Hướng dẫn lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư

Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP có quy định việc báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư như sau:

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư hằng năm, trong đó bao gồm nội dung báo cáo tổng hợp giám sát, đánh giá dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A trong phạm vi toàn quốc.

2. Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước lập và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư các loại báo cáo sau:

a] Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm;

b] Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư ra nước ngoài hằng năm.

3. Cơ quan đăng ký đầu tư lập và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư hằng năm.

4. Chủ chương trình, chủ đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công Lập và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan chủ quản và đơn vị đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:

a] Báo cáo giám sát, đánh giá định ký: 6 tháng và cả năm;

b] Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh chương trình, dự án;

c] Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án;

đ] Báo cáo đánh giá chương trình, dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;

d] Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý.

5. Chủ sử dụng dự án đầu tư công lập và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau;

a] Báo cáo giám sát, đánh giá tình hình khai thác, vận hành dự án hằng năm trong thời gian từ khi đưa dự án vào khai thác, vận hành đến khi có Báo cáo đánh giá tác động dự án;

b] Báo cáo đánh giá tác động dự án.

6. Nhà đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công lập và gửi cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và đơn vị đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:

a] Báo cáo giám sát, đánh giá định ký: 6 tháng và cả năm;

b] Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;

c] Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;

d] Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý.

7. Nhà đầu tư thực hiện dự án PPP lập và gửi cơ quan ký kết hợp đồng dự án và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư các loại báo cáo sau:

a] Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;

b] Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;

c] Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện.

8. Nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo sau:

a] Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;

b] Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;

c] Báo cáo đánh giá kết thúc [nếu có];

9. Nhà đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài lập và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính và cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư các loại báo cáo sau:

a] Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;

b] Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án [đối với trường hợp điều chỉnh dự án dẫn đến phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư];

c] Báo cáo đánh giá kết thúc.

10. Chế độ báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng:

a] Ban giám sát đầu tư của cộng đồng định kỳ hằng quý báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về tình hình thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án trên địa bàn. Trường hợp phát hiện các vấn đề vi phạm hoặc có các kiến nghị khác về các chương trình, dự án trong quá trình giám sát đầu tư của cộng đồng, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tổng hợp trình Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã để gửi kiến nghị tới các cơ quan liên quan;

b] Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã định kỳ hằng năm tổng hợp kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn xã gửi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp tỉnh;

c] Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh định kỳ hằng năm tổng hợp, lập báo cáo kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng tại địa phương, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

11. Thời hạn báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư:

a] Chủ chương trình, chủ đầu tư và nhà đầu tư:

- Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo;

- Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;

- Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.

b] Cơ quan đăng ký đầu tư: Gửi báo cáo hằng năm trước ngày 20 tháng 02 năm sau.

c] Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước: Gửi báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể hàng năm trước ngày 01 tháng 3 năm sau.

d] Thời hạn báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng;

- Ban giám sát đầu tư của cộng đồng gửi báo cáo trước ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo;

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh gửi báo cáo hằng năm trước ngày 20 tháng 02 năm sau.

d] Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tổng hợp công tác giám sát, đánh giá đầu tư năm trước ngày 31 tháng 3 năm sau,

12. Nội dung báo cáo thực hiện theo quy định tương ứng tại Chương VI, VII và VIII Nghị định này.

13. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trân trọng!

BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG THỂ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2020

Thực hiện Văn bản số 675/BKHĐT-GSĐGĐT ngày 05/02/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lập và gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư năm 2020;


Trên cở sở báo cáo kết quả thực hiện công tác GSĐGĐT của các Sở, Ban ngành và địa phương, của các Chủ đầu tư, Chủ trương trình, dự án trên địa bàn tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tổng hợp xây dựng Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ban hành tại Văn bản số 78/BC-SKH-TTr ngày 26/02/2021 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đảm bảm đúng thời gian quy định.
Chi tiết báo cáo: file đính kèm

Tập tin : skhdt-bc-78-2021-bc-gsdt-2020.pdf

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hiện nay đối để bảo đảm thực hiện các hoạt động của dự án đầu tư thì pháp luật quy định giám sát, đánh giá đầu tư. Hoạt động giám sát đánh giá đầu tư là hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Khi hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư cần phải thực hiện Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin về nội dung này.

Cơ sở pháp lý: 

Luật dầu tư 2020

Nghị định Số: 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát đánh giá đầu tư

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

1. Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo Luật đầu tư

Căn cứ theo quy định tại điều 70. Giám sát, đánh giá đầu tư Luật dầu tư 2020 quy định cụ thể:

1.1.  Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:

+ Giám sát, đánh giá dự án đầu tư;

+  Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư.

Như vậy chúng ta thấy pháp luật chia ra 02 hoạt động giám sát và đánh giá đầu tư. theo đó chúng ta có thể hiểu việc quản lý nhà nước về đầu tư là những hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm mục đích đảm bảo cho quy trình hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư đảm bảo đúng theo trình tự thực hiện và theo quy định pháp luật. Hoạt động giám sát và đánh giá đầu tư là một trong các nội dung mà quản lý nhà nước về đầu tư phải thực hiện để bảo đảm cho quá trình đầu tư.

Xem thêm: Giám sát máy chủ là gì? Các phần mềm giám sát máy chủ?

1.2. Trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:

+ Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;

+ Cơ quan đăng ký đầu tư giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo như quy định đưa ra như trên thì pháp luật quy định trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư cụ thể là trách nhiệm giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư thuộc phạm vi quản lý đánh giá về những nội dung của dự an có khả thi hay không, có hợp pháp hay không? và những yếu tố khác theo quy định của pháp luật để đánh giá chính xác dự án đầu tư.

