Học phí Tiểu học công lập 2022 tphcm

Học sinh Trường THCS Bàn Cờ [quận 3, TP.HCM] trong giờ học. Theo dự thảo, bậc THCS ở các quận có mức tăng mạnh nhất, từ 60.000 đồng lên 300.000 đồng - Ảnh: NHƯ HÙNG

Thời điểm "bão giá" như hiện nay học phí dù tăng thêm ít cũng phải cân nhắc, chứ tăng nhiều như vậy rất khó cho phụ huynh. Mỗi tháng tăng lên một ít góp phần làm cho các loại chi phí của mỗi gia đình tăng lên rất nhiều.

Bà PHẠM THÙY HƯƠNG [phụ huynh ở TP Thủ Đức]

Theo dự thảo nghị quyết quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2022 - 2023 và các năm học tiếp theo trên địa bàn TP.HCM theo nghị định 81/2021/NĐ-CP năm 2021 của Chính phủ, ngoài bậc tiểu học không thu học phí thì các bậc học khác sẽ tăng học phí.

Cao nhất 300.000 đồng/tháng

Cụ thể, ở bậc mầm non, trẻ thuộc địa bàn các quận tại TP.HCM lớp nhà trẻ sẽ nâng học phí từ 200.000 đồng/học sinh/tháng lên 300.000 đồng/học sinh/tháng, mức tăng 100.000 đồng/học sinh/tháng; trẻ thuộc các huyện ở TP.HCM thuộc nhóm nhà trẻ giữ nguyên mức học phí 120.000 đồng/học sinh/tháng; trẻ ở các quận TP.HCM các lớp mẫu giáo sẽ tăng học phí từ 160.000 đồng/học sinh/tháng lên 300.000 đồng/học sinh/tháng, tức tăng 140.000 đồng/học sinh/tháng; trẻ mẫu giáo ở các huyện thuộc TP.HCM sẽ giữ nguyên mức học phí 100.000 đồng/học sinh/tháng, không tăng.

Ở bậc THCS, học sinh bậc THCS, GDTX THCS ở các quận sẽ đóng mức học phí từ 60.000 đồng/học sinh/tháng lên 300.000 đồng/học sinh/tháng, tăng 5 lần so với trước; học sinh bậc THCS, GDTX THCS thuộc các huyện tại TP.HCM đóng học phí từ 30.000 đồng/học sinh/tháng lên 70.000 đồng/tháng/học sinh, tăng 40.000 đồng/học sinh/tháng.

Ở bậc THPT, học sinh thuộc các quận TP.HCM bậc THPT, GDTX THPT sẽ tăng từ 120.000 đồng/học sinh/tháng lên 300.000 đồng/học sinh/tháng; học sinh thuộc các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ bậc THPT, GDTX THPT sẽ tăng học phí từ 100.000 đồng/học sinh/tháng lên 200.000 đồng/học sinh/tháng, tăng 100.000 đồng/học sinh/tháng.

Phụ huynh lo lắng

Bà Phạm Thùy Hương [TP Thủ Đức, TP.HCM - người có hai con là học sinh THCS và THPT] khi biết được mức tăng học phí này đã thốt lên: "Ôi, sao cái gì cũng tăng giá như vậy?". Theo bà Thùy Hương, trong thời điểm "bão giá" như hiện nay, giá xăng tăng, tiền chợ mỗi ngày cũng nhảy múa mà học phí trường công cũng tăng ở mức nói trên là không hợp lý. 

"Dù dịch bệnh đã qua nhưng thời điểm "bão giá" như hiện nay học phí dù tăng thêm ít cũng phải cân nhắc, chứ tăng nhiều như vậy rất khó cho phụ huynh. Mỗi tháng tăng lên một ít góp phần làm cho các loại chi phí của mỗi gia đình tăng lên rất nhiều", bà Thùy Hương nói.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Thanh [quận 1, TP.HCM] nói ông thấy bất ngờ trước mức tăng mà dự thảo đưa ra. "Tôi thấy mức tăng này quá nhanh và đột ngột. Học phí học sinh bậc THCS tăng gấp năm lần, học phí học sinh THPT tăng hơn hai lần... 

