Hợp đồng dài hạn ngắn hạn khác nhau thế nào năm 2024

Anh Thanhcong23xx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: “Công ty của tôi ký hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng, vẫn thực hiện đóng BHXH, BHYT và các phúc lợi khác đầy đủ. Cứ mỗi lần hết 12 tháng lại ký tiếp hợp đồng lao động mới 12 tháng. Xin hỏi việc ký kết hợp đồng lao động của công ty tôi như vậy đúng hay sai?”.

Việc ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần là đúng hay sai?. Ảnh ghép: Nguyễn Ly

Luật sư Lê Văn Dũng - Văn phòng Luật sư Trạng Sài Gòn, Đoàn Luật sư TPHCM - trả lời:

Căn cứ vào quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 20 quy định về loại hợp đồng lao động, theo đó, trường hợp người lao động và công ty trước đó đã ký hợp đồng lao động xác định thời hạn, thì sau khi kết thúc hợp đồng, nếu hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 1 lần. Sau đó, người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước, người lao động cao tuổi, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.

Như vậy, nếu bạn không thuộc trường hợp một trong các nhóm đối tượng trên, bạn và công ty chỉ có thể ký kết hợp đồng xác định thời hạn tối đa 2 lần, việc công ty bạn ký kết hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần là đang trái với quy định của pháp luật.

Từ lâu, hoạt động đầu tư đã diễn ra theo hai hình thức quen thuộc là đầu tư dài hạn và ngắn hạn. Trong bài viết lần này, SSBM Việt Nam sẽ so sánh đầu tư ngắn hạn và dài hạn để làm rõ những điểm khác biệt, từ đó giúp nhà đầu tư cân nhắc ra quyết định phù hợp.

Trước tiên, hãy cùng nhau tìm hiểu khoản đầu tư ngắn hạn là gì.

1.1. Định nghĩa và khái niệm về đầu tư ngắn hạn

Đầu tư ngắn hạn là hình thức đầu tư với kỳ hạn ngắn, có thể diễn ra trong vài tháng đến dưới 1 năm. Do đó, hình thức đầu tư này phù hợp với nhóm nhà đầu tư cần đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn, đồng thời tạo ra một khoản lợi nhuận trong thời gian ngắn.

Các loại hình đầu tư kinh tế – tài chính ngắn hạn được nhiều người quan tâm hiện nay bao gồm: chứng khoán, tiền tệ, vàng, một số loại hình bất động sản, kinh doanh online…

1.2. Các đặc điểm và ưu điểm của đầu tư ngắn hạn

Sức hút của đầu tư ngắn hạn đối với các nhà đầu tư kinh tế – tài chính thể hiện qua một số đặc điểm nổi bật như:

  • Có thể giúp nhà đầu tư thu được lợi nhuận nhanh chóng và linh hoạt trong việc thay đổi hướng đầu tư theo chiều biến động của thị trường.
  • Giảm thiểu rủi ro về mặt kinh tế – chính trị, bởi vì không cần thiết phải gắn bó lâu dài với một tài sản hay một doanh nghiệp.
  • Nhờ vào lợi thế về tính thanh khoản, hình thức đầu tư này phù hợp với nhóm nhà đầu tư mong muốn tái đầu tư trong thời gian ngắn.

1.3. Những rủi ro và hạn chế khi đầu tư ngắn hạn

Vậy, rủi ro khi thực hiện một khoản đầu tư ngắn hạn là gì và gây tác động ra sao đến hiệu quả đầu tư của cả cá nhân và tổ chức?

  • Giá cả của các tài sản đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, vàng, dầu… có thể biến động do các ảnh hưởng từ kinh tế – chính trị – xã hội hoặc thiên tai, dịch bệnh… Khi đó, lợi nhuận nhà đầu tư thu về sẽ giảm xuống, thậm chí có thể về mức âm [thua lỗ] và khó có thể hồi phục trong ngắn hạn.
  • Bên cạnh đó, khi lãi suất tăng lên, giá trị hiện tại và dòng tiền tương lai của các khoản đầu tư sẽ giảm xuống, và cần mất một khoảng thời gian tương đối dài để lợi nhuận đầu tư tăng trở lại.
  • Các nhà đầu tư tiền tệ, ngoại tệ… có thể chịu tác động từ rủi ro tỷ giá hối đoái, khiến cho khoản đầu tư không đạt được lợi nhuận kỳ vọng.

2. Đầu tư dài hạn

Trong khi đó, đầu tư tài chính dài hạn lại là một hình thức đầu tư có những đặc điểm gần như trái ngược với đầu tư ngắn hạn.

2.1. Định nghĩa và khái niệm về đầu tư dài hạn

Đầu tư dài hạn là một chiến lược đầu tư, trong đó nhà đầu tư nắm giữ và gắn bó các tài sản đầu tư trong một khoảng thời gian dài, thường từ ít nhất 2 năm và có thể kéo dài đến năm năm hoặc hơn nữa.

Một số hình thức đầu tư dài hạn phổ biến bao gồm: chứng khoán, chứng chỉ quỹ, bất động sản, đầu tư vào sản xuất kinh doanh…

2.2. Các đặc điểm và ưu điểm của đầu tư dài hạn

Khác với đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn thường tập trung vào giá trị thực và tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn của doanh nghiệp. Do đó, hình thức đầu tư này được nhiều nhóm nhà đầu tư lựa chọn nhờ vào các ưu điểm sau:

  • Giảm thiểu rủi ro từ biến động xu hướng thị trường trong ngắn hạn.
  • Tận dụng sức mạnh của lãi kép và cổ tức tích lũy.
  • Hạn chế tác động từ biến động giá cả trong ngắn hạn và tâm lý đầu tư từ môi trường xung quanh.

