Kể tên các cách trồng rừng bằng cây con

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 27: Trồng cây rừng giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

    [trang 66 sgk Công nghệ 7]: Em cho biết tại sao khi lấp hố lại cho lớp đất màu đã trộn phân bón xuống trước?

    Trả lời:

    Cần cho lớp đất màu đã trộn phân bón xuống trước. Vì đất trồng phần lớn ở vùng đồi núi, đất bị rửa trôi mạnh, khô cằn và thiếu dinh dưỡng do đó cho lớp đất màu trộn phân bón xuống trước để lớp đất màu và phân bón không bị rửa trôi và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con hồi phục nhanh và phát triển mạnh trong thời gian mới trồng.

    [trang 67 sgk Công nghệ 7]: Em hãy quan sát hình 43 và ghi vào vở bài tập thứ tự các bước vào dưới mỗi hình cho đúng với quy trình trồng cây rễ trần:

    – Tạo lỗ trong hố đất.

    – Đặt cây vào lỗ trong hố.

    – Lấp đất kín gốc cây.

    – Nén đất.

    – Vun gốc.

    Trả lời:

    – Thứ tự các hình đúng với quy trình trồng cây rễ trần là:

    [trang 68 sgk Công nghệ 7]: Theo em, ở vùng đồi núi trọc nên trồng rừng bằng loại cây con nào? Tại sao?

    Trả lời:

    Theo em ở vùng đồi núi trọc nên trồng rừng bằng cây con, vì trồng bằng cây con thì sẽ phục hồi nhanh và sinh trưởng phát triển tốt hơn các cách khác.

    Câu 1 trang 68 sgk Công nghệ 7: Em hãy cho biết mùa trồng rừng ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và các tỉnh miền Nam nước ta.

    Lời giải:

    – Mùa trồng rừng ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu.

    – Mùa trồng rừng ở các tỉnh miền Trung, Nam là mùa mưa.

    Câu 2 trang 68 sgk Công nghệ 7: Hãy nêu quy trình làm đất để trồng cây rừng.

    Lời giải:

    – Kích thước hố:

    + Loại 1: Chiều dài miệng hố chiều rộng miệng hố, chiều sâu là 30 cm.

    + Loại 2: Chiều dài miệng hố chiều rộng miệng hố, chiều sâu là 40 cm.

    – Kĩ thuật đào hố:

    + Lấp lớp đất màu [đã trộn với phân bón theo tỉ lệ thích hợp] vào hố.

    + Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ và lấp đầy hố.

    + Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu mỡ để riêng bên miệng hố.

    Câu 3 trang 68 sgk Công nghệ 7: Hãy giải thích các thao tác kĩ thuật trông cây con có bầu và cây con rễ trần.

    Lời giải:

    – Quy trình trồng cây con có bầu:

    + Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất.

    + Rạch bỏ vỏ bầu.

    + Đặt bầu vào lỗ trong hố.

    + Lấp và nén đất lần 1.

    + Lấp và nén đất lần 2.

    + Vun gốc.

    – Quy trình trồng cây non rễ trần:

    + Tạo lỗ trong hố đất.

    + Đặt cây vào lỗ trong hố.

    + Lấp đất kín gốc cây.

    + Nén đất.

    + Vun gốc.

    Câu 4 trang 68 sgk Công nghệ 7: Ở địa phương em, nếu có trồng cây rừng, thường trồng bằng cây con có bầu hay rễ trần, tại sao?

    Lời giải:

    Ở địa phương em nếu có trồng rừng thì sẽ trồng bằng cây con có bầu. Vì cây sẽ phát triển tốt đồng thời rễ cây được bảo vệ hơn so với dùng cây rễ trần.

     nêu  quy trình kĩ thuật trồng rừng bằng cây con ? 

    Các câu hỏi tương tự

    Câu 7: Quy trình kĩ thuật trồng rừng bằng cây con theo thứ tự nào?A.Tạo lỗ trong hố, lấp đất, đặt cây vào lỗ trong hố đất, vun kín gốc cây, nén chặtB.Tạo lỗ trong hố, đặt cây vào lỗ trong hố đất nén chặt, lấp đất, vun kín gốc câyC.Tạo lỗ trong hố, đặt cây vào lỗ trong hố đất, lấp đất, nén chặt, vun kín gốc cây

    D.Tạo lỗ trong hố, lấp đất, vun kín gốc cây, nén đất, đặt cây vào lỗ trong hố đất

    Hãy nêu thời vụ và quy trình trồng cây gây rừng bằng cây non có bầu và bằng cây con rễ trần ở nước ta?

    4. Trồng rừng bằng cây con 

    4.1. Trồng rừng bằng cây con có bầu

    CH:

    1. Trồng rừng bằng cây con có bầu có những ưu điểm gì?

    2. Vì sao khi trồng rừng bằng cây con có bầu cần phải rạch túi bầu và tránh làm hỏng bầu đất?

    LT:

    1. Kể tên một số loại cây rừng thường được trồng bằng cây con có bầu.

    2. Các hình ảnh trong Hình 5.2 tương ứng với bước nào của quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu?

    VD: 

    Tìm hiểu và mô tả quy trình trồng trong thực tế một loại cây rừng hoặc cây xanh bằng cây con có bầu.


    CH:

    1. Trồng rừng bằng cây con có bầu có ưu điểm: Cây được trồng có đầy đủ lá, thân, rễ, có sức đề kháng cao, giảm thời gian và số lần chăm sóc, tỉ lệ sống cao.

    2. Vì cách trồng này, bầu đất có đủ phân bón và đất tơi xốp, cây có tỉ lệ sống cao và phát triển tốt.

    LT:

    1. Một số loại cây rừng thường được trồng bằng cây con có bầu: Cây cọ, cây đước, cây sú vẹt...

    2.

    • Hình 5.2a: Bước 3: Đặt bầu cây vào giữa hố đất.
    • Hình 5.2b: Bước 2: Rạch túi bầu
    • Hình 5.2c: Bước 1: Tạo lỗ trong hố đất.
    • Hình 5.2d: Bước 6. Vun gốc
    • Hình 5.2e: Bước 5: Lấp đất và nén đất lần 2
    • Hình 5.2g: Bước 4: Lấp và nén đất lần 1

    VD:

    Quy trình trồng trong thực tế cây đước:

    Tạo cây con: 

    - B1: Chọn vườn ươm và giống cây:

    • Chọn vườn ươm gần nơi trồng rừng [có bờ ao xung quanh để bảo vệ], thuận lợi cho việc chuyển cây con.
    • Chọn giống quả đước sinh trưởng khỏe mạnh [có tuổi từ 10 - 30 tuổi, có đường kính 8-20 cm và chiều cao trên 12m], không bị sâu bệnh. 

    - B2: Tạo bầu:

    • Sử dụng túi bầu có đáy, kích thước D = 15cm, H = 20cm, đục các lỗ nhỏ có D = 0,5 cm xung quanh để thoát nước; sử dụng 95% loại đất cát pha ngập thuỷ triều hàng ngày để đóng bầu; 
    • Xếp bầu theo hàng, cứ hai hàng để cách một hàng, lấp đất xung quanh luống để giữ bầu
    • Từ tháng thứ hai cứ 2 tháng đảo bầu một lần, bằng cách dịch chuyển bầu để tránh rễ cắm sâu vào đất. Tiến hành đảo bầu kết hợp với phân loại cây vào thời gian thuỷ triều rút.

    -B3: Cấy cây:

    • Trụ mầm cấy trực tiếp 1/3 chiều dài quả [5 - 7cm] vào bầu đất
    • Mỗi bầu chỉ cấy 1 quả.
    • Cấy quả vào ngày râm mát, tránh ngày mưa bão.

    -B4: Chăm sóc phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên theo dõi bắt bỏ các loài động vật này đề phòng cắn nát trụ mầm; gỡ bỏ rong, rêu, vật cản bám vào quả

    Trồng rừng: [ thời vụ: 7-15/10 dương lịch]

    -B5: Chọn khu vực trồng rừng: đất phù sa ngập mặn, hoặc đất phù sa ngập mặn phèn tiềm tàng, dạng trầm tích giàu bùn, cát phấn và sét.

    - B6: Trồng rừng:

    • Bước 1: Tạo lỗ trong hố đất: hố sâu hơn chiều cao bầu khoảng 2 - 4cm.
    • Bước 2: Rạch túi bầu: một tay cắm bầu, tránh làm hỏng bầu đất
    • Bước 3: Đặt bầu cây vào giữa hố đất.
    • Bước 4: Lấp và nén đất lần 1: lấp đất nhỏ phủ kín 2/3 chiều cao bầu, dùng 2 bàn tay nén đất quanh bầu theo chiều thẳng đứng
    • Bước 5: Lấp đất và nén đất lần 2: lấp đất nhỏ phủ kín bầu, dùng 2 bàn tay nén đất như lần 1
    •  Bước 6. Vun gốc: vun đất vào gốc cây cao hơn cổ rễ khoảng 1-2 cm.

    B. Hoạt động hình thành kiến thức

    1. Các phương pháp trồng rừng phổ biến

    • Có mấy phương pháp trồng rừng phổ biến hiện nay? Đó là những phương pháp nào?
    • Các phương pháp trồng rừng có hững ưu điểm và nhược điểm gì? Vì sao?

    Hiện nay, có 3 phương pháp trồng rừng phổ biến. Đó là:

    • Trồng rừng bằng cây non có bầu
    • Trồng rừng bằng cây non rễ trần
    • Trồng rừng bằng hạt gieo thẳng.

    Những ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp trên là:

    • Trồng rừng bằng cây non có bầu
      • Ưu điểm: cây trồng có đủ bộ phận, có sức đề kháng cao, giảm thời gian và số lần chăm sóc, tỉ lệ sống cao.
      • Nhược điểm: Tốn kém và mất nhiều thời gian, sức lực
    • Trồng rừng bằng cây non rễ trần
      • Ưu điểm: Cây trồng có đủ bộ phận, sức đề kháng cao, giảm số lần và thời gian chăm sóc, ít tốn kém hơn.
      • Nhược điểm: Chỉ thích hợp với các loại cây có bộ rễ phát triển như tràm, đước, tre, ...
    • Trồng rừng bằng hạt gieo thẳng
      • Ưu điểm: Số cây non mọc nhiều, bộ rễ phát triển hoàn chỉnh, không bị thay đổi môi trường sống.
      • Nhược điểm: Số lần và thời gian chăm sóc nhiều, tốn hạt giống, cây nón bị ảnh hưởng bởi chim, kiến hoặc thời tiết bất lợi.


    Video liên quan

    Chủ Đề