Ngoài ra đối với trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như nêu trên được hiểu là thủ tục do pháp luật quy định đó là văn bản hay bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư đối với dự án đầu tư. Mục đích của việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để cá nhân, tổ chức nước ngoài được đầu tư hợp pháp tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra khi thực hiện dự án đầu tư hay thành lập công ty vốn nước ngoài, thì nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc cần có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Với mục đích nhằm giúp cho Nhà nước quản lý tốt hoạt động cũng như nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

1.3. Nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư bao gồm:

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 70. Giám sát, đánh giá đầu tư Luật dầu tư 2020 quy định cụ thể:

” 3. Nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư bao gồm:

a] Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước để đầu tư kinh doanh, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo nội dung và tiêu chí đã được phê duyệt tại quyết định đầu tư;

b] Đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch và chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, tiến độ thực hiện, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên khác theo quy định của pháp luật;

Xem thêm: Ngân hàng giám sát là gì? Nghĩa vụ của ngân hàng giám sát

c] Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện giám sát, đánh giá các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.” 

Căn cứ theo quy định này chúng ta thấy nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư gồm có các nội dung chúng tôi đưa ra như trên. Nội dung ở đây là nội dung và tiêu chí đã được phê duyệt tại quyết định đầu tư đối với dựa án đầu tư mà cơ quan đăng kí đầu tư phải dựa trên những tiêu chí đó để thực hiện.

Nội dung thứ hai tại điểm b khoản 3 như trên được hiểu là đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch và chủ trương đầu tư xem dự án có phù hợp và khả thi hay không đây là một nội dung rất quan trọng để đánh giá đúng tính chất của việc đầu tư trên thực tế, từ đó có thể đưa ra những giải pháp và phương hướng giải quyết.

Nội dung thứ ba tại diểm c khoản 3 được hiểu là những nội dung được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư ngoài ra giấy chứng nhận đăng kí đầu tư cũng giúp cho cơ quan nhà nước có thể quản lý và kiểm soát được hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nên những nội dung trong giấy chứng nhận đăng kí đầu tư cá nhân đăng kí sẽ là nội dung giúp cơ quan quản lý có thể dễ dàng kiểm soát hơn.

1.4. Nội dung giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư bao gồm:

+ Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư;

+  Tình hình thực hiện các dự án đầu tư;

+ Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư của cả nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phương, các dự án đầu tư theo phân cấp;

+  Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cấp trên về kết quả đánh giá đầu tư và biện pháp xử lý những vướng mắc và vi phạm pháp luật về đầu tư.

Xem thêm: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm là gì? Chức năng và cơ cấu tổ chức

Như vậy khác với nội dung giám sát đánh giá dự án đầu tư, Nội dung giám sát, đánh giá tổng thể dự án đầu tư có các nội dung tổng quát cho dự án có thể hiểu đây là hoạt động định kỳ theo kế hoạch nhằm phân tích và thực hiện lồng ghép những vân sđề của dựa án để đánh giá kết quả đầu tư của nền kinh tế, ngành, địa phương; xác định mức độ đạt được so với quy hoạch, kế hoạch trong từng thời kỳ hay từng giai đoạn thực hiện đối với dự án từ đó có thể phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đầu tư cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hay giai đoạn kế hoạch sau.

Theo đó có thể thực hiện khiến nghị biện pháp xử lý những vướng mắc và vi phạm pháp luật về đầu tư để có những giải pháp giải quyết những vấn đề của dự án còn vướng mắc một cách tốt nhất.

2. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư

Căn cứ theo khoản 11 điều 100. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư Nghị định Số: 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát đánh giá đầu tư quy định cụ thể:

” 11. Thời hạn báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư:

a] Chủ chương trình, chủ đầu tư và nhà đầu tư:

– Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo;

– Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;

– Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.

Xem thêm: Chỉ tiêu giám sát là gì? Phân loại, ý nghĩa và các tiêu chuẩn của chỉ tiêu giám sát

b] Cơ quan đăng ký đầu tư: Gi báo cáo hằng năm trước ngày 20 tháng 02 năm sau.

c] Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước: Gửi báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể hàng năm trước ngày 01 tháng 3 năm sau.

d] Thời hạn báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng;

– Ban giám sát đầu tư của cộng đồng gửi báo cáo trước ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo;

– Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã gi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;

– Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh gửi báo cáo hng năm trước ngày 20 tháng 02 năm sau.

d] Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tổng hợp công tác giám sát, đánh giá đầu tư năm trước ngày 31 tháng 3 năm sau” 

Như vậy có thể thấy pháp luật quy định thời hạn thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo chủ chương trình, chủ đầu tư và nhà đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo như trên chúng ta thấy đối với 04 cơ quan được nêu như trên thì thời hạn thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư sẽ khác nhau. Căn cứ để quyết định thời hạn đó là dự án mà những cơ quan này thực hiện sẽ quy định về thời hạn.

Bên cạnh đó thông qua quy định này chúng ta thấy rằng, thông qua quá trình tổng hợp tình hình và kết quả công tác giám sát, đánh giá đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể đề ra kiến nghị Thủ tướng Chính phủ để có thể xem xét, chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nghiêm túc chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện đúng, đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định pháp luật về giám sát, đánh giá đầu tư theo đúng quy định. Ngoài ra còn có thể cập nhật đầy đủ, chính xác các báo cáo, số liệu trên hệ thống thông tin. Đối với các đơn vị còn nợ đọng xây dựng cơ bản hoặc có bố trí vốn trả nợ đọng xây dựng cơ bản trong kỳ rà soát, làm rõ số nợ đọng xây dựng cơ bản của đơn vị mình có đúng với quy định hay không.

Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về  nội dung ” Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo Luật đầu tư” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề