Khách thể của tội phạm xâm phạm an toàn giao thông là gì

Khách thể của Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy được pháp luật quy định như thế nào?

  • Khách thể của tội phạm này cũng là trật tự an toàn giao thông đường thủy.

    Đối tượng tác động của tội phạm này là người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy. Ví dụ một thuyền viên không có bằng lái được thuyền trưởng giao cho lái tàu, nên đã gây tai nạn chết người.


Nội dung liên quan: " Phương tiện giao thông "

  • Xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định như nào?
  • Yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như thế nào?
  • Xử phạt vi phạm quy định về thiết bị, dụng cụ an toàn và công dụng, vùng hoạt động của phương tiện giao thông đường thủy
  • Xử phạt vi phạm quy định về niên hạn và hoạt động đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện giao thông đường thủy
  • Xử phạt vi phạm quy định về trách nhiệm của thuyền viên, người lái, chủ phương tiện giao thông đường thủy
  • Xử phạt vi phạm quy định về Giấy chứng nhận chuyên môn của thuyền viên, người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy
  • Việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản thực hiện như nào?
  • Điều kiện để tổ chức, cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính
  • Trình tự giải quyết việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
  • Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính thực hiện như nào?

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Văn phòng Luật sư nam Hà Nội - HSLAWS
  • 183, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Click để Xem thêm

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông trong khi điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.

I. Dấu hiệu pháp lý

-  Chủ thể: Chỉ những người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này.

- Khách thể: Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ.

- Mặt khách quan:

+ Hành vi khách quan: Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Theo quy định tại Khoản 17, Điều 3 của Luật giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ [sau đây gọi là xe cơ giới] gồm xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ [sau đây gọi là xe thô sơ] gồm xe đạp [kể cả xe đạp máy], xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải [ khoản 2 Điều 14 Luật giao thông đường bộ ].

+ Hậu quảHậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật.

- Mặt chủ quan: Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thực hiện hành vi là do vô ý [vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả].

II. Hình phạt

Phạt tiền từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm khi phạm tội tại khoản 1 Điều này.

Phạt tù từ ba năm đến mười năm khi phạm tội thuộc  một trong các trường hợp thuộc khoản 2 Điều này.

Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm khi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm khi phạm tội khoản 4 Điều này.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Câu hỏi: Dấu hiệu pháp lý của nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Đại Tâm. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

    Các tội xâm phạm an toàn giao thông là các tội quy định đối với người [có năng lực hành vi dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên, ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 265 và khoản 4 Điều 266, người phạm tội có thể từ đủ 14 tuổi trở lên] có những hành vi vô ý gây nguy hiểm cho xã hội xâm phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ hoặc đường hàng không.

    Các tội xâm phạm an toàn giao thông được quy định tại Mục 1 Chương XXI BLHS bao gồm 25 Điều được chia thành năm nhóm:

  •      Nhóm các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ [có 7 tội thuộc nhóm này] bao gồm từ Điều 260 đến Điều 266.

    Các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông là các tội phạm quy định đối với người [có năng lực trách nhiệm dân sự, từ đủ 16 tuổi trở lên, ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 265 và khoản 4 Điều 266, người phạm tội có thể từ đủ 14 tuổi trở lên] có những hành vi vô ý gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến những quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ. Hành vi của người phạm tội thuộc nhóm này phải gây ra thiệt hại và thiệt hại được định lượng trong điều luật thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự [trừ Điều 265]: Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng [riêng với tội đua xe trái phép quy định tại Điều 266 thì, thiệt hại được quy định là: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.].

  •      Nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường sắt [có 5 tội thuộc nhóm tội này]: bao gồm từ Điều 267 đến Điều 271.

     Nhóm các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường sắt là các tội quy định đối với người [có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên] có những hành vi vô ý gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến những quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường sắt. Hành vi của người phạm tội thuộc nhóm này phải gây ra thiệt hại và thiệt hại được định lượng trong điều luật thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

  •      Nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường thủy [có 6 tội thuộc nhóm này]: bao gồm từ Điều 272 đến Điều 276 và Điều 284.

     Nhóm các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường thuỷ, đường hàng hải là các tội quy định đối với người [có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên] có những hành vi vô ý gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến những quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường thuỷ, đường hàng hải. Hành vi của người phạm tội thuộc nhóm này phải gây ra thiệt hại và thiệt hại được định lượng trong điều luật thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự [trừ Điều 284]: Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

  •      Nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường không [có 4 tội thuộc nhóm này]: bao gồm từ Điều 277 đến Điều 280.

     Nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường không là các tội quy định đối với người [có năng lực trách nhiệm dân sự, từ đủ 16 tuổi trở lên] có những hành vi cố ý gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến những quy định cảu pháp luật về an toàn giao thông đường không.

  •      Nhóm các tội xâm phạm các công trình giao thông, chiếm đoạn tàu bay, tàu biển, vi phạm các quy định về hàng không, hàng hải của Việt Nam [có 4 tội thuộc nhóm này]: bao gồm từ Điều 281, 282, 283 và 284.

Nhóm các tội phạm này là các tội quy định đối với người [có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên, đối với các tội quy định tại Điều 282 và 283 người phạm tội có thể là người nước ngoài] có những hành vi cố ý gây nguy hiểm, xâm phạm những quy định pháp luật về hàng hải, hàng không, quản lý các công trình giao thông, quyền sở hữu tàu bay, tàu biển.

Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email:  để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề