Hạn chế sử dụng chất hóa học trong nuôi năm 2024

Nuôi tôm ngày càng phải đối diện với dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng một số loại hóa chất hiện nay đang gây hại cho môi trường và làm giảm sự bền vững nghề nuôi.

Nhiều tác hại

Hầu hết các chất xử lý môi trường hiện nay đều có hoạt lực mạnh trong việc sát khuẩn, tiêu diệt nấm và mầm bệnh. Các loại hóa chất thường dùng là Chlorine, Formalin, Iodine, thuốc tím, BKC,…

Các loại hóa chất này được sử dụng từ khâu chuẩn bị ao, xử lý nước cho đến việc phòng và trị bệnh trong suốt quá trình nuôi.

Giai đoạn xử lý nước: Đối với sản phẩm Chlorine, tùy thuộc vào nồng độ trong từng sản phẩm mà có liều lượng sử dụng khác nhau. Chlorine tiêu diệt các sinh vật có hại, đồng thời cũng tiêu diệt các sinh vật có lợi trong môi trường nước. Chính vì thế, nước ao khi bị xử lý bằng Chlorine thường trong và khó gây màu.

Dư lượng Chlorine trong nước sau khi xử lý sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe tôm. Việc bật quạt nước, sử dụng một số loại hóa chất trung hòa Chlorine được khuyến cáo sử dụng. Tuy nhiên, theo nhiều người nuôi tôm thì cách làm này vẫn chưa đạt hiệu quả như ý muốn.

Bên cạnh đó, sử dụng Chlorine không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe [bị bỏng Chlorine, bị các tổn thương về niêm mạc do tiếp xúc hóa chất này…].

Ngoài Chlorine, một số loại hóa chất khác cũng được sử dụng để xử lý môi trường ao nuôi tôm, như: thuốc tím [KMnO4], Formalin, Iốt, BKC… Những loại hóa chất này cũng có tác dụng diệt mầm bệnh, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng. Tùy vào mục đích mà người nuôi tôm sử dụng một trong các loại hóa chất trên để xử lý môi trường cũng như phòng trị bệnh cho tôm.

Người nuôi tôm cần tìm hiểu kỹ sản phẩm hóa chất khi xử lý ao – Ảnh: Phan Thanh Cường

Khi sử dụng các loại hóa chất trên cần lưu ý liều lượng và thời điểm sử dụng để đạt hiệu quả, giảm tác hại của những hóa chất này đối với tôm nuôi, môi trường và người sử dụng.

Những năm gần đây, người nuôi tôm ở nhiều địa phương gặp khó khăn trong quá trình nuôi. Trong đó, một nguyên nhân được kể đến nhiều là do việc lạm dụng hóa chất [Chlorine…] trong nuôi tôm dẫn đến tích tụ những hóa chất này gây trơ đáy và nhiễm độc đáy ao.

Cách khắc phục

Để giảm tác hại của hóa chất trong nuôi tôm, người nuôi cần hiểu đặc tính, liều lượng và cách sử dụng.

Khi xử lý môi trường ao nuôi bằng hóa chất, cần thời gian, sử dụng quạt khí để hạn chế dư lượng trong ao, tránh tồn dư trong sản phẩm khi thu hoạch.

Nếu sử dụng hóa chất trong quá trình dập dịch bệnh cho tôm, cần có ao xử lý, tránh xả trực tiếp ra môi trường làm ảnh hưởng hệ sinh thái xung quanh.

Nên hạn chế sử dụng và giảm phụ thuộc hóa chất trong nuôi tôm. Cần thấy mặt trái việc sử dụng hóa chất, chuyển sang nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học, men vi sinh và áp dụng những quy trình nuôi thân thiện môi trường hơn, giảm sử dụng các loại hóa chất trước đây thường sử dụng.

\>> Để giảm tác hại của hóa chất trong nuôi tôm, người nuôi đã ứng dụng nhiều quy trình kỹ thuật theo hướng sinh học và bền vững như: Nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học, không sử dụng kháng sinh và hóa chất; Quy trình nuôi tôm bằng công nghệ biofloc; Quy trình nuôi tôm theo VietGAP… Những quy trình này chủ yếu dựa trên sự phát triển vi sinh vật có lợi, nhằm lấn át, kìm chế, tiêu diệt vi sinh vật có hại, tạo môi trường thuận lợi cho tôm phát triển.

\>> Ngoài các sản phẩm vi sinh sử dụng xử lý nước, các loại men vi sinh còn có thể được trộn trực tiếp vào thức ăn, giúp tôm tiêu hóa, hấp thu thức ăn tốt hơn; từ đó giảm hệ số thức ăn, tăng hiệu quả nuôi.

Một số sản phẩm đang được người nuôi tôm tin dùng: EMC, Bio-DW, Bio-Probiotic, TA-PONDPRO, TA-BETA-GLUCAN…

[TSVN] – Việc sử dụng hóa chất, thuốc trị bệnh cho tôm là điều tất yếu cần thiết. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng đúng cách để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Xử lý nước

Hóa chất dùng để xử lý môi trường nuôi tôm có rất nhiều loại, vì thế người nuôi phải hiểu hoạt tính của từng loại và dùng đúng theo hướng dẫn.

– Chọn loại hóa chất dễ sử dụng, đơn giản. Hóa chất sử dụng phải có hiệu quả và tác dụng nhanh. Hiệu quả kinh tế sau khi sử dụng hóa chất.

– Nên sử dụng thuốc, hóa chất vào những thời điểm tôm ít bị sốc nhất trong ngày, thông thường là vào buổi sáng, khi nhiệt độ thấp. Tuy nhiên cần lưu ý về hàm lượng ôxy thấp lúc sáng sớm. Thời điểm thích hợp nhất là vào khoảng từ 7 – 8 giờ.

– Phải luôn quan sát tôm trong suốt quá trình xử lý để có biện pháp khắc phục nhanh khi cần thiết. Khi tôm có biểu hiện như bơi lội mạnh bất thường, nổi đầu, lờ đờ, lật ngửa bụng cần phải có biện pháp can thiệp ngay để tránh tổn thất.

– Khi dùng hóa chất để xử lý nước cho ao đang nuôi tôm thì người nuôi phải lưu ý để hóa chất không làm chết tảo và các vi sinh vật có lợi trong ao. Thông thường, sau khi dùng hóa chất thì môi trường nước có thể thay đổi, ví dụ như khi tảo chết làm nước ao trong, giảm quang hợp để cung cấp ôxy cho ao, nên đáy ao sẽ bị bẩn hơn khi tảo chết lắng xuống đáy ao.

– Sau khi dùng hóa chất nên cải thiện môi trường ao nuôi, cần cấp thêm nước mới hoặc thay nước, có thể sử dụng một số chế phẩm sinh học để bổ sung nguồn lợi khuẩn, nhằm làm ổn định môi trường.

– Dùng thuốc, hóa chất xử lý môi trường cần phải dùng đúng liều và dùng một lần, tránh dùng liều thấp và dùng nhiều lần liên tiếp nhau, vì như vậy màu nước ao sẽ mất và khó gây màu trở lại.

Trị bệnh

Để điều trị bệnh cho tôm hiệu quả, trước hết người nuôi cần phải dựa trên kết quả chuẩn đoán bệnh chính xác để chọn thuốc hay hóa chất cho đúng. Bởi có rất nhiều trường hợp các biện pháp trị bệnh tôm cho không hiệu quả là do xác định nguyên nhân gây bệnh sai hoặc sử dụng thuốc, hóa chất không đúng.

Trước khi sử dụng thuốc, hóa chất điều trị cho tôm, cần kiểm tra và xem xét các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, độ đục của nước… Bởi chúng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của từng loại thuốc hay hóa chất.

Liều dùng thuốc hay hóa chất cho tôm phải tùy thuộc vào loại kích cỡ tôm và thời gian trị liệu. Sức chịu đựng thuốc hay hóa chất của tôm nhỏ kém hơn tôm lớn. Vì vậy, nên thử nghiệm nồng độ thuốc và hóa chất với quy mô nhỏ trong xô hoặc chậu trước khi sử dụng cho bể hay ao nuôi.

Hầu hết các loại thuốc hay hóa chất để trị bệnh tôm đều độc, nếu dùng không đúng liều lượng hay không đúng kỹ thuật. Thuốc hay hóa chất sử dụng phải phân hủy nhanh để hạn chế sự tồn lưu trong tôm hay môi trường. Tuy nhiên, dùng thuốc hay hóa chất cần kết hợp với việc cải thiện môi trường nuôi, thậm chí phải cải thiện môi trường nuôi trước khi dùng thuốc hay hóa chất điều trị.

Sử dụng kháng sinh

Không sử dụng các loại kháng sinh cấm, hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản theo quy định của Bộ NN&PTNT.

Chỉ nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh từ nguồn đáng tin cậy và trên nhãn mác ghi rõ thông tin về thành phần hoạt chất, cách sử dụng.

Kháng sinh chỉ có tác dụng đối với tôm bị nhiễm bệnh, vi khuẩn. Còn thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với các bệnh do virus hay do nấm và nguyên sinh động vật gây ra. Vì vậy, việc sử dụng thuốc kháng sinh phải chọn đúng loại kháng sinh cần dùng, dùng đúng liều và đúng thời gian quy định, đúng theo kỹ thuật. Mặt khác, thuốc kháng sinh có thể tồn lưu trong môi trường và trong tôm, vì thế người nuôi tôm chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh khi thật cần thiết. An toàn nhất là không được dùng thuốc khoảng 1 tháng trước khi thu hoạch.

Chủ Đề