu đồng và mức cao nhất là 25 triệu đồng. Ngoài nộp phạt, nếu chậm nộp thì còn phải nộp khoản tiền chậm nộp. Cụ thể: tiền chậm nộp tiền phạt tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền phạt nộp chậm./.

Đối với mỗi người lao động và chủ doanh nghiệp [đặc biệt là với các startup và SME], thuế thu nhập cá nhân [TNCN] và quy định quyết toán thuế hàng năm là một kiến thức vô cùng cần thiết để giúp chủ doanh nghiệp vận hành việc kinh doanh dễ dàng hơn và nhân sự có thể bảo vệ quyền lợi tài chính của mình khi đi làm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những thủ tục này để thực hiện đúng. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin quan trọng cần nắm.

Thuế TNCN là gì?

Hiểu đơn giản thì đây là khoản tiền mà các cá nhân có thu nhập phải trích ra từ tiền lương, tiền công để đóng vào ngân sách Nhà nước. Đối với các nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp [DN], phần thuế này sẽ luôn xuất hiện tại một mục trên bảng lương [hình minh hoạ bên dưới].

Thể hiện thuế TNCN trong bảng lương của doanh nghiệp

Đối với cá nhân cư trú thì thu nhập chịu thuế được tính là phần thu nhập phát sinh cả ngoài và trong lãnh thổ Việt Nam không phân biệt nơi trả thu nhập là ở đâu.

Với những cá nhân được xét vào diện không cư trú thì mức thu nhập chịu thuế chỉ là thu nhập phát sinh khi làm việc tại Việt Nam không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế

Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế là hai khái niệm khác nhau – điều mà rất nhiều người nhầm lẫn. Thu nhập chịu thuế [Taxable income] là thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công mà cơ quan chi trả đã trả cho cá nhân. Thu nhập tính thuế là thu nhập chịu thuế sau khi trừ các khoản có liên quan như: giảm trừ bản thân, gia cảnh, đóng bảo hiểm…

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ [gia cảnh, bản thân, phụ thuộc]

1. Giảm trừ gia cảnh:

  • Đối với bản thân là 11.000.000 đồng/người/tháng.
  • Còn đối với người phụ thuộc là 4.400.000 đồng/người/tháng.

2. Các khoản bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.

3. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo hay khuyến học.

Thời điểm tính thuế TNCN

Thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm Người lao động nhận chi trả thu nhập từ doanh nghiệp. Ví dụ: Tiền lương của tháng 12/2019 được nhận vào tháng 01/2020 thì tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 1 năm 2020.

Quyết toán thuế TNCN là gì và thời hạn quyết toán

Hằng tháng, lương mà người lao động nhận được từ công ty đều bị trừ một khoản tiền gọi là tiền “tạm tính/tạm đóng” thuế TNCN, tương ứng 12 lần bị trừ. Sau khi bị trừ như vậy, bạn phải đi “quyết toán thuế TNCN”, hiểu một các đơn giản là tính toán lại xem thử số tiền thuế “tạm tính/tạm đóng” trong suốt một năm qua là thiếu, đủ hay dư so với số tiền thuế TNCN thực sự phải đóng.

  • Trường hợp đóng thiếu: Phải đóng thêm phần còn thiếu
  • Trường hợp đóng đủ: Không phải làm gì nữa
  • Trường hợp đóng dư: Được trả lại [làm thủ tục hoàn thuế]

Theo như quy định tại khoản 2, Điều 32 của Luật Quản lý thuế thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Ví dụ: Thời hạn quyết toán thuế TNCN của năm 2021 đối với thu nhập của năm 2020 sẽ vào ngày 30/03/2021.

Ai phải làm quyết toán thuế TNCN

Nếu người lao động chỉ có nguồn thu nhập duy nhất từ 1 công ty:

  • Công ty bạn sẽ có trách nhiệm đi khai quyết toán thuế TNCN cho người lao động theo quy định tại Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Tiền thuế nếu thiếu thì công ty bù thêm, nếu dư công ty trả lại cho người lao động.

Nếu người lao động có nguồn thu nhập ở nhiều nơi làm việc hoặc chuyển việc làm ở nhiều công ty khác nhau:

  • Cá nhân phải tự làm quyết toán. Các công ty giữ lại 10% tiền công của người lao động và xuất cho người lao động tờ hóa đơn “khấu trừ thuế TNCN”. Cuối năm, người lao động liên hệ bộ phận kế toán của các công ty để xin hóa đơn “khấu trừ thuế TNCN” sau đó tự đi quyết toán thuế TNCN.

Cách tính thuế TNCN

Để xác định được phương pháp tính thuế TNCN cho người lao động trong Công ty, cần phải xác định NLĐ là cá nhân cư trú hay không cư trú trước. Nếu là cá nhân cư trú thì xét thêm thời hạn của hợp đồng là từ 3 tháng trở lên hay dưới 3 tháng. Bài viết sẽ tập trung vào cách tính thuế cho cá nhân cư trú.

Đối tượng 1: Cá nhân cư trú có ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên [thường là người Việt Nam]

Thực hiện tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần:

Công thức tính: [Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất]

Bảng thuế suất lũy tiến:

Bậc thuế Phần Thu nhập chịu thuế/tháng [triệu đồng] Thuế suất [%] Cách tính thuế phải nộp [triệu đồng]1 Đến 5 5 5% x TNTT 2 Trên 5 đến 10 10 10% x TNTT – 0.25 3 Trên 10 đến 18 15 15% x TNTT – 0.75 4 Trên 18 đến 32 20 20% x TNTT – 1.65 5 Trên 32 đến 52 25 25% x TNTT – 3.25 6 Trên 52 đến 80 30 30% x TNTT – 5.85 7 Trên 80 35 35% x TNTT – 9.85

Ví dụ:

Ông A nhận lương tháng 10/2020 là 40 triệu đồng [khi nhận lương từ công ty ông A đã được công ty trích đóng tiền bảo hiểm bắt buộc – nên không phải trừ khi tính thu nhập tính thuế nữa]. Ông A có 02 người phụ thuộc, trong tháng ông A không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông A được tính như sau:

– Thu nhập chịu thuế của ông A là 40 triệu đồng.

– Ông A được giảm trừ các khoản sau:

+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11 triệu đồng

+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc [2 con]: 4.4 triệu đồng × 2 = 8.8 triệu đồng

\=> Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 11 triệu đồng + 8.8 triệu đồng = 19.8 triệu đồng.

\=> Thu nhập tính thuế của ông A là: 40 triệu đồng – 19.8 triệu đồng = 20.2 triệu đồng

Thu nhập tính thuế trong tháng 20.2 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 4. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:

20.2 triệu đồng × 20% – 1.65 triệu đồng = 2.39 triệu đồng.

Đối tượng 2: Cá nhân cư trú có ký HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ

Đối với những cá nhân này thì tiến hành khấu trừ thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên như sau: bị tính 10% tổng thu nhập trả/lần [không phân biệt có mã số thuế hay không].

Công thức tính: [Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 10%]

Ví dụ:

Anh A ký hợp đồng lao động thời vụ 1 tháng với Công ty B, lương cho vị trí giao nhận của anh A gồm có: lương chính là 4.700.000đ, phụ cấp tiền ăn trưa 780.000đ, phụ cấp xăng xe 700.000đ.

– Tổng thu nhập của anh A là: 6.180.000đ

– Vì Công ty trả thu nhập lớn hơn 2.000.000đ nên khi trả lương cho anh A, Kế toán phải khấu trừ tiền thuế TNCN tại nguồn 10% như sau:

Thuế TNCN phải khấu trừ = [4.700.000 + 780.000+700.000] * 10% = 618.000đ

[Tiền ăn, lương tăng ca của lao động vãng lai [ký dưới 3 tháng] không được miễn thuế TNCN. Công văn số 4217/CT-TTHT của Cục Thuế TP. HCM về thuế thu nhập cá nhân]

Cách tính thuế thu nhập cá nhân nếu theo đúng trình tự như trên thì mất khá nhiều thời gian. Để giúp người lao động biết mình có phải nộp thuế hay không hoặc số tiền phải nộp bao nhiêu, LuatVietnam đã ra mắt công cụ tính thuế online. Bạn thực hiện đơn giản theo bước sau:

Khi nào thì phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 44, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế [tự quyết toán thuế TNCN] với cơ quan thu thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 04 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

Khi nào quyết toán thuế TNCN 2023?

Như vậy, thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022 đối với cá nhân tự quyết toán thuế là ngày 30/4/2023. Tuy nhiên, năm 2023 thì chuỗi ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/05 sẽ diễn ra liên tiếp trong 03 ngày từ ngày 29/4 đến 01/5/2023, trong đó ngày 29/4 và 30/4 rơi vào thứ 7 và Chủ nhật.

Khi nào nộp quyết toán thuế TNDN?

[3] Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN: - Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. - Hoặc chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện đối với trường hợp chấm dút hoạt động hoặc tổ chức lại doanh nghiệp.

Khi nào quyết toán thuế TNCN 2024?

Như vậy, trong năm 2024 thì thời hạn khai hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của năm 2023 như sau: - Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thì thời hạn khai hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày 31/3/2024.

Chủ Đề