Hoàn cảnh phong trào cách mạng 1930 đến 1931

Tóm tắt mục II. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh

Mục 1

1. Phong trào cách mạng 1930 - 1931

a] Phong trào trên toàn quốc

- Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - xã hội, phong trào cách mạng lên cao, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nông trong cả nước.

- Tháng 2 đến tháng 4/1930 nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra.

+ Mục tiêu: đòi cải thiện đời sống, công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu thuế.

+ Khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến”, “Thả tù chính trị”, …          

- Nhân ngày Quốc tế lao động 1/5, cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh, đây là bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới.

- Tháng 6 đến tháng 8/1930, cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác trên cả nước.

b] Phong trào ở Nghệ - Tĩnh

- Tháng 9/1930, phong trào dâng cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

- Nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm thuế ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn [Nghệ An], Kỳ Anh [Hà Tĩnh] …

+ Phong trào được công nhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng. 

- Ngày 12/ 9/1930 biểu tình của 8000 nông dân Hưng Nguyên [Nghệ An]:

+ Khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”. Đến gần Vinh, con số lên tới 3 vạn người, xếp hàng dài 4 km.

+ Pháp đàn áp dã man: cho máy bay ném bom làm chết 217 người, bị thương 126 người.

- Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã.

- Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là Xô viết.

Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh

Mục 2

2. Xô viết Nghệ - Tĩnh

- Tháng 09/1930, chính quyền Xô Viết được thành lập ở một số huyện tại Nghệ An và Hà Tĩnh như: Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Can Lộc, Nghi Xuân, …

Đấu tranh trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh [tranh sơn dầu]

- Chính quyền Xô Viết đã thực hiện nhiều chính sách đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, điều hành mọi mặt đời sống xã hội.

+ Chính trị: Quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập.

+ Kinh tế: Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; Bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo; Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đường; Lập các tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau

Văn hóa, xã hội: Xóa bỏ các tệ nạn mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp. Trật tự trị an được giữ vững.

* Nhận xét:

 - Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào 1930 - 1931, là nguồn cổ vũ mạnh nẽ của nhân dân.

- Trước tác động của phong trào, thực dân Pháp khủng bố dã man.

=> Nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ, cán bộ, đảng viên bị bắt ….

- Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước dần lắng xuống.

Video tư liệu

3. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam [10 - 1930]

a] Hoàn cảnh

- Giữa lúc phong trào của quần chúng đang diễn ra quyết liệt, tháng 10/1930 Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam họp tại Hương Cảng [Trung Quốc].

b] Nội dung

- Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư

- Thông qua Luận cương chính trị của Đảng.

* Nội dung Luận cương chính trị tháng 10 - 1930

- Đường lối chiến lược và Sách lược: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.

-  Nhiệm vụ chiến lược cách mạng: đánh phong kiến và đánh đế quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít. 

- Động lực cách mạng: công nhân và nông dân.

- Lãnh đạo cách mạng: giai cấpcông nhân - Đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

- Nêu rõ hình thức, biện pháp đấu tranh, quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

Cao trào 1930-1931 : - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới [ 1929-1933] từ các nước tư bản lan nhanh sang thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Thực dân Pháp thực hiện nhiều thủ đoạn nhằm trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở chính quốc lên vai nhân dân thuộc địa, trong đó có Việt Nam. - Nền kinh tế Việt Nam trên các mặt công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, tài chánh ... đều bị sa sút. Đời sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng khó khăn. - Từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng thất bại, thực dân Pháp ra sức đẩy mạnh khủng bố trắng càng làm cho dân thêm căm thù và quyết tâm đấu tranh giành quyền sống. - Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930, với Cương lĩnh đúng đắn đã biến sự căm thù của quần chúng thành hành động cách mạng, Đảng đã kịp thời nắm quyền lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng công - nông. Cao trào 1936-1939 : a- Hoàn cảnh : - Trên thế giới, chủ nghĩa phát xít xuất hiện, ra sức chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới mới. Chúng liên kết với nhau thành “ trục Béclin - Rôma - Tôkiô”, ra sức chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh để thống trị thế giới. - Trước tình hình đó, Quốc tế Cộng sản họp Đại hội lần thứ VII [ 7-1935 ], xác định kẻ thù chính trước mắt của giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới lúc này là chủ nghĩa phát xít - bộ phận phản động nhất, hiếu chiến nhất sô vanh nhất của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, phải tập trung mũi nhọn đấu tranh chống phát xít gây chiến. Đại hội chủ trương tập hợp mọi lực lượng yêu nước và dân chủ trên thế giới, thành lập ở mỗi nước một Mặt trận nhân dân, nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới. - Ở Pháp, đầu năm 1939 và thành lập Chính phủ Mặt trận nhân dân. Chính phủ này thực hiện một số chính sách tiến bộ trong việc nới rộng quyền tự do dân chủ ở các thuộc địa, như cho nhân dân các thuộc địa hưởng một số quyền tự do dân chủ tối thiểu, thả nhiều chính trị phạm, thành lập Uỷ ban điều tra tình hình thuộc địa ... Những việc làm đó có lợi cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta. - Trong nước, sau khi phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh bị đàn áp, phong trào cách mạng và tổ chức Đảng dần được phục hồi. Tháng 3-1935, Đảng tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất tại Ma Cao [ Trung Quốc ] đã phân tích tình hình và đề ra chủ trương chỉ đạo chiến lược mới. b- Chủ trương : - Căn cứ vào tình hình trên, tại Hội nghị Trung ương Đảng 7-1936 Đảng ta xác định kẻ thù chính, trước mắt cách mạng Đông Dương lúc này chưa phải là thực dân Pháp nói chung mà là bọn phản động thuộc địa Pháp không chịu thi hành những chính sách tiến bộ của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp. - Tạm gác hai khẩu hiệu ; Độc lập dân tộc” và “ Người cày có ruộng”, chỉ đề ra chủ trương đòi tự do, dân sinh, dân chủ. - Tập hợp mọi lực lượng yêu nước và dân chủ ở Đông Dương, kể cả những người Pháp dân chủ ở Đông Dương, để thành lập một mặt trận chung lấy tên là “ Mặt trận dân chủ thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương”, nhằm đấu tranh chống phát xít và chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa Pháp, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình. - Phát động quần chúng đấu tranh dưới nhiều hình thức như : đấu tranh chính trị, hoà bình, công khai, hợp pháp để khi cần thì rút vào bí mật bảo toàn lực lượng của ta.

                                   Phong trào cách mạng 1930 – 1931  a. Nguyên nhân phong trào cách mạng 1930 – 1931. - Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách vơ vét bóc lột của thực dân Pháp đẩy nhân dân ta vào cảnh bần cùng. - Sau khởi nghĩa Yên Bái, Pháp tiến hành khủng bố dã man những người yêu nước, làm cho mâu thuẩn xã hội giữa nhân dân ta với đế quốc phong kiến thêm gay gắt.

- Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa mới ra đời [đầu năm 1930] đã nhanh chóng nắm bắt tình hình và kịp thời lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.

b. Diễn biến của phong trào cách mạng 1930 -1931, - Phong trào cả nước. + Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, có nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra. + Tháng 5/1930, trên cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động. + Tháng 6 đến tháng 8, phong trào liên tục nổ ra sôi nổi. -  Ở Nghệ An – Hà Tĩnh. + Tháng 9/1930, phong trào phát triển mạnh, quyết liệt nhất với những cuộc biểu tình của nông dân kéo đến huyện lị, tỉnh lị, được công nhân Vinh – Bến Thuỷ hưởng ứng. + Tiểu biểu là cuộc biểu tình của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên, kéo đến huyện lị, phá nhà lao, đốt huyện đường…

+ Hệ thống chính quyền địch bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã.

c. Sự ra đời và hoạt động của Xô – Viết [Xô – Viết Nghệ tĩnh là đỉnh cao của PT 1930 – 1931] * Hoàn cảnh: - Tại Nghệ An, tháng 9/1930 Xô viết thành lập các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn. - Tại Hà Tĩnh, cuối 1930 đầu 1931, Xô viết thành lập các xã thuộc huyện Can Lộc, Hương Khê. - Các Xô viết thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội, với chức năng của một chính quyền cách mạng. * Chính sách của Xô viết. - Chính trị, thực hiện các quyền tự do, dân chủ. Thành lập các đội tự vệ, lập toà án nhân dân. - Kinh tế, tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ,.. - Văn hoá – xã hội, xoá bỏ tệ nạn mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống mới, mở lớp dạy chữ Quốc ngữ,

* Ý nghĩa: Chính sách của Xô viết đã đem lại lợi ích cho nhân dân, là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao phong trào cách mạng 1930 – 1931.

d. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931. * Ý nghĩa: - Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân. - Khối liên minh công - nông được hình thành. - Phong trào 1930-1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là 1 bộ phận trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

- Đây là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

* Bài học: Về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức, lãnh đạo quần chúng.

Video liên quan

Chủ Đề