Mà học sinh đi học thì học phí chỉ chiếm phần nhỏ trong tiền mỗi tháng mà phụ huynh phải đóng như tiền ăn, tiền bán trú... Tuy chiếm ít nhưng mức tăng học phí lại ảnh hưởng lớn đến việc làm tăng các loại giá phí bán trú, tiền ăn. Tất cả đều gánh lên vai phụ huynh", ông Nguyễn Văn Thanh lo lắng.

Nhà trường cũng thận trọng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một hiệu trưởng bậc phổ thông tại TP.HCM cho rằng có thể việc tăng học phí theo dự thảo của Sở GD-ĐT TP.HCM có nguyên nhân từ ba vấn đề. Thứ nhất là thêm nguồn tiền để cải cách tiền lương cho giáo viên, phục vụ lộ trình tăng lương cơ bản vùng của giáo viên. Thứ hai nhằm tăng phần tự chủ của các trường và thứ ba là phục vụ chương trình mới giúp trường tổ chức các hoạt động giáo dục.

"Nhà trường được giữ lại 40% học phí để làm nguồn cải cách tiền lương cho giáo viên, phần còn lại để hỗ trợ các hoạt động của trường. Yêu cầu của chương trình mới ngày càng cao hơn nên việc tăng học phí này có thể giúp các trường cân đối nguồn thu để tổ chức các hoạt động đó bên cạnh việc xã hội hóa giáo dục. Tuy vậy, tôi vẫn cho rằng việc tăng học phí đột ngột lên như vậy là tăng khó khăn cho phụ huynh vì hiện nay nhiều gia đình cũng chịu áp lực tăng chi phí", vị hiệu trưởng nêu ý kiến.

Theo ông, thành phố có thể chọn mức tăng từng bước. Có thể năm sau tăng lên 200.000 đồng/học sinh/tháng ở bậc THCS của các quận tại TP.HCM. Khi kinh tế hồi phục thêm thì TP.HCM có thể điều chỉnh tăng học phí thêm với phương án tăng học phí từ từ, không đột ngột, gây khó cho phụ huynh cũng như xã hội.

Nguồn: dự thảo nghị quyết quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2022 - 2023 và các năm học tiếp theo trên địa bàn TP.HCM

Ảnh hưởng nhiều gia đình

Một hiệu trưởng tại quận nội thành TP.HCM cho biết: "Trường của chúng tôi ở khu vực trung tâm TP.HCM. Tôi thấy các loại chi phí học hành cho con trong và ngoài nhà trường phụ huynh chi không được như những năm trước. TP.HCM cần tính toán hợp lý trước tác động tăng học phí lên học sinh và phụ huynh theo lộ trình thật phù hợp, dễ thở hơn với phụ huynh. Học phí trường công sẽ kéo theo những vấn đề khác, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhiều gia đình hiện nay".

TP.HCM dự kiến tăng học phí mầm non, phổ thông

MỸ DUNG

Học sinh TP.HCM - Ảnh: NGUYỄN HƯNG

Theo đó, xét tờ trình ngày 19-5-2022 của Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM về chủ trương xây dựng các mức hỗ trợ học phí đối với các bậc THCS công lập và ngoài công lập từ năm học 2022 - 2023 và các năm học tiếp theo trên địa bàn TP.HCM, UBND TP.HCM chấp thuận đề xuất của sở, thống nhất chủ trương xây dựng các mức hỗ trợ học phí cho học sinh công lập và ngoài công lập trên địa bàn từ năm học 2022 - 2023.

UBND TP.HCM giao Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - thương binh và xã hội, Sở Tư pháp nghiên cứu xây dựng mức hỗ trợ phù hợp đối với các bậc học [trừ bậc tiểu học] nhằm giảm tác động xã hội do điều chỉnh mức thu học phí theo nghị định số 81/2021/NĐ-CP [ngày 27-8-2021] của Chính phủ.

Song song đó, Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM có nhiệm vụ xây dựng dự thảo tờ trình tham mưu UBND TP.HCM trình HĐND TP.HCM đúng theo quy định ban hành văn bản quy phạm pháp luật trước ngày 15-6-2022.

Được biết, tờ trình của Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM trước đó đề xuất UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương hỗ trợ học phí THCS công lập và ngoài công lập từ năm học 2022 - 2023 và các năm học tiếp theo bằng với mức học phí công lập cấp THCS dự kiến trình HĐND TP.HCM trong thời gian tới [mức học phí mới]. 

Tuy nhiên, UBND TP đã yêu cầu các sở ban ngành nghiên cứu và đề xuất mức hỗ trợ cho học sinh các cấp học [trừ bậc tiểu học vì hiện đã được miễn học phí] nhằm giảm tác động do điều chỉnh mức thu học phí.

TP.HCM dự kiến tăng học phí năm học tới: Giám đốc Sở GD-ĐT nói gì?

HOÀNG HƯƠNG

Dự kiến mức học phí khối nhà trẻ, mầm non tại các quận tại TPHCM sẽ tăng.

[Thanhuytphcm.vn] - Ngày 14/5, Sở Giáo dục và đào tạo [GD-ĐT] TPHCM có văn bản gởi Ủy ban MTTQ TPHCM, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, góp ý dự thảo ban hành Nghị quyết quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2022 - 2023 và các năm học tiếp theo trên địa bàn TPHCM theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ.

Dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở đào tạo khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn TPHCM. Trên cơ sở đề xuất áp dụng mức sàn học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên cho mức thu nhóm 1 và nhóm 2. Riêng đối với cấp học nhà trẻ nhóm 2 áp dụng mức thu học phí bằng mức sàn theo khung học phí năm học 2021 - 2022.

Theo dự thảo, ngoài bậc tiểu học không thu học phí thì các bậc học khác sẽ tăng học phí. Cụ thể, ở bậc mầm non, trẻ thuộc các quận tại TPHCM [nhóm 1] lớp nhà trẻ sẽ nâng học phí từ 200.000 đồng/học sinh/tháng lên 300.000 đồng/học sinh/tháng, mức tăng 100.000 đồng/học sinh/tháng. Trẻ thuộc các huyện ở TPHCM thuộc nhóm 2 nhà trẻ giữ nguyên mức học phí 120.000 đồng/học sinh/tháng.

Đới với trẻ ở các quận, các lớp mẫu giáo sẽ tăng học phí từ 160.000 đồng/học sinh/tháng lên 300.000 đồng/học sinh/tháng, tức tăng 140.000 đồng/học sinh/tháng. Trẻ mẫu giáo ở các huyện thuộc TPHCM sẽ giữ nguyên mức học phí 100.000 đồng/học sinh/tháng, không tăng.

Ở bậc THCS, học sinh bậc THCS, GDTX THCS ở các quận sẽ đóng mức học phí từ 60.000 đồng/học sinh/tháng lên 300.000 đồng/học sinh/tháng, tăng 5 lần so với trước. Học sinh bậc THCS, GDTX THCS thuộc các huyện tại TPHCM đóng học phí từ 30.000 đồng/học sinh/tháng lên 70.000 đồng/tháng/học sinh, tăng 40.000 đồng/học sinh/tháng.

Ở bậc THPT, học sinh thuộc các quận nội, ngoại thành TPHCM bậc THPT, GDTX THPT sẽ tăng từ 120.000 đồng/học sinh/tháng lên 300.000 đồng/học sinh/tháng. Học sinh thuộc các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ bậc THPT, GDTX THPT sẽ tăng học phí từ 100.000 đồng/học sinh/tháng lên 200.000 đồng/học sinh/tháng, tăng 100.000 đồng/học sinh/tháng.

Riêng đối với bậc tiểu học, dự thảo nghị quyết này đưa ra mức học phí dự kiến hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học thuộc các quận và TP Thủ Đức là 300.000 đồng/học sinh/tháng đối với các học sinh đang học tại các trường tư thục trên địa bàn chưa đủ trường công lập và những đối tượng thuộc diện miễn giảm học phí theo quy định. Mức hỗ trợ dự kiến tương tự cho học sinh tiểu học thuộc các huyện tại TPHCM là 100.000 đồng/học sinh/tháng.

Theo Sở GD-ĐT, việc xây dựng mức học phí mới góp phần thực hiện tốt hơn công bằng trong giáo dục, đảm bảo sự bình đẳng trong việc đóng góp của các gia đình và người học, điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách, tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập trong xã hội. Đồng thời, huy động sức dân cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp GD-ĐT và thực hiện chế độ miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên.

Minh Hiệp

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề