Hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch axit

Hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch axit

BÀI TOÁN KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT

B. PHÂN DẠNG BÀI TẬP, VÍ DỤ MINH HỌA VÀ BÀI TẬP ÁP DỤNG

I. Tính lượng chất trong phản ứng

1. Kim loại tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng

Ví dụ minh họa

* Mức độ vận dụng

Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là

A. 1,12. B. 3,36. C. 2,24. D. 4,48.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Hoàng Hoa Thám, năm 2017)

Ví dụ 2: Cho m gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít H2 (đktc) và 2,0 gam kim loại không tan. Giá trị của m là

A. 8,5. B. 18,0. C. 15,0. D. 16,0.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – Sở Giáo Dục và Đào Tạo Vĩnh Phúc, năm 2017)

Ví dụ 3: Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7 gam. Khối lượng Al và Mg trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 1,2 gam và 6,6 gam. B. 5,4 gam và 2,4 gam.

C. 1,7 gam và 3,1 gam. D. 2,7 gam và 5,1 gam.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Nông Cống I – Thanh Hóa, năm 2017)

Bài tập vận dụng

Câu 1: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Fe trong 2m gam X là

A. 4.48. B. 11,2. C. 16,8. D. 1,12.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Phương Sơn – Bắc Giang, năm 2017)

Câu 2: Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 25,4. B. 31,8. C. 24,7. D. 18,3.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Tiểu La – Quảng Nam, năm 2017)

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 10,08 lít khí (đkc). Biết Fe chiếm 60,87% về khối lượng. Giá trị m là

A. 13,8. B. 9,6. C. 6,9. D. 18,3.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Hạ Long – Quảng Ninh, năm 2017)

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn Fe vào dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch trong điều kiện không có oxi thu được 55,6 gam muối với hiệu suất 100%. Công thức phân tử của muối là

A. FeSO4. B. Fe2(SO4)3.

C. FeSO4.9H2O. D. FeSO4.7H2O.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên KHTN Hà Nội, năm 2016)

Ví dụ 4: Hòa tan hết 10 gam hỗn hợp X gồm Mg, Zn Al bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu dung dịch Y và 7,84 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu bao nhiêu gam muối sunfat khan?

A. 43,6. B. 45,6. C. 47,6. D. 49,6.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Nội Trú – Bình Thuận, năm 2017)

Ví dụ 5: Hòa tan hết 11,61 gam hỗn hợp bột kim loại Mg, Al, Zn, Fe bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp axit HCl 1,5M và H2SO4 0,45M (loãng), thu được dung dịch X và 13,44 lít khí H2 (đktc). Cho rằng các axit phản ứng đồng thời với các kim loại. Tổng khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là

A. 38,935 gam. B. 59,835 gam. C. 38,395 gam. D. 40,935 gam.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Lê Lợi – Thanh Hóa, năm 2016)

Ví dụ 6: Cho 5,2 gam hỗn hợp gồm Al, Mg và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10%, thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của dung dịch Y là

A. 152 gam. B. 146,7 gam. C. 175,2 gam. D. 151,9 gam.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa, năm 2017)

Ví dụ 7: Cho 8 gam Ca tan hoàn toàn trong 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 0,75M, thu được khí H2 và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. m = 25,95. B. 25,95 < m < 27,2.

C. 22,2 ≤ m ≤ 27,2. D. 22,2 ≤ m ≤ 25,95.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Trần Phú – Vĩnh Phúc, năm 2016)

Bài tập vận dụng

Câu 5: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và dung dch H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (đktc); dung dch Y (coi thể tích dung dch không đổi). Dung dch Y có pH là

A. 7. B. 1. C. 2. D. 6.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Lương Thế Vinh – Bình Thuận, năm 2017)

Câu 6: Cho 11,9 gam hỗn hợp Zn và Al phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, thu được m gam muối trung hòa và 8,96 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 42,6. B. 70,8. C. 50,3. D. 51,1.

(Đề thi THPT Quốc Gia năm 2017)

Câu 7: Hòa tan 9,14 gam hỗn hợp Cu, MgAl bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được 7,84 lít khí X (đktc), dung dịch Z và 2,54 gam chất rắn Y. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn dung dịch Z thu được khối lượng muối khan là

A. 19,025 gam. B. 31,45 gam. C. 33,99 gam. D. 56,3 gam.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên KHTN Hà Nội, năm 2016)

Câu 8: Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp Mg, Al bằng 500 ml dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 loãng 0,28M, thu được dung dịch X và 8,736 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối là

A. 25,95 gam. B. 38,93 gam. C. 103,85 gam. D. 77,86 gam.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Yên LạcVĩnh Phúc, năm 2017)

Câu 9: Cho 16,05 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn tác dụng hết với lượng vừa đủ dung dịch HCl 1M, giải phóng 10,08 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cũng cho 16,05 gam hỗn hợp X như trên phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,25M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m gam là

A. 59,250. B. 51,750. C. 58,890. D. 53,625.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Phan Thiết – Bình Thuận, năm 2017)

Câu 10: Hòa tan 8,4 gam Fe vào 500 ml dung dịch X gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

A. 18,75 gam. B. 16,75 gam. C. 19,55 gam. D. 13,95 gam.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Hàn Thuyên – Bắc Ninh, năm 2017)

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng x gam dung dịch H2SO4 9,8% (loãng, vừa đủ), thu được dung dịch chứa (m+12) gam muối sunfat khan. Giá trị của x là

A. 12,25. B. 125. C. 375. D. 250.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 4 – THPT chuyên KHTN Hà Nội, năm 2016)

Câu 12: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng dung dch thu được sau phn ứng

A. 88,20 gam. B. 97,80 gam. C. 101,68 gam. D. 101,48 gam.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Lương Thế Vinh – Bình Thuận, năm 2017)

Câu 13: Hòa tan hết 10,4 gam hỗn hợp Fe, Mg vào 500 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,4M và HCl 0,8M, thu được dung dịch Y và 6,72 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 34,2≤ m ≤ 39,2. B. 36,7. C. 34,2. D. 39,2.

Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng 20% (vừa đủ). Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 15,2 gam. Nồng độ phần trăm của MgSO4 có trong dung dịch sau phản ứng là

A. 19,76%. B. 11,36%. C. 15,74%. D. 9,84%.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – Sở Giáo Dục và Đào Tạo Hưng Yên, năm 2017)

Mời các thầy cô và các em tải bản pdf đầy đủ tại đây

Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch axit

Xem thêm

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12