2.3. Những rủi ro và hạn chế khi đầu tư dài hạn

Dù là một hình thức đầu tư an toàn, song nhà đầu tư tài chính dài hạn vẫn có thể đối mặt với một số hạn chế như:

  • Không thể bán tài sản dễ dàng [thanh khoản thấp], do đó khó có thể chuyển thành tiền mặt hoặc vốn để chuyển sang một cơ hội đầu tư khác.
  • Chi phí cơ hội lớn, đặc biệt về vốn và thời gian. Đồng thời, khoản đầu tư dài hạn có thể tạo ra lợi nhuận thấp hơn các hình thức đầu tư ngắn hạn.
  • Bên cạnh đó, các khoản đầu tư dài hạn thường đòi hỏi tốn kém chi phí duy trì, ví dụ như phí quản lý, bảo trì tài sản hoặc phí lưu ký chứng khoán…

3. Sự khác nhau giữa đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn

Khi so sánh đầu tư ngắn hạn và dài hạn, nhà đầu tư có thể tìm ra sự khác biệt giữa hai hình thức đầu tư này để cân nhắc ra quyết định đầu tư phù hợp.

3.1. Khác biệt về thời gian và mục đích đầu tư

Như đã đề cập từ trước, đầu tư ngắn hạn thường chỉ diễn ra trong thời gian dưới 1 năm, phụ thuộc nhiều vào biến động thị trường và có tính thanh khoản cao. Do đó, nếu nhà đầu tư mong muốn quay vòng vốn nhanh, thu lợi nhuận từ chênh lệch giá trị tài sản ngắn hạn và thường xuyên thay đổi kênh đầu tư, hình thức này sẽ phù hợp hơn.

Mặt khác, khi đầu tư dài hạn, nhà đầu tư có thể phải nắm giữ tài sản trong vòng vài năm, thậm chí là vài chục năm hoặc lâu hơn nữa. Tuy nhiên, ưu điểm về tính ổn định và bền vững khiến cho hình thức đầu tư này phù hợp với nhóm nhà đầu tư có nhu cầu tạo ra nguồn thu nhập ổn định để phục vụ cho các mục đích dài hạn.

3.2. Khác biệt về rủi ro và lợi nhuận

Đối với đầu tư ngắn hạn, lợi nhuận mang về cho nhà đầu tư có thể cao hơn trong thời gian ngắn, đồng thời dễ dàng bán đi tài sản để thay đổi kênh đầu tư. Thế nhưng, rủi ro mang lại từ việc đầu tư cũng cao tương ứng, đặc biệt với các tình huống xấu khó lường trước như đại dịch COVID-19…

Trong khi đó, đầu tư dài hạn tuy không có tỷ suất sinh lời cao trong ngắn hạn, nhưng nhờ vào sức mạnh từ cổ tức, lãi suất và lãi kép có thể khiến cho lợi ích từ khoản đầu tư tăng lên đáng kể theo thời gian. Nhưng, nhà đầu tư cũng cần cân nhắc đến một số rủi ro về tính thanh khoản hoặc chi phí cơ hội cho các khoản đầu tư dài hạn.

\>>> Xem thêm: Những điểm khác biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

3.3. Khác biệt về chiến lược đầu tư và cách thức quản lý đầu tư

Nhà đầu tư ngắn hạn cần thường xuyên theo dõi biến động của thị trường đầu tư và có chiến lược chốt lời khi khoản đầu tư sinh lời như kỳ vọng hoặc thoát ra kịp thời khi thị trường đi xuống dưới khả năng “gồng lỗ”.

Ngược lại, đầu tư dài hạn không đòi hỏi nhà đầu tư cập nhật thông tin thị trường theo thời gian thực, mà sẽ yêu cầu sự nghiên cứu kỹ lưỡng về giá trị thực của tài sản đầu tư và tiềm năng tăng giá trong tương lai. Do đó, nhà đầu tư dài hạn cần đặt niềm tin vào sự phát triển của khoản đầu tư của mình.

4. Lựa chọn đầu tư phù hợp

Vậy, đâu mới là hình thức đầu tư kinh tế – tài chính phù hợp với các nhà đầu tư? Trên thực tế, mỗi nhà đầu tư cần phải cân nhắc về mục tiêu và điều kiện đầu tư của mình để lựa chọn, tuy nhiên có thể dựa trên gợi ý sau:

  • Nếu nhà đầu tư là người có tiền nhàn rỗi, am hiểu về thị trường cùng với khả năng chịu đựng rủi ro, cũng như có thời gian theo dõi diễn biến của tài sản, đầu tư ngắn hạn sẽ là một lựa chọn tối ưu.
  • Hoặc, nếu nhà đầu tư đã thiết lập một mục tiêu đầu tư và kế hoạch tài chính trong dài hạn, cũng như không muốn tốn quá nhiều thời gian vào việc theo dõi thị trường và quản lý tài sản, hãy lựa chọn đầu tư dài hạn.

Tóm lại, SSBM Việt Nam vừa hoàn thành chia sẻ đến bạn đọc nội dung giải thích khoản đầu tư dài hạn và khoản đầu tư ngắn hạn là gì. Khi hiểu được sự khác nhau giữa hai hình thức đầu tư qua việc so sánh đầu tư ngắn hạn và dài hạn, nhà đầu tư chắc chắn sẽ có thêm cơ sở để đưa ra lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất với mục tiêu của mình.

Chủ Đề