Hiến 1 đơn vị máu là bao nhiêu?

[NLĐ] - Bộ Tài chính và Bộ Y tế vừa có thông tư liên tịch “Hướng dẫn mức giá và nội dung chi cho một đơn vị máu đạt tiêu chuẩn”. Thông tư này quy định: Một đơn vị máu có khối lượng 250 ml máu toàn phần sau khi được lấy, bảo quản và được làm toàn bộ các xét nghiệm sàng lọc cần thiết theo quy định chuyên môn của Bộ Y tế được coi là đơn vị máu chuẩn. Quy định cụ thể về mức giá tính với người bệnh cho khối lượng máu chuẩn là: 260.000 đồng cho một đơn vị máu [250 ml]; 320.000 đồng cho 1,4 đơn vị máu [350 ml] và 380.000 đồng cho 1,8 đơn vị máu [450 ml]. Mức giá này không áp dụng đối với các thành phẩm máu như: hồng cầu, bạch cầu, khối tiểu cầu và các chế phẩm khác. Thông tư này còn hướng dẫn chi tiết việc chi bồi dưỡng cho người hiến máu chuyên nghiệp. Cụ thể gồm 3 mức:  140.000 đồng tính cho một đơn vị máu 250 ml; 200.000 đồng cho khối lượng máu 350 ml và 260.000 đồng cho khối lượng máu 450 ml. Ngoài ra, thông tư cũng quy định rất chi tiết về các khoản chi khác.

B.T.C

BỆNH VIỆN

TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC

  • GIỚI THIỆU
    • Lịch sử hình thành
    • Sơ đổ tổ chức
    • Các khoa/ phòng
    • Thư viện
    • Văn bản bệnh viện
  • HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN
    • Khám chữa bệnh
    • Ghép tế bào gốc
    • Ngân hàng máu
    • Ngân hàng tế bào gốc
    • Bản tin BTH
    • Thông cáo báo chí
    • Quan hệ Quốc tế
    • Lịch họp
  • DỊCH VỤ
    • DNA huyết thống
    • Dịch vụ máu cuống rốn
    • Giữ hồng cầu đông lạnh
    • Khám chữa bệnh
    • Xét nghiệm
    • HLA
    • Đào tạo - Chỉ đạo tuyến
  • Y HỌC THƯỜNG THỨC
    • Điểm tin bệnh
    • Tư vấn sức khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Bệnh lý huyết học
    • Truyền thông giáo dục sức khỏe
    • Tạp chí APBMT
  • TIN TỨC - SỰ KIỆN
    • Điểm tin
    • Hội nghị - Hội thảo
    • Hoạt động Đảng và tổ chức Đoàn thể
    • Bảng giá dịch vụ
    • Câu lạc bộ bệnh nhân
    • Tin tức vận động hiến máu
    • Câu lạc bộ hiến máu
    • Cập nhật kỹ thuật
    • Lịch hiến máu
    • Tuyển dụng
    • Góc Người bệnh
  • HỎI ĐÁP
  • LIÊN HỆ

  • GIỚI THIỆU
    • Lịch sử hình thành
    • Sơ đổ tổ chức
    • Các khoa/ phòng
    • Thư viện
    • Văn bản bệnh viện
  • HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN
    • Khám chữa bệnh
    • Ghép tế bào gốc
    • Ngân hàng máu
    • Ngân hàng tế bào gốc
    • Bản tin BTH
    • Thông cáo báo chí
    • Quan hệ Quốc tế
    • Lịch họp
  • DỊCH VỤ
    • DNA huyết thống
    • Dịch vụ máu cuống rốn
    • Giữ hồng cầu đông lạnh
    • Khám chữa bệnh
    • Xét nghiệm
    • HLA
    • Đào tạo - Chỉ đạo tuyến
  • Y HỌC THƯỜNG THỨC
    • Điểm tin bệnh
    • Tư vấn sức khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Bệnh lý huyết học
    • Truyền thông giáo dục sức khỏe
    • Tạp chí APBMT
  • TIN TỨC - SỰ KIỆN
    • Điểm tin
    • Hội nghị - Hội thảo
    • Hoạt động Đảng và tổ chức Đoàn thể
    • Bảng giá dịch vụ
    • Câu lạc bộ bệnh nhân
    • Tin tức vận động hiến máu
    • Câu lạc bộ hiến máu
    • Cập nhật kỹ thuật
    • Lịch hiến máu
    • Tuyển dụng
    • Góc Người bệnh
  • HỎI ĐÁP
  • LIÊN HỆ

Ngân hàng máu

    • Lịch sử hình thành
    • Sơ đổ tổ chức
    • Các khoa/ phòng
    • Thư viện
    • Văn bản bệnh viện

    • Khám chữa bệnh
    • Ghép tế bào gốc
    • Ngân hàng máu
    • Ngân hàng tế bào gốc
    • Bản tin BTH
    • Thông cáo báo chí
    • Quan hệ Quốc tế
    • Lịch họp

    • DNA huyết thống
    • Dịch vụ máu cuống rốn
    • Giữ hồng cầu đông lạnh
    • Khám chữa bệnh
    • Xét nghiệm
    • HLA
    • Đào tạo - Chỉ đạo tuyến

    • Điểm tin bệnh
    • Dinh dưỡng
    • Bệnh lý huyết học
    • Truyền thông giáo dục sức khỏe
    • Tạp chí APBMT

    • Điểm tin
    • Hội nghị - Hội thảo
    • Hoạt động Đảng và tổ chức Đoàn thể
    • Bảng giá dịch vụ
    • Câu lạc bộ bệnh nhân
    • Tin tức vận động hiến máu
    • Câu lạc bộ hiến máu
    • Cập nhật kỹ thuật
    • Lịch hiến máu
    • Tuyển dụng

    HIẾN MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM MÁU

          Mặc dù có nhiều tiến bộ trong y học nhưng cho đến nay chưa có chất thay thế hoàn toàn chức năng của nó, vì vậy nguồn máu để cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân vẫn từ nguồn người hiến máu.


       Tất cả mọi người có sức khoẻ bình thường đều có thể hiến một phần máu của mình để cứu người mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Điều này đã được chứng minh bằng cơ sở khoa học và thực tiễn. Người hiến máu ở độ tuổi từ 18- 60, Cân nặng > 42kg đối với nữ và > 45kg đối với nam, không mắc bệnh lý, không bị nhiễm các tác nhân lây qua đường truyền máu, không có hành vi nguy cơ, đều có thể hiến máu.

       Máu sau khi được lấy từ người hiến máu sẽ được chuyển về Ngân hàng máu. Tất cả các đơn vị máu đều được thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, xét nghiệm về nhóm máu và điều chế thành các chế phẩm máu. Xét nghiệm sàng lọc các loại virút, vi trùng; ký sinh trùng lây qua đường truyền máu [như viêm gan siêu vi B, C, HIV, HTLV, Giang mai, Sốt rét], và kháng thể bất thường, để loại bỏ các túi máu có mầm bệnh.

       Trong máu có các thành phần: Các loại tế bào máu [gồm: Hồng cầu, Bạch cầu và Tiểu cầu] và thành phần huyết tương [có chứa các loại Protein huyết tương, các Albumin, các Yếu tố đông máu, các Vitamine, các Globuline miễn dịch…].

       Túi máu toàn phần sau khi tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện sẽ được đưa vào hệ thống để điều chế và chiết tách ra các “Chế phẩm máu”. Mỗi loại Chế phẩm máu sẽ có tiêu chuẩn chất lượng, điều kiện bảo quản và thời gian sử dụng riêng phù hợp với chức năng điều trị bệnh của từng loại Chế phẩm máu. Tùy nhu cầu của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ điều trị có chỉ định sử dụng các Chế phẩm máu phù hợp theo nguyên tắc thiếu thành phần nào truyền thành phần máu đó.

       Điều kiện bảo quản của các Chế phẩm máu hoàn toàn khác nhau:

    - Máu toàn phần, nhiệt độ bảo quản là 40C, thời hạn sử dụng là 35 ngày.

    - Khối hồng cầu nhiệt độ bảo quản là 40C có thời hạn sử dụng là 35 ngày, nếu thêm chất nuôi dưỡng hồng cầu thì có thể bảo quản 42 ngày.

    - Khối hồng cầu tùy theo yêu cầu điều trị có thể chia thành nhiều loại như: Khối hồng cầu nghèo bạch cầu, Khối hồng cầu lọc bạch cầu, Khối hồng cầu rửa, khối hồng cầu tia xạ, khối hồng cầu phenotype, khối hồng cầu rửa, khối hồng cầu đông lạnh…để điều trị bệnh lý thiếu máu, mất máu.

    - Khối tiểu cầu điều chế từ máu toàn phần hay được chiết tách trực tiếp từ người cho bằng máy được bảo quản ở 20-240C trên máy lắc liên tục và có hạn sử dụng là 5 ngày để điều trị các bệnh lý chảy máu do giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu.

    - Huyết tương tươi đông lạnh, Kết tủa lạnh được quản quản ở -250C hoặc lạnh hơn sẽ giữ được 2 năm để điều trị chảy máu, rối loạn đông máu

    - Huyết tương có thể là nguồn nguyên liệu sản xuất ra các Chế phẩm chiết tách từ huyết tương như: Yếu tố VIII đậm đặc, Yếu tố IX đậm đặc, Antithrobin III đậm đặc, Phức hợp kháng yếu tố ức chế đông máu [Anti-Inhibitor Coagulation, Complex], Albumine đậm đặc, Immune Globulin,….để điều trị bệnh lý đông cầm máu, bệnh lý thiết hụt các yếu tố đông máu, thiếu protein huyết tương… và là thuốc kháng viêm…

    Máu là một dược phẩm quí mà chưa có sản phẩm thay thế. Máu được tiếp nhận từ người hiến tặng do đó mỗi một giọt máu cho đi đều trân quí. Máu và Chế phẩm máu đều có hạn sử dụng nhất định do đó việc hiến máu, và sử dụng máu phải hợp lý, an toàn và hiệu quả để tránh tình trạnh máu bị dư thừa đưa đến tình trạng hết hạn sử dụng, ngược lại có thời điểm thiếu máu như dịp hè, trước và sau tết Nguyên đán.

    Hãy tham gia hiến máu theo sự kêu gọi của Ngân hàng máu, và theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của bản thân và góp phần trong điều trị bệnh../.

    Chủ